- Trồng trọt: Cây lúa: tuy hiệu quả không cao và giá trị hàng hóa không thể c ạnh tranh với các vùng lân cận nhưng do điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước)
3.1.8. Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng s ản xuất muố
Tập trung xã Lý Nhơn, Thạnh An huyện CầnGiờ đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ diêm dân để nâng cao năng suất, chất lượng muối; xây dựng cơ sở chế biến muối. Nghiên cứu phát triển nuôi tôm sú kết hợp, nuôi artémia trên ruộng muối CầnGiờ.
3.1.9.Giải pháp đẩy mạnh phát triển nồng nghiệp nông thôn
Nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch và triển khai xây dựng các dự án thủy lợi, giao thông nông thôn, cấp nước, thoát nước, bảo vệ môi trường; triển khai các chương trình về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn... nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, mở rộng dân chủ trong công tác qui hoạch và quản lý qui hoạch. Cụ thể :
152
Đây là tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (kể cả khu vực điều chỉnh mở rộng ở Nhị Xuân, Tam Tân - Thái Mỹ); An Phú - Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi); Bình Lợi (huyện Bình Chánh); chương trình kiên cố hóa kênh Đông, thủy lợi nội đồng các quận huyện.
Triển khai xây dựng các dự án đắp đê bao ven sông Sài Gòn (Quận 12, Hóc Môn, và Bắc rạch Tra); nạo vét rạch Tham Lương - Bến Cát -Vàm nước lên, dự án tiêu thoát nước Nam Sài Gòn.
Tổ chức khảo sát, nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch thủy lợi thành phố đến năm 2010, 2020 ; chú ý vấn đề sử dụng tiết kiệm, các hiệu quả các nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa và nguồn nước điều tiết, xã lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện thượng nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt nông thôn; vấn đề ngọt hóa ở các vùng bị nhiễm mặn và tạo nguồn hòa loãng, giảm nồng độ ô nhiễm các kênh rạch vùng ven và vùng nội thành.
Nghiên cứu lập dự án đầu tư đường kết hợp đê bao ngăn lũ ven sông Sài Gòn (khu vực quận Thủ Đức), ven sông Đồng Nai (Quận 2, 9); các dự án kiểm soát lũ, chống xói lỡ và bảo vệ các bờ sông rạch lớn; các dự án ngọt hóa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng bị nhiễm mặn; các dự án thủy lợi kết hợp phát triển hạ tầng các vùng rau an toàn, cây ăn trái, mía, đậu phông trồng tập trung, các vùng nuôi thủy hải sản, nuôi tôm ở Cần Giờ, Nhà Bè.
153
Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong đầu tư xây dựng thủy lợi. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình đầu mối, cống điều tiết chính, kênh cấp 1, 2; cống đầu kênh cấp 3. Các huyện vận động nhân dân đầu tư kênh cấp 3, mương rãnh nội đồng, bảo đảm công trình được thi công đồng bộ (cả đầu mối và nội đồng) phát huy hiệu quả. Xây dựng thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn và tạo nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt vùng nông thôn. thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng định kỳ, ngăn chặn sự xuống cấp các công trình thủy lợi.
Nâng cao hiệu quả công tác khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ công trình. Ổn định phương thức hoạt động, nâng dần hiệu quả và phát triển thêm các tổ đường nước, tổ thủy lợi, tổ thủy nông ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng một số hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi và cung cấp nước sạch cho nông thôn.
Về chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Phát triển nhanh hệ thống cấp nước của thành phố đến các quận mới, các khu trung tâm và khu công nghiệp ở ngoại thành.
Tăng cường đầu tư chương trình nước sinh hoạt nông thôn để nâng tỉ số hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 90% vào năm 2005 (với định mức 60 lít/người/ngày); xóa dần tình trạng dân sử dụng các nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt ăn uống.
154
khuyên khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia góp vốn và làm dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Củng cố các tổ chức quản lý Nhà nước để thực hiện chức năng bảo vệ môi trường, nhất là vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài việc thực hiện tốt chương trình nước sạch, Cần tập trang hỗ trợ nhân dân nông thôn xây dựng hố xí hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp giáo dục tuyên truyền; kiểm soát và xử lý ô nhiễm các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn. Duy trì và phát triển phong trào trồng cây xanh; bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt tại các ao, hồ, sông, rạch ; hạn chế sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành. Xây dựng và triển khai chương trình, dự án về vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001 - 2005 .
