1. 5 Nguyên tắc giáo dục đạo đứccho trẻ mầm non
2.4.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non
M.U Lixina cho rằng trong 7 năm đầu tiên của cuộc sống giao tiếp của trẻ với người lớn và với trẻ cùng tuổi có sự thay đổi về chất. Cụ thể giao tiếp của trẻ phức tạp dần theo lứa tuổi. Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có một dạng giao tiếp khác nhau cả khi giao tiếp với người lớn lẫn khi giao tiếp với bạn cùng tuổi.
- Đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn
Vào khoảng tháng thứ hai sau khi sinh ở trẻ xuất hiện dạng giao tiếp đầu tiên với người lớn đó là giao tiếp cảm xúc trực tiếp. Trẻ em mới sinh chưa có nhu cầu và kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên những khả năng bẩm sinh cho phép trẻ tiếp nhận một cách nhạy cảm các tác động của người lớn và phản ứng đáp lại những tác động đó. Cụ thể sau khi sinh một thời gian ngắn trẻ có thể nhận biết được âm sắc, độ cao của âm thanh, trẻ bị lôi cuốn bởi những đồ vật mới lạ và phức tạp. Tất cả những điều này chứng tỏ cuộc sống của trẻ không hề đơn điệu. Nhưng không một biểu hiện nào trong hành vi của trẻ cho phép ta coi trẻ có nhu cầu giao tiếp. Không vì thế mà ta bỏ mặc trẻ, không giao tiếp với trẻ. Trong giai đoạn
này người lớn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiếp theo của trẻ. Người lớn tạo bầu không khí, hoàn cảnh cho giao tiếp, thiết lập mối quan hệ mang tín hiệu, điều chỉnh hành vi của trẻ. Trẻ lứa tuổi này thường không thể tín hiệu nào đối với mọi người xung quanh. Tiếng khóc của nó không hướng đến ai. Trong tiếng khóc đó chỉ thể hiện cảm giác khó chịu. Nhưng sự kết hợp thường xuyên giữa những vận động của trẻ và hành động trả lời của người lớn dẫn đến sự thiết lập mối quan hệ thực tế giữa người lớn và trẻ. Trẻ dần hình thành những cách thức rõ rệt biểu hiện một số đòi hỏi của mình, người lớn học cách hiểu chính xác những đòi hỏi đó của trẻ. Có thể nói 2 - 2,5 tuổi dưới sự giúp đỡ của người lớn trẻ đã hình thành nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu này có đặc điểm đặt biệt đó là trẻ và người lớn trao đổi với nhau bằng cảm xúc tình cảm tích cực.
Khỏang cuối 6 tháng đầu năm khi trẻ đã bắt đầu nắm lấy đồ vật và nghịch ngợm với chúng thì giao tiếp giữa trẻ và người lớn có sự thay đổi. Giao lưu cảm xúc trực tiếp lùi dần về phía sau nhường chỗ cho loại giao tiếp tình huống công việc với người lớn. Dạng giao tiếp này xuất hiện khi trẻ có thể nắm, bắt, giữ lấy đồ vật một cách chắc chắn và thực hiện những hành động đơn giản với đồ vật. Ngồi trên tay cô, trẻ chăm chú mó máy những chiếc cúc áo trên áo cô, gỡ kính của cô, nhìn thấy cái đồng hồ trên tay cô nó lập tức đưa ngón tay theo mặt đồng hồ và miệng lắp bắp cái gì đó. Được đặt vào giường trẻ tháo tất cả ra và đưa về phía cô, hướng chú ý vào những bông hoa trên cửa sổ. Nó không nhận thấy nụ cười âu yếm của cô. Nhưng khi cô cho nó chơi với những đồ chơi hình khối vuông