Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm Hoạt động ngoại khóa: Thực hành đo độ dà

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpvận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 37 - 40)

Hoạt động ngoại khóa: Thực hành đo độ dài

Có thể tiến hành dạy học hợp tác nhóm theo các bước sau đây:

Bước 1: GV thiết kế một ý tưởng tổng thể về tiết dạy học theo nhóm: Mục tiêu:

- Hình thành biểu tượng về các đơn vị đo độ dài.

- Biết cách đo sử dụng dụng cụ đo và đọc kết quả đo những đồ vật gần gũi với HS.

- Biết ước lượng, đo lường trong cuộc sống, hứng thú với môn Toán. Tổ chức 3 hoạt động:

Hoạt động 1: Đo các đồ vật trong lớp học. Hoạt động 2: Đo các đồ vật ngoài lớp học. Hoạt động 3: Đánh giá các kết quả đo được.

Bước 2: GV nhanh chóng tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, tích cực

cho hầu hết các HS ưong lớp, nhất là sự hứng thú và mong đợi được học tập của HS. GV chia lớp học gồm 24 HS thành 6 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 HS có nhiều trình độ.

Bước 3: Triển khai

Bước 4: Đánh giá kết quả

GV cùng HS đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Đo chính xác độ dài và ghi đúng số đo, đơn vị đo của mỗi đồ vật được giao. (10 điểm) - Kiểm tra được đúng kích thước mỗi đồ vật nhóm bạn đo là đúng hay sai. (10 điểm) - Phân công nhiệm vụ hợp lí cho các thành viên trong nhóm đảm bảo mỗi nhóm viên

đều có việc làm cụ thể. Các thành viên trong nhóm hiểu nhau, hỗ trợ và hợp tác với nhau có hiệu quả. (10 điểm)

- Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất (10 điểm), ... đúng thời hạn (5 điểm), chậm so với thời hạn (- 5 điểm)

Nhóm nào có số điểm cao nhất được nhận quà của GV.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là các ví dụ minh họa phù hợp và phân tích các nội dung có liên quan đến mỗi PPDH nói ưên trong những tình huống dạy học Toán cụ thể ở trường tiểu học. Điều này đã giúp cho GV và HS có ý thức vận dụng các phương pháp mới trong việc sử dụng các PPDH mới để nâng cao hiệu quả giờ học toán.

KẾT LUẬN

Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học theo mô hình VNEN là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động. Mô hình VNEN đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp này đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.

chép lại kết quả báo cáo với GV. Cụ thể: Nhóm thực hiện Đo các đồ vât • trong lớp Đo các đồ vât • ngoài lớp Nhóm kiểm tra

Nhóm 1 Đo bàn, ghê GV Đo vườn hoa Nhóm 2

Nhóm 2 Đo bàn, ghế HS Đo khu tập thể thao Nhóm 3

Nhóm 3 Đo bảng lớp Đo bê bơi Nhóm 4

Nhóm 4 Đo cửa sô Đo sân bóng Nhóm 5

Nhóm 5 Đo cửa ra vào Đo vườn trường Nhóm 6

Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hành động có ý thức. Trí tuệ của trẻ được phát triển nhờ sự “đối thoại” giữa chủ thể với đối tượng và môi trường.

Trong mô hình VNEN, học sinh - chủ thể của hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.

Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ cá nhân, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới vừa được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.

Dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

Trong xã hội đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy phương pháp học phải được quan tâm ngay từ đầu bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng được coi trọng.

Đây là bước hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xã hội học tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục, suốt đời.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận thu được các kết quả sau:

- Tìm hiểu được một số PPDH tích cực: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH trực quan, PPDH theo thuyết kiến tạo, PPDH phân hóa, PPDH hợp tác nhóm.

- Biết cách tổ chức dạy học theo từng phương pháp. - Biết các tình huống ứng dụng cho từng phương pháp.

Chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng một sổ phương pháp dạy học Toán ở

tiểu học theo mô hình VNEN”, tôi muốn góp phần nâng cao hiệu quả

của việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực. Nhưng do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không ữánh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Nguyễn Ngọc Bảo (1980), Tổ chức dạy học - Một sổ vẩn đề lý luận

dạy học, Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ giáo dục.

[2] . Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.

[3] . Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB GD.

[4] . Vũ Quốc Chung - Đào Thái Lai - Đỗ Tiến Đạt - Trần Ngọc Lan - Nguyễn Hùng Quang - Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu

học, NXB GD.

[5] . Hoàng chúng (1969), Rèn khả năng sáng tạo Toán học ở phổ thông, NXB GD, Hà Nội.

[6] . Trần Thị Thu Hà (2009), Bước đầu hình thành năng lực tự học cho

học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo, Đại

học Sư phạm Hà Nội.

[7] . Trần Diên Hiển (chủ biên) (2007), Toán và phương pháp dạy học

Toán ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB GD.

[8] . Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình chuyên đề rèn kỹ năng giải toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

[9] . Đặng Yũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại

học, NXB Đại học Sư phạm.

[10] . ĐỖ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 1, NXB GD. [11] . Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 2, NXB GD. [12] . ĐỖ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 3, NXB GD. [13] . ĐỖ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 4, NXB GD. [14] . ĐỖ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 5, NXB GD.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpvận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w