Tế: TP.HCM là trung tâm y tế lớn nhất cả nước, thành phố có 35 bệnh viện và 33 phòng khám khu v ực, chiếm 4% so với cả nước.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành tp HCM hiện trạng và những định hướng (Trang 61 - 71)

2.1.2.3.Văn hóa nghệ thuật

62

có 22 đơn vị nghệ thuật chiếm 15,5%, 9 rạp hát chiếm 18,6% số lượng cả nước. Về sách báo năm 1999 thành phố xuất bản hàng trăm triệu bản sách (chiếm tỷ lệ lớn) và 280 triệu bản báo cáo các loại chiếm 35,7% và văn hóa phẩm các loại chiếm 40,5% số lượng phát hành cả nước.

2.1.3.Tình hình phát triển kinh tế chung

Từ sau ngày giải phóng, tình hình kinh tế của TP. HCM đã phát triển không ngừng và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết các vấn đề xã hội và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Về tăng trưởng kinh tế: Sau giải phóng tình hình kinh tế TP. HCM cũng gặp khó khăn chung như cả nước nhưng nhờ năng động tìm cách tháo gỡ những khó khăn với các biện pháp thích hợp và có hiệu quả nên đã làm cho nền kinh tế trên địa bàn thành phố có những chuyển biến tích cực: Thời kỳ 1980 -1985 tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,2% /năm cao gấp 4 lần thời kỳ 1976 -1980. Với lực lượng lao động chiếm 4,9% cả nước, năm 1980 thành phố đã tạo ra 15,5% tổng sản phẩm xã hội và năm 1985 tạo ra 19% tổng sản phẩm xã hội tăng trưởng GDP bình quân của thành phố từ năm 1990-1998 là 12,4% cao hơn bình quân chung của cả nước là 4,4%.

Về cải thiện đời sống nhân dân : Nhờ tốc độ tăng nhanh nên đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Thời kỳ 1986 - 1990 thu nhập bình quân đầu người ở

63

TP. HCM là 777 USD/người/năm. Năm 1994 tăng lên 1.147 USD/người/nãm. Năm 1998-1999 tăng lên 12.30 USD/người /năm.

Riêng đối với các hộ nông nghiệp ngoại thành bình quân thu nhập từ 15 triệu đồng/năm/ha canh tác (1000 USD/năm).

Phát triển công nghiệp : Sau giải phóng, đã tiếp quản trọn vẹn các cơ sở công nghiệp từ thời Pháp và cơ sở công nghiệp trong thời Mỹ-Ngụy (1955-1975), đồng thời biết phát huy lợi thế của các cơ sỏ công nghiệp này nên TP. HCM đã nhanh chóng trở thành một trung tâm công nghiệp có tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất nước ta. Từ năm 1976 đến nay, giá trị sản phẩm công nghiệp không ngừng gia tăng. Năm 1976 giá trị sản lượng công nghiệp thành phố chiếm 16,84%, năm 1980 chiếm 23,7% và năm 1985 tăng lên 31% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước.

So với cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vai trò trung tâm công nghiệp càng được thể hiện rõ nét: thời kì 1991- 1995 TP.HCM chiếm 57,1%, thời kì 1996- 1999 chiếm 53,4% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả vùng.

Hiện nay cả nước có 66 khu công nghiệp và khu chế xuất thì TP. HCM có 10 khu công nghiệp và 2 khu chế xuất tà Tân Thuận và Linh Trung. Năm 1999 trong khi tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn thì 2 khu chế xuất của TP.HCM vẫn xuất khẩu được hơn 450 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu và sự phân bố ngành công nghiệp: trung tâm công nghiệp TP.HCM hiện có các ngành công nghiệp: công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, lọc dầu, điện,

64

điện tử, tin học, dệt may, da giày, thực phẩm, sành sứ, chế biến gỗ, giấy in, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng.

Các ngành công nghiệp trên tập trang ở 4 khu vực chính:

- Khu công nghiệp phía Bắc tập trung nhiều ngành nhất (công nghiệp vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, dệt may điện, điện tử, lọc dầu, cơ khí) bao gồm Thủ Đức và phía Bắc Quận 9.

- Khu công nghiệp Tây Bắc (gỗ, giấy, hóa chất, thực phẩm) bao gồm Quận 12 và huyện Hóc Môn, Quận Gò Vấp.

- Khu công nghiệp phía Đông Nam (đóng tàu, luyện kim, cơ khí) bao gồm Quận 2, 7 và huyện Nhà Bè.

- Khu nội thành (điện tử, hóa chất, cơ khí, thực phẩm, sành sứ, da giày, tin học, mỹ nghệ) bao gồm các quận nội thành còn lại.