trẻ trở nên tích cực hẳn lên. Nó kéo cô về phía tủ đựng đồ chơi và đẩy tay cô ra khi cô vuốt đầu nó. Rõ ràng trẻ lứa tuổi nhà trẻ rất khó chịu với kiểu giao tiếp tình cảm mà không được kết hợp với những hành động với đồ vật. Bởi lứa tuổi này hành động với đồ vật chiếm ưu thế trong đời sống của trẻ và giao tiếp được diễn ra trên nền của hành động đó. Giao tiếp không kết hợp với đồ vật chỉ gây ra sự hờn giận bực tức. Trong lứa tuổi 3 - 5 giao tiếp của trẻ và người lớn mang tính gián tiếp nhưng nó được quyện vào, lồng vào hoạt động nhận thức cùng với người lớn. Kiểu giao tiếp này gọi là giao tiếp nhận thức ngoài tình huống. Kiểu giao tiếp này thường gặp ở những trẻ 3 tuổi. Chúng ta thường thấy những đứa trẻ 3 tuổi cứ bi bô hỏi người lớn suốt ngày, tại sao trăng sáng vào ban đêm, tại sao con mèo kêu meo meo, cái gì thế, nó làm gì thế... Những câu hỏi đầu tiên của trẻ dường như không phải là để chờ câu trả lời mà đơn giản trẻ chỉ nói lên những thắc mắc những suy nghĩ của mình. Dần dần về sau câu hỏi của trẻ mang tính nhận thức, mang đặc điểm của sự tìm tòi lâu dài và bền bỉ đòi hỏi sự hiểu biết nghiêm túc đầy đủ của người lớn. Lúc này nếu nói chuyện với trẻ mà người lớn còn làm một việc gì khác trẻ sẽ yêu cầu người lớn trả lời nó một cách nghiêm túc "mẹ trả lời con đi - cứ làm hoài. Trẻ 3 tuổi rất nhạy cảm với kiểu giao tiếp nhận thức ngoài tình huống nhưng chỉ khi nào người lớn có thái độ đối với câu hỏi của trẻ thì sự nhạy cảm ấy mới diễn ra. Do đó khi giao tiếp với trẻ lứa tuổi này người lớn phải tôn trọng trẻ, phải có thái độ đối với câu hỏi của trẻ như đối với một cái gì quan trọng. Có như vậy mới kích thích trẻ giao tiếp với người lớn.
Ở giai đoạn cuối của lứa tuổi mẫu giáo lớn ở trẻ xuất hiện một dạng giao tiếp mới cao hơn dạng trước. Nó liên quan đến việc trẻ nắm được hệ thống các mối quan hệ của con người. Trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu giao tiếp với người lớn về những chuyện xảy ra giữa mọi người và chúng cố gắng, kiên trì tìm hiểu, làm thế nào để có thể có hành vi đúng. Những giao tiếp trao đổi này của trẻ mang tính suy luận không phụ thuộc vào tình huống: đó là những câu hỏi tranh luận, trao đổi. Những cái này quyện vào hoạt động nhận thức của trẻ nhưng chúng tập trung vào xã hội, con người chứ không tập trung quanh chủ đề về sự vật như kiểu giao tiếp nhận thức ngoài tình huống. Trẻ nói về bản thân mình, về quá khứ, tương lai của mình, hỏi người lớn về bạn bè, về người thân. Giao tiếp như vậy gọi là giao tiếp nhân cách ngoài tình huống. Đây là dạng giao tiếp ở mức độ cao. Ơ dạng giao tiếp này trẻ vẫn coi trọng thái độ của người lớn đối với những câu hỏi của chúng, chúng vui sướng khi được người lớn giải đáp câu hỏi, được người lớn khen nhưng trẻ cũng cảm thấy thoải mái khi được góp ý, thay đổi ý kiến và thái độ của mình đối với những vấn đề đang được bàn luận để đạt được cái chung trong thái độ và đánh giá của người lớn.