Về chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm
Phối hợp các ngành, các địa phương để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn.
Công tác xóa đói giảm nghèo : Xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã phường nghèo, tập trang đầu tư làm chuyển biến bộ mặt các xã nghèo, phường nghèo, đặc biệt là nâng cấp các đường, bê tông hóa cầu khỉ; cung cấp điện và gắn điện kế; cung cấp nước sạch; nâng cấp trường học, trạm y tế; xây dựng hố xí hợp vệ sinh... nhất là các phường xã nghèo ở CầnGiờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 9.
155
giải quyết việc làm ; quỹ tương trợ trong dân, của các đoàn thể... Xây dựng và đầu tư dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn: hướng dẫn, hỗ trợ các hộ vượt nghèo, giúp các hộ nghèo bằng các biện pháp dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ vốn, cho vay vốn... Đầu tư dự án hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn. Các hoạt động khuyến nông, khuyến công hướng vào các đối tượng xóa đói giảm nghèo, hộ gia đình chính sách khó khăn, chọn những hộ nghèo có tinh thần tích cực để đầu tư xây dựng các điểm, các mô hình trình diễn, thực nghiệm theo kiểu cầm tay chỉ việc, tạo cho họ biết cách làm ăn, biết cách sản xuất.
Phấn đấu trong thời kỳ 2001 - 2005 không có hộ tái đói, nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo.
Chương trình xóa đói giảm nghèo triển khai lồng ghép, kết hợp với các chương trình kinh tế xã hội như đầu tư cơ sở hạ tầng ; xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa ; xóa đói thông tin ; khám và điều trị miễn phí cho người nghèo ; giúp trẻ em nghèo có điều kiện đến trường ...
Về giải quyết việc làm và đời sống của lao động nông nghiệp, nông thôn:
Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ngoại thành theo hướng tăng lao động kỹ thuật (đã qua đào tạo nghề), tăng lao động trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm lao động nông nghiệp. Cụ thể :
156
cơ khí hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc, nuôi dưỡng, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm, nhằm giảm lao động nặng nhọc.
Các quận, huyện ngoại thành tổ chức điều tra, khảo sát thống kê lại tình hình biến động dân số, lao động hàng năm, xây dựng và triển khai chương trình dạy nghề, hướng nghiệp, giải quyết việc làm ; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động...
Phấn đấu hàng năm giảm 8-10.000 lao động nông nghiệp, tạo việc làm ổn định cho trên 35.000 lao động ngoại thành, nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trên 80% vào năm 2005.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp — nông thôn
Tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn: Tạo điều kiện phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình sử dụng ít đất nhưng có giá trị sản phẩm và dịch vụ cao và phù hợp với qui hoạch sử dụng đất của thành phố.
Củng cố các tổ hợp tác đã hình thành, các hợp tác xã nông nghiệp hiện có, tạo điều kiện để các tổ chức này ổn định về tổ chức và mở rộng các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chế độ ưu tiên, ưu đãi dành cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã ; khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế ở nông thôn và với nông dân của các thành phần kinh tế, nhất là
157
hợp tác của các doanh nghiệp, của các nhà nghiên cứu, các trường đại học với nông dân ngoại thành. Tổ chức vận động thành lập thêm hợp tác xã trong các lĩnh vực: nghề cá, nghề muối, nuôi nghêu sò, trồng rau sạch, trồng mía, thủy lợi, nước sạch nông thôn...
Tiếp tục sắp xếp, thực hiện cổ phần hóa và củng cố các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng giảm số lượng, gom đầu mối, tăng qui mô và hiệu quả đồng thời phát huy vai trò chủ đạo kinh tế Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất dịch vụ về giống ; dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông - lâm - thủy hải sản ; phát huy vai trò các Tổng công ty 90 doanh nghiệp nhà nước có hoạt động công ích.
Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tăng cường các biện pháp quản ly; hướng các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển theo qui hoạch hoạt động đúng pháp luật.
Về chính sách đất đai: Phối hợp với sở Nhà đất - Địa chính, UBND quận, huyện các sở, ngành liên quan để khảo sát, thống kê lại tình hình quản lý, sử dụng đất đối với đối tượng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có kế hoạch hoàn thành dứt điểm sớm về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho số hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
Bổ sung và hoàn chỉnh lại qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; pháp lý hóa qui hoạch chi tiết
158
cho các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, thực hiện qui chế dân chủ trong công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tổ chức cắm mốc qui định chi giới hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi; ranh giới các khu rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn, các đai rừng phân tán...
