- Phát triển sản xuất nông nghiệp
3.1.CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG
3.1.1.Nhu cầu tất yếu khách quan
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cùng với sự phát triển nhảy vọt về công nghệ thông tin, sự phát triển của nền kinh tế trí thức... tạo nên các điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển như nước ta có xu hướng chuyển dịch kinh tế, xu hướng này giúp cho việc rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn (như cạnh tranh trên thương trường, mở rộng thị trường, giảm giá hàng hóa, dịch vụ...).
Về quy luật khách quan, xu hướng của việc chuyển dịch kinh tế nói chung và chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng ở nước ta có đặc trưng là luôn luôn vận động và biến đổi. Sự biến đổi vận động ấy đa dạng trong những thời gian khác nhau, giữa các địa phương, giữa các ngành, có những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ các mặt khác nhau. Tuy vậy, sự vận động và biến đổi này có xu hướng phát triển tiến bộ như sau :
113
những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng, vừa để xuất khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất chất lượng và hiệu quả nông nghiệp .
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng trọt chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoa cao, từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản (quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp giữa nông -lâm -ngư nghiệp với công nghiệp và dịch vụ ) đẩy mạnh sản xuất hàng hoa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn cho người sản xuất, đơn vị kinh doanh trong cơ chế thị trường góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại.
Sự vận động chuyển biến từ một kinh tế"tự cấp tự túc" sang nền "kinh tế hàng hoá".
Sự vận động chuyển biến theo hướng tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng và tỷ trọng nông nghiệp giảm tương đối nhưng tăng tuyệt đối trong tỷ trọng tổng sản phẩm quốc dân, phần tỷ trọng dịch vụ càng tăng nhanh hơn tỷ trọng công nghiệp.
Riêng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản ngày càng tăng, trồng trọt giảm, trong trồng trọt thì trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngày càng tăng, trồng lúa rau màu càng giảm, còn dịch vụ tăng nhanh toàn diện.
114
3.1.2.Điều kiện cụ thể của ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
3.1.2.1.Các điều kiện tự nhiên
Vềđặc điểm địa lý - tự nhiên, nông thôn ngoại thành TP.HCM là một vùng đất chuyển tiếp giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Do đó, nó có một phần mang tính chất của miền Đông đồi núi cao nguyên, và một phần mang tính chất của miền Tây đồng bằng sông Cửu Long về tất cả các mặt như thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn, sông ngòi kênh rạch, rừng đồi, bãi biển, môi trường sinh thái, thảm thực vật, đặc sản cây con, phong tục tập quán canh tác ...
Về thổ nhưỡng : Nói chung, đất thành phố do phù sa cổ và mới hòa lòa lập nên, tạo thành nhiều loại đất xen kẽ :
- Đất phèn : chiếm 38% ( 57.719 ha)
- Đất xám : phát triển trên phù sa cổ chiếm 19,4% (39,458 ha)
- Đất mặn : chiếm 12,3% (25.045 ha ) đất cồn cát bãi biển chiếm 3,2% ( 6.451 ha).
- Đất phù sa nước ngọt; màu mỡ tốt chỉ chiếm 2,6% ( 5.203 ha). Do đó, đất khó canh tác, kén chọn giống cây trồng rất phức tạp, khó đạt năng suất cao, đòi hỏi phải mất nhiều công sức, kỹ thuật chăm sóc với nhiều phân bón phù hợp và phải đầy đủ nước tưới tiêu thường xuyên để tháo chua, rửa mặn, chống hạn, chống úng...
115 vùng nhỏ:
+ Vùng cao : nằm ở phía Bắc-Đông Bắc và một phần Tây Bắc có độ cao từ trên dưới 10 mét đến 25 mét.
+ Vùng thấp, trũng : ở phía Nam-Tây Nam và Đông Nam thành phố có độ cao trên dưới 1 mét, cao nhất cũng chỉ 2 mét và thấp nhất cũng chỉ 0.5 mét.
+ Vùng trung tâm : có độ cao từ 5 mét đến 10 mét.
Ở mỗi vùng nhỏ ấy có những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi cách cách xử lý phải có trình độ khoa học cao, hoạt động khuyến nông phải mạnh, và vận dụng nguyên tắc "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" phải hết sức linh hoạt.
