Quy trình giảng dạy môn toán theo mô hình VNEN

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpvận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 26 - 28)

- Cần đạt được trong bước này là: Kích thích sự tò mò, khơi gợi hứng thú của HS về các chủ đề toán sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình. Đồng thời không khí trong lớp học vui, tò mò, chờ đợi và thích thú.

- Thường dùng các cách như: Đặt câu hỏi; Trò chơi đố vui; Đặt ra một tình huống sẽ liên quan đến kiến thức toán sắp học; hoặc sử dụng các hình thức khác.

Bước 2: Tổ chức cho HS trải nghiệm

- Kết quả mong muốn: Huy động vốn hiểu biết , kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị bài học mới. HS ữải qua tình huống có vấn đề trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức toán, những thao tác, kĩ năng để làm nảy nở kiến thức mới.

- Cách thực hiện: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần gũi với HS. Nếu làm tình huống diễn tả bằng bài toán có lời văn thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn phải hóm hỉnh và gần gũi với HS.

Bước 3: Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới

- Kết quả hướng tới: HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới. HS nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm của dạng toán mới; nêu được các bước giải của dạng toán này.

- Cách tiến hành: Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, phám phá phát hiện,... của HS.

Bước 4: Thực hành

- Kết quả cần đạt được: HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình. HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá ữình giải bài toán dạng cơ bản.

- Cách làm: Thông qua việc giải các bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. GV quan sát HS làm bài và phát hiện xem HS gặp khó khăn ở bước nào. GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện. Tiếp tục tạo điều kiện để HS tiếp xúc với những bài tập khó dần lên phù hợp với khả năng của từng HS. GV tiếp tục quan sát và phát hiện những khó khăn của HS, giúp các em giải quyết các khó khăn bằng cách liên hệ với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên. Có thể

đưa ra bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.

Bước 5: Vận dụng

- Kết quả cần đạt: HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học. HS biết vận dụng kiến thức đã học ữong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày. HS cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách thực hiện: HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của từng nội dung bài đã học. GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này tôi không đề cập đến những vấn đề chung về PPDH ở tiểu học do nội dung này đã được ữình bày trong nhiều tài liệu về lí luận dạy học. Ở đây, tôi sẽ tập trung giới thiệu và phân tích sâu khả năng khai thác một số PPDH đang được sử dụng rộng rãi ữong quá trình dạy học Toán ở các trường tiểu học.

Cụ thể chương 1 khóa luận đề cập đến các phương pháp: 1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Dạy học trực quan.

3. Dạy học theo thuyết kiến tạo. 4. Dạy học phân hóa.

5. Dạy học hợp tác nhóm.

Các PPDH trên đã tạo cho học sinh tâm thế mới trong việc học tập một cách chủ động, tích cực hơn. Từ đó phát triển các kỹ năng cơ bản cốt lõi, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng “mềm” khác trong cuộc sống và trong tương lai: kỹ năng điều khiển, kỹ năng hợp tác,...đào tạo con người thích ứng yêu cầu xã hội hiện đại.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpvận dụng một số phương pháp dạy học toán ở tiểu học theo mô hình VNEN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w