Nghiên cứu, triển khai các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất sản xuất; hạn chế xâm nhập mặn, sự cố tràn dầu; chống xói mòn lỡ... Tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp ngăn chặn các trường hợp để hoang hóa đất sản xuất.
Nghiên cứu đề xuất để điều chỉnh một số chính sách về giá đất, thu hồi đất, đền bù giải tỏa phù hợp với thực tế nhằm khai thác tốt hơn quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, di dời, giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng ...
3.3.10.Về khoa học - công nghệ
Tăng cường đầu tư, chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ và khuyên nông
Tiếp thu, ứng dụng chọn lọc các thành quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, nghiên cứu cơ bản của các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước, của các tỉnh và kinh nghiệm nồng dân sản xuất giỏi. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn khuyến nông rộng rãi cho nông dân và các hộ sản xuất.
159
trình, công nghệ sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, bảo vệ thú y... tiêu thụ, chế biến, kinh doanh nông sản.
Củng cố, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, trang bị phương tiện phân tích xét nghiệm chuyên ngành, đảm bảo độ chính xác và sự tin cậy trong các hoạt động kiểm tra sản phẩm tươi sống và chế biến (nhất là các độc chất hóa học, thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong rau, quả); thuốc thú y, thức ăn gia súc, các chế phẩm bảo vệ cây trồng.
Phát huy vai trò động lực của khoa học - công nghệ
Gắn kết giữa nghiên cứu - ứng dụng; giữa các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước với các hộ sản xuất, hộ nông dân nhằm đưa nhanh và có hiệu quả kết quả nghiên cứu vào công tác quản lý, vào sản xuất - kinh doanh trên địa bàn nông thôn và nông nghiệp ngoại thành.
3.3.11.Giải quyết vốn
Tiếp tục các tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục để huy động tối đa các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành; cả thành phố, trong nước và ngoài nước. Động viên khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tiết kiệm để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
160
tư xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng, nhất là thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt nông thôn, giáo dục, y tế, nhà ở.
Tăng tỉ trọng vốn ngân sách đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố; ưu tiên cho công tác thủy lợi, giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn như: CầnGiờ, Nhà Be.
Vốn ngân sách nhà nước
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình thủy lợi đang thi công dở dang, chương trình kiên cố hóa kênh mương (trước mắt là hệ thống kênh Đông Củ Chi), các dự án đường kết hợp đê bao ngăn lũ ; phục hồi và nâng cấp các công dinh thủy lợi vùng và phòng chống lụt bão; các công trình thủy lợi phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Cần Giờ, Nhà Bè và các quận mới thành lập (Quận 2, 7, 9, Thủ Đức). Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các công trình thủy lợi (thủ tục như duy tu bảo dưỡng cầu đường). Chướng trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, ngoài nguồn vốn ngân sách, các địa phương Cần sử dụng nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (cơ chế hiện hành: để lại địa phương 100% để đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương tối thiểu 40%); nguồn thu thủy lợi phí; tính dụng ưu đãi; nguồn đóng góp của nhân dân (kênh mương từ cấp 3 đến nội đồng) và các nguồn vốn khác như viện trợ trực tiếp, vốn sự nghiệp kinh tế...
161
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa các cơ sở sản xuất giống, các trạm trại phục vụ trực tiếp cho sản xuất của nông dân và pháp chế ngành, cụ thể :
Xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây ăn trái, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
Tiếp tục đầu tư nhập giống mới (ngân sách hỗ trợ 70%, doanh nghiệp nhà nước 30%) trợ giá để duy trì và phát triển đàn giống gốc gia súc, gia cầm, thủy sản.
Xây dựng các trạm (khuyến nông, bảo vệ thực vật, bảo vệ nông lâm thủy sản, thủy nông) áp dụng phương thức mua-giao nhận-quản lý của công sản nhà nước.
Tăng cường vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động khuyên nông, khuyến công; chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, đặc dụng.
Tập trung vốn ngân sách (phụ thu tiền nước) để hoàn thành mục tiêu chương trình nước sinh hoạt nông thôn (đến năm 2005: 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt theo tiêu chuẩn 60 lít/người/ ngày).
Về tín dụng đầu tư
Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước Cần tập trung và tăng cường cho đóng mới