Về khí hậu : Sản xuất nông nghiệp ngoại thành TP.HCM chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa (độ tương phản giữa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc), thông thường có sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa khô, trong những năm gần đây hiện tượng EN -NI-NÔ và LA-NI-NA nên mưa bão, hạn hán đột biến rất thất thường, nên việc sử dụng lịch canh tác nắng mưa mùa vụ gặp khó khăn và khó lường trước.
Mùa mưa : Thường bắt đầu vào giữa tháng 4 và kéo dài đến tháng 11, có năm kéo dài đến tháng 12 (dương lịch).
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4. Các tháng 1,2,3 là khô tạnh nhất khoảng hơn 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa và sự phân bố lượng mưa
116
cũng không đều trong các tháng mưa. Lượng mưa trung bình trong 7 tháng mùa mưa là 1.800mm, tháng 6,9 mưa nhiều nhất (lượng mưa lớn nhất trong tháng 9 thường lên đến 646mm). Do tình hình phân bố lượng mưa không đồng đều và mỗi năm có hai mùa rõ rệt như vậy, nên sản xuất nông nghiệp ngoại thành TP.HCM thường bị ảnh hưởng khá nặng nề. Vụ Đông Xuân ở ngoại thành nằm gọn trong mùa khô thường thiếu nước ngọt, phải giải quyết nạn khô hạn dựa vào nguồn nước dự trữ hoặc nguồn nước ngầm trong lòng đất.
Các chế độ khác như nhiệt độ, ánh sáng rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng, nhưtig cũng thuận lợi cho các loại sâu bọ côn trùng sinh sôi phát triển phá hoại mùa màng, cây quả, nên đòi hỏi phải có nhiều thuốc trừ sâu mạnh. Nhiệt độ trung bình của năm vượt trên 90.000P
0 P C.
Nói chung ngày nóng đếm mát, biên độ nhiệt độ thấp, lượng ánh sáng dồi dào, mùa đông không lạnh, mùa mưa có gió Tây Nam, mùa khô có gió Đông Bắc hay đổi vào buổi chiều. Gió Đông Nam gọi là "gió chướng", nắng nhiều từ tháng hai đến tháng năm.
Thành phố Hồ Chí Minh không bị ảnh hưởng nhiều của bão lũ trừ những năm đặc biệt. Đó là những yếu tố thuận lợi nhiều hơn khó khăn về đặc điểm khí hậu-thủy văn của thành phố.
Về sông ngòi : Thành phố HCM có hệ thống sông ngòi chằng chịt gồm nhiều đường sông lớn và kênh rạch. Hệ thống sông lớn gần sông chính là sông Sài Gòn,
117
tiếp giáp với sông Đồng Nai ở hữu ngạn phía Nam-Tây Nam có sông Vàm CỏĐông, bên trong có sông Khánh Hội và sông Thị Nghè. Sông Sài Gòn gần tới biển chia thành nhiều nhánh ngoằn ngoéo khi đổ ra cửa Cần Giờ và cửa Soài Rạp : mực nước trung bình 150m, bình thường mặt nước sông thấp hơn mực nước biển 0,32m. Khi nước lên cao hay rút cạn thì độ chênh lệch này dao động mạnh. Tác động của thủy triều ăn rất sâu vào trong đất liền. Lưu lượng nước bình thường khoảng từ 8- 10mP
3P P
/gy, khi mưa lớn lượng nước có thể tăng từ 8-9 lần. Độ sâu trung bình của lòng sông là 12m, tàu bè đi lại dễ dàng. Ngoài sông Sài Gòn, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều sông nhỏ và sâu rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Hệ thống kênh rạch ở ngoại thành cũng nhiều như mạng nhện nối liền các sông lớn và các huyện với nhau. Nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch này mà về mùa mửa, các sông lớn tháo bớt nước, điều hòa các cơn lũ, phân phối nước, giúp cho việc giao thông thủy thêm thuận lợi và góp phần tiêu úng, xổ phèn, rửa mặn cho đất, để phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.1.2.2.Dân cư
Nông dân ngoại thành trong những năm 1975-1985 có khoảng một triệu người, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 28% dân số toàn thành phố, nghĩa là về tiềm năng đất đai cũng như lực lượng lao động, nông thôn ngoại thành TP. HCM có một giá trị lớn nếu khai thác hợp lý (vì mật độ dân số khá cao nên bình quân diện tích canh tác trên một nhân khẩu ngoại thành ở mức quá thấp: chỉ khoảng 1.000mP
2P P
/người). Ở các quận ven, mức bình quân còn thấp hơn nhiều: chỉ trên dưới 500mP
2P P
118
đòi hỏi phải biết thâm canh, ứng dụng tích cực sinh học và khoa học kỹ thuật tiến bộ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa như Nghị quyết X của Bộ Chính trị (tháng 04/1988).