Tóm lại trong lứa tuổi mầm non, xuất hiện 4 kiểu giao tiếp giữa trẻ với người lớn: _ Nhân cách - tình huống ( 2 - 6 tháng)
_ Công việc - tình huống ( 6 - 3 tuổi) _ Nhận thức - ngoài tình huống ( 3 - 5 tuổi) _ Nhân cách - ngoài tình huống ( 5 - 6 tuổi)
Các kiểu giao tiếp này thay đổi theo nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn. Sự xuất hiện những nội dung mới của nhu cầu giao tiếp không loại bỏ những nội dung trước đó mà bổ sung thêm vào nội dung trước tạo thành một mối liên kết mới phức tạp hơn.
- Đặc điểm giao tiếp giữa trẻ với trẻ
Bên cạnh việc giao tiếp với người lớn trẻ mầm non còn giao tiếp với bạn bè cùng lớp. Hoạt động giao tiếp giữa trẻ với nhau xuất hiện vào cuối năm thứ 2 đầu năm thứ 3.
Ở giai đoạn đầu giao tiếp được thực hiện ở dạng hành động thực hành - tình cảm (2- 4 tuổi). Năm thứ 3 và năm thứ 4 nhu cầu giao tiếp của trẻ thể hiện dưới dạng cùng nhau nô đùa, trẻ chỉ cần bạn tham gia nô đùa với mình là đủ. Trẻ hời hợt và hiếm khi liên kết với nhau. Nhưng đến năm thứ 4 và năm thứ 5 nhu cầu giao tiếp của trẻ được nâng lên. Nội dung nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với bạn cùng tuổi là sự hợp tác cùng nhau trên cơ sở công việc. Hay nói cách khác giao tiếp giữa trẻ với bạn cùng tuổi ở giai đoạn này là giao tiếp công việc tình huống. Trong giao tiếp công việc tình huống trẻ tham gia vào công việc chung mang tính tập thể, tất cả đều cố gắng phối hợp hành động để đạt chung mục đích. Sự hợp tác giữa trẻ với trẻ khác biệt so với sự hợp tác giữa trẻ với người lớn. Nếu hợp tác giữa trẻ với người lớn làm cho hoạt động của trẻ mang tính mục đích thì hợp tác giữa trẻ với trẻ chỉ làm thoa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ. Cũng giống như giao tiếp hành động thực hành xúc cảm, trong
giao tiếp công việc tình huống trẻ rất mong muốn trở thành đối tượng lôi cuốn hứng thú và nhận xét đánh giá của bạn bè. Trong quan hệ với bạn bè ở thời điểm này trẻ chỉ nhìn thấy bản thân mình là chính (thái độ của trẻ khác với chính mình) nhưng chỉ thấy ưu điểm. Muộn hơn trẻ cũng nhìn thấy thái độ của nó đối với bạn nhưng trẻ lại nhận thấy nhược điểm. Hiện tượng không nhận thấy quan hệ của bản thân với trẻ khác của trẻ mẫu giáo mang một nét đặc trưng là nó biểu hiện tính hờn ghen trong hứng thú của nó đối với tất cả mọi cái mà bạn bè nó làm.
Cuối tuổi mẫu giáo, ở trẻ hình thành dạng giao tiếp mới đó là giao tiếp công việc ngoài tình huống. Vào khỏang 5 - 6 tuổi những nét sơ dẳng của dạng giao tiếp này đã được hình thành một cách rõ nét trong trẻ. Sự mong muốn cùng hợp tác hoạt độngthúc đẩy trẻ đến với các quan hệ giao tiếp phức tạp hơn. Cũng như dạng giao tiếp công việc tình huống, giao tiếp ngoài tình huống cũng mang tính chất thực hành, công việc được triển khai trên nền tảng của hoạt động vui chơi cùng nhau.
Như vậy trong giao tiếp giữa trẻ với trẻ, ở tuổi mầm non trãi qua 3 giai đoạn : - Hành động thực hành - cảm xúc
- Giao tiếp công việc tình huống - Giao tiếp công việc ngoài tình huống.