Nông lâm, thủy sản : Nông nghiệp phát triển ở các huyện ngoại thành và chiếm tỉ trọng giá trị sản phẩm rất khiêm tốn trong các ngành kinh tế của TP.HCM.

Sau ngày đầu giải phóng, hầu hết các huyện ngoại thành là "vành đai trắng" vì bom Mỹ cài xới, nhất là huyện Cần Giờ, vùng rừng nguyên sinh đã bị Mỹ rải chất độc màu da cam để phát quan khu rừng nhằm hủy diệt cách mạng ở nơi này.

Nhờ quyết tâm của nhân dân và sự lãnh đạo khéo léo, thiết thực của UBND thành phố đã biến "vành đai trắng" thành "vành đai xanh".

65

Năm 1999, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,2% năm, tăng gấp 5 lần năm 1975.

Nông nghiệp : sau giải phóng, diện tích đất nông nghiệp được phục hóa, khai hoang khá nhanh. Năm 1975 diện tích đất trồng chỉ còn lại 45.000ha, năm 1976 đã tăng lên 115.000ha.

Trong nông nghiệp, trồng trọt có tỉ trọng cao và có xu hướng giảm dần, năm 1976 chiếm 73,1%, hiện nay còn 46,7%. Trong khi đó ngành chăn nuôi tăng dần, năm 1976 là 21% hiện nay là 31,6%.

Ngành trồng trọt: TP. HCM phát triển chủ yếu cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau xanh.

Cây lúa: được trồng chủ yếu ở các huyện ngoại thành như : Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ!

Sản lượng lúa gia tăng nhanh từ năm 1975 (95.000 tấn) đến năm 1990 (254.000 tấn, rồi giảm dan, đến năm 1999 là (225.000 tấn).

Rau : được trồng nhiều ở huyện Hóc Môn và Thủ Đức diện tích năm 1979 là 1.369 ha tăng nhanh lên 14.732 ha năm 1985, sau đó giảm dần, năm 1998 chỉ còn 9.929 ha.

Mía: sản lượng năm 1999 là 210.5 nghìn tấn, được trồng nhiều ở huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và Quận 12.

66

Lạc : sản lượng năm 1998 là 11.4 nghìn tấn, được trồng nhiều ở huyện Củ Chi và Bình Chánh.

Ngành chăn nuôi tăng nhanh dần từ sau giải phóng.

Trâu: được nuôi nhiều ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Số lượng là 12.200 con (1998).

Bò: được nuôi nhiều ở huyện Củ Chi, Bình Chánh số lượng là 39.864 con, trong đó có 10.756 con bò sữa (1999).

Lợn : được nuôi nhiều ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Quận 12, số lượng là 190.200 con (1998).

Gà vịt: được nuôi nhiều ở huyện Nhà Bè, Bình Chánh, CầnGiờ và Quận 9. Lâm nghiệp : rừng tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ và một ít ở Tây Nam huyện Nhà Bè có diện tích ước chừng 38.604 ha. Rừng này bị Mỹ rải chất độc màu da cam để phát hoang hủy diệt trong thời kỳ chống Mỹ.

Từ năm 1981-1985 TP. HCM đã nhanh chóng khôi phục 22.500 ha rừng, trong đó có 18.000 ha rừng đước, 3.000 ha rừng khôi phục di tích lịch sử, 500 ha xây dựng các lâm viên.

Năm 1999 thành phố đã thiết lập được 32.232 ha rừng đặc dụng và hằng năm trồng thêm khoảng 1.000 ha rừng vào vùng đất 7.800 ha chưa có rừng.

67

kênh rạch thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Năm 1998 sản lượng thủy sản là 35.516 tấn.

Sản lượng cá biển đánh bắt được là 14.031 tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng là 15.291 tấn.

Sản lượng cá nuôi là 2.914 tấn, chủ yếu ở Quận 9 và huyện Nhà Bè.

Sản lượng tôm là 838 tấn, chủ yếu nuôi và đánh bắt ở huyện Cần Giờ và ven biển Cần Giờ.

Ngành giao thông vận tải: TP. HCM nằm ở trung tâm các vùng kinh tế phía Nam, là đầu mối giao thông ở phía Nam nên có đủ các loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Đường ô tô có :

Đường quốc lộ 1A : nối liền thành phố với miền Trung, miền Bắc và Tây Nam Bộ.

Đường 51 : nối liền TP. HCM với Vũng Tàu. Đường 20 : nối liền TP. HCM với Đà Lạt.

Đường 22 : nối liền TP. HCM với Tây Ninh rồi qua Pnômpênh, Băng cốc ... Đường 13 : nối liền thành phố với Bình Dương.

68

Đường sắt Thống Nhất: nối thành phố với Hà Nội.

Đường thủy : từ thành phố đi các tỉnh miền Tây, các tỉnh miền Trung, miền Bắc và các nước trên thế giới.

