Đặc điểm truyện thơ của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non (Trang 27 - 29)

1. 5 Nguyên tắc giáo dục đạo đứccho trẻ mầm non

2.3.1. Đặc điểm truyện thơ của trẻ mầm non

So với truyện thơ của các lứa tuổi khác thì nhìn chung truyện thơ giành cho lứa tuổi mầm non có nội dung phong phú hơn, đặc sắc hơn.

Nội dung của truyện thơ mầm non chủ yếu phản ánh những sự vật hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội. Xem xét toàn bộ chương trình thơ ca truyện kể giành cho trẻ mầm non chúng ta thấy nội dung của những tác phẩm này tập trung miêu tả vẻ đẹp của hoa cỏ trong thiên nhiên :

"Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang

Đỏ như đốm lửa ..." ( Hoa kết trái) Hay miêu tả đặc điểm của một số con vật quen thuộc như:

" Hay chạy lon ton Là gà mới nở Cái mặt hay đỏ Là con gà mào ..."

Khơi gợi ở trẻ những xúc cảm trìu mến với gia súc và hoa cỏ. Và phản ánh cả quan hệ của chúng với nhau:

" Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri Chim rí là dì sáu sậu..."

Với phạm vi phản ánh rộng lớn, truyện thơ mầm non không chỉ phản ánh thế giới thiên nhiên mà còn mở rộng phạm vi phản ánh ra ngoài môi trường xã hội. Mượn hình ảnh những con vật quen thuộc các nhà văn nhà thơ đã xây dựng nên những mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Ví dụ mượn hình ảnh thỏ mẹ, thỏ con trong truyện "Thỏ con không vâng lời" để xây dựng mối quan hệ mẹ con, hay mượn hình ảnh của gà trống, thỏ con trong truyện "Cáo thỏ và gà trống" để xây dựng mối quan hệ bạn bè. Bên cạnh đó truyện thơ con miêu tả cho trẻ thấy qui trình sản xuất đồ dùng, đồ chơi,

lột tả cho trẻ thây sự vất vả cực nhọc của bác nông dân để làm ra thóc gạo phục vụ đời sống con người. Các tác phẩm còn phản ánh những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay như " Sự tích cây nêu", "Sự tích bánh chưng bánh dày". Với nội dung phản ánh đa dạng phong phú truyện kể thơ ca đã góp phẫn mở rộng hiểu biết của trẻ về thiên nhiên và xã hội. Bằng ngôn ngữ văn học, bằng các thủ pháp nghệ thuật các tác phẩm đã phản ánh và giải thích cho trẻ hiểu những sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh theo cách riêng của mình. Đằng sau sự giải thích và phản ánh đó là những bài học về cách sống, cách cư xử với mọi người mà tác giả truyện kể thơ ca muốn nhắn giữ đến trẻ mầm non. Đây chính là nét đặc sắc mà nội dung truyện kể thơ ca chứa đựng. Không một tác phẩm nào của trẻ mầm non lại không ẩn chứa những bài học, những lời khuyên chân tình về tình bạn, tình cảm gia đình, tình đoàn kết, tình yêu thiên nhiên và lao động ... Tiếp xúc với những tác phẩm này đứa trẻ sẽ được lĩnh hội tất cả những bài học ấy như là cơ sở vững chắc để phát triển nhân cách của mình theo chiều hướng tích cực.

Về mặt nghệ thuật thì thơ ca truyện kể mầm non mang đậm tính nghệ thuật và biểu cảm. Hầu như trong các tác phẩm bao giờ cũng có sự hiện diện của các từ tượng thanh, tượng hình, các từ miêu tả màu sắc ...

Truyện kể của trẻ mầm non thường có kết cấu đơn giản với hai tuyến nhân vật đối lập nhau rõ rệt. Một bên là những nhân vật lương thiện tốt bụng đối lập với một bên là những nhân vật dối trá độc ác. Sự đối lập này giúp trẻ nhận ra những khái niệm đạo đức tốt - xấu, thiện - ác, giúp trẻ thể hiện chính xác tình cảm của mình đối với từng nhân vật trong truyện. Các tình tiết trong truyện thường được kết cấu theo một trình tự nhất định: việc gì trước kể trước, việc gì sau kể sau. Cách kết cấu như vậy giúp trẻ dễ nhớ, dễ nắm được nội dung của tác phẩm. Nhân vật trong truyện của trẻ mầm non là những con vật quen thuộc hằng ngày như chó, mèo, gà, vịt... đã được tác giả nhân cách hoa thành những cô bé cậu bé, được tác giả gán cho những hành động, thái độ của con người nhằm làm cho những tác phẩm ấy đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng sâu sắc. Trong truyện ngoài những yếu tố thực cũng có những yếu tố hư như: thần, tiên, bụt. Yếu tố hư chứa đựng khát vọng của con người trong xã hội phong kiến muốn có tự do, bình đẳng, công bằng xã hội. Những yếu tố thần kì chỉ xuất hiện khi nhân vật gặp khó khăn đến mức không thể vượt qua nổi. Những yếu tố thần kì chỉ giúp đỡ những người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ còn những nhân vật độc ác sẽ bị yếu tố thần kì trừng trị. Chính vì thế những nhân vật trong truyện luôn là tấm gương đạo đức tốt cho trẻ noi theo.

Thơ ca của trẻ mầm non cũng mang đậm tính hình tượng và tính biểu cảm. Các bài thơ giành cho trẻ mầm non thường là những bài thơ viết theo thể thơ lục bát (sáng tác theo lối ca dao). Ví dụ bài"Ảnh Bác", "Lên bốn", "Ong và Bướm" ... Ngoài ra còn có thể 5 từ như bài "Gấu qua cầu", "Bến cảng Hải Phòng" ... những bài thơ này thường có lối gieo vần chân, vần lưng hoặc vần chân và vần

lưng xen kẽ. Trong khi sáng tác thơ cho trẻ mầm non các tác giả còn sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau như sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh từ láy để miêu tả vẻ đẹp của hoa đỗ.

" Ruộng đỗ xanh xanh Nở hoa trắng trắng Cánh hoa xinh xắn

Như cánh bướm non

Gió thôi rập rờn

Trông xinh xinh quá " ( Hoa đỗ)

Hay tác giả sử dụng hàng loạt định nghĩa để làm rõ ý cho một sự vật, con vật như bài thơ "Đàn gà con ":

Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời...

Đặc biệt trong các bài thơ ở tuổi mẫu giáo tác giả cũng thường sử dụng phép so sánh để tăng vẻ biểu cảm của bài thơ như "trăng tròn như quả bóng" hay " trăng tròn như mắt cá" (Trăng ơi - Trần Đăng Khoa). Cũng có tác giả dùng lối miêu tả từ xa đến gần, từ cụ thể đến trừu tượng như bài thơ "Cây Đào" của Nhược Thủy. Với cách gieo vần và sử dụng các biện pháp tu từ như vậy làm cho thơ ca ngày càng sinh động và thu hút trẻ tiềp xúc. Đây là điều kiện tốt để trẻ lĩnh hội, bắt chước hành động, thái độ của các nhân vật mà tác giả đã phản ánh trong thơ, đồng thời kích thích trẻ yêu mến và giữ gìn bản sắc văn hoa dân tộc, giữ gìn tiếng mẹ đẻ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)