Đường hàng không : từ thành phố đến các tình và thành phố trong nước và các nước trên thế giới.

Bưu chính viễn thông: Về thông tin liên lạc: TP. HCM là một trung tâm bưu chính viễn thông lớn nhất nước ta, chiếm tới 22,5% số máy điện thoại và 32% doanh thu bưu điện so với cả nước (1997).

Hệ thống bưu chính viễn thông thành phố phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.

Năm 1999, thành phố có 16 tổng đài điện thoại với dung lượng 680.000 số, với 533.700 máy điện thoại, tỷ lệ khai thác tổng đài là 81,3%. Thành phố hiện đang có 10.300 máy fax. Thành phố cũng là một trong hai cửa ngõ nối mạng Internet đầu tiên của Việt Nam.

Thương mại: TP. HCM là trung tâm thương mại lớn nhất nước ta. Doanh thu thương nghiệp bán ra đã tăng nhanh từ 29,9% (1980) tăng lên 39,2% (1990) so với cả nước. Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ của thành phố tăng từ 23,3% lên 24,2% (1998) so với cả nước. Tổng mức bán lẻ của thành phố cũng không ngừng gia tăng: 21,2% (1976), 25.5% (1992) và 29,5% (1999) so VỚI cả nước. TP. HCM còn là

69

trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta. Năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố chiếm 35,2% (trong đó xuất khẩu chiếm 39,7% và nhập khẩu chiếm 31,5%) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi thành phố vừa là trung tâm xuất nhập khẩu của chính mình, vừa là trung tâm xuất nhập khẩu cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

TP. HCM xuất các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su, dầu khí, hàng may mặc, giày dép, hàng nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ ... chiếm đến 79,6%. Nhưng từ năm 1997 đến nay thì hàng công nghiệp xuất khẩu lại chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu (66,7%). Hàng nhập khẩu phần lớn là máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng. Hàng xuất, nhập khẩu của thành phố rộng khắp các châu: Âu, Á, Phi, Mỹ La Tinh, nhất là Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Du lịch : TP. HCM là trung tâm du lịch lớn nhất ở phía Nam. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều vùng cảnh quan đẹp như : Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Đồng thời thành phố có lịch sử đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm như : 18 thôn vườn trầu, địa đạo Củ Chi... với nhiều loại hình tiện lợi và hấp dẫn như : dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ sinh thái... Từ khi có chính sách mở cửa (1986) số khách du lịch nhất là khách quốc tế đến thành phố tăng lên rất nhanh : 180.000 người (1990) lên hàng triệu khách mỗi năm, chiếm từ 50 - 70% số khách quốc tế vào nước ta.

70

2.1.4.Cơ sở vật chất - Kỹ thuật

Về cơ sở vật chất kỹ thuật: trong nông nghiệp thành phố đã xây dựng khá tốt hơn trước giải phóng, nhất là từ năm 1986 trở đi, khi công cuộc "đổi mới mở cửa" được tiến hành hoàn toàn triệt để.

Công cuộc điện khí hóa nông thôn ngày càng mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển thêm nhiều trạm bơm điện phục vụ tích cực cho các vùng chuyên canh luôn đòi hỏi phải có nhiều nước, đầy đủ nước cho sản xuất.

Về máy móc cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước giải phóng cũng có một số máy cày, máy xới, máy bơm nước, bình xịt máy v.v... nhưng máy này mang đến 65 nhãn hiệu của hơn 10 nước hết sức phức tạp, lộn xộn mà hầu hết các máy này chỉ có công suất trung bình và nhỏ lại không đồng bộ, chỉ tập trung chủ yếu là ở khâu làm đất, nên sau ngày giải phóng đã gây nhiều khó khăn về sửa chữa duy tu, về nhập khẩu thiết bị, phụ tùng sửa chữa cũng như chế tạo phụ tùng thay thế. Sau 25 năm giải phóng, nhất là sau 15 năm qua, thành phố cũng đã xây dựng được một số trạm, trại, xưởng cơ khí và trang bị một số máy móc hiện đại phục vụ khâu làm đất và sửa chữa cơ khí nhỏ, giải quyết được yêu cầu cơ giới hóa khâu làm đất trên 80% diện tích đất canh tác và sửa chữa phần lớn cơ khí nhỏ ở nông thôn.

Qua các đặc điểm trên, chúng ta cũng có một số nhận định :

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở ngoại thành tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những bước điều chỉnh thích ứng với nền sản xuất hàng hoá

71

trong cơ chế thị trường. Mặc dù diện tích canh tác và lao động giảm, nhưtig giá trị sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản không giảm mà còn có phần tăng.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành tp HCM hiện trạng và những định hướng (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)