Phân bố dân cư : Sự phân bố dân cư không đều. Ở huyện Bình Chánh: 846 người/kmP 2 P , Nhà Bè: 647/kmP 2 P , Cu Chi: 613 người/kmP 2 P , thấp nhất là ở huyện CầnGiờ: 77 người/kmP 2 P . 3.1.2.3.Truyền thống
TP. HCM là nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề bậc cao.
Đặc biệt về chính trị, nhân dân thành phố có bản chất truyền thống cách mạng. Đây là nhân tố cơ bản để quyết định mọi thắng lợi-nhân tố cơ bản này đã diễn đến các phong trào đấu tranh liên tục trên 100 năm qua, kết quả là chiến thắng lịch sử 30/04/1975 cũng là lợi thế cơ bản nhất trong xây dựng kinh tế, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố.
Sự năng động, sáng tạo của nông dân TP-HCM, do sống ở vùng ven của một đô thị lớn nhất nước, là thị trường lớn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nên nông dân ngoại thành thành phố nhạy bén hơn, sáng tạo hơn. Ở họ, ý chí phấn đấu vươn lên làm giàu thể hiện khá rõ nét, nhất là tầng lớp thanh niên, họ có trình độ văn hóa nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức mới, có tư duy mới, sáng tạo. Do đó họ luôn là
119
người đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn mình sinh sống.
3.1.2.4.Khả năng sản xuất sản phẩm hàng hóa
TP.HCM cũng đã xây dựng được một trung tâm sản xuất và lai tạo giống nông nghiệp, đưa nhiều giống lúa mới về như: giống lúa ngắn ngày có khả năng chống sâu rày tốt, năng suất cao (giống lúa ương mùa như Mít -su -rim). Và ta bình tuyển các giống lúa tốt của địa phương như giống Dốc Phụng và Nàng Hương. Nhờ có giống lúa tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, ngành trồng trọt (lương thực) đã tạo được nguồn lợi xuất khẩu đáng kể.
Về chăn nuôi hình thành giống heo lai tốt, giữa các giống Landrave Danois, Yorshừe Largewhite và Duroc... giống gà Leghorn rừng Plymouth thịt, Hubard thịt, cá chép lai và cá rô phi mắt đỏ V.V....
Các hoạt động xúc tiến thương mại được hình thành và phát triển bước đầu giúp bà con nông dân ngoại thành an tâm sản xuất. Các hoạt động của: Trung Tâm Giao dịch thủy sản Cần Giờ, các phiên chợ giống cây trồng, vật nuôi thiết bị nông nghiệp, các phiên chợ giống bò sữa, cỏ cho chăn nuôi bò sữa, chợ rau an toàn... được tổ chức đều đặn cả ở nội thành và ngoại thành đã có những tác động tốt đến người sản xuất và tiêu dùng .
Sự ra đời và phát triển hệ thống vệ tinh và cung ứng sản phẩm cây trồng, vật nuôi từ các nông hộ cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp (tư nhân, Nhà nước,
120
kinh doanh) do có chức năng vừa sản xuất, vừa tiêu thụ (xuất khẩu) và để giảm giá thành sản xuất nên đã hình thành cả một hệ thống vệ tinh ở các nông hộ để đáp ứng nhu cầu này Doanh nghiệp hổ trợ một phần vốn sản xuất thông qua việc cung ứng con giống, vật tư, thức ăn và thu mua lại sản phẩm. Việc hợp tác này đã giúp hình thành và phát triển các làng nghề như trồng nấm ở Hóc Môn, Bình Chánh, trồng rau an toàn ở Bình Chánh, Củ Chi, trồng bông vải, bắp lai ở Củ Chi...
3.1.3.Thực tiễn chuyển dịch trong thời gian qua
Qua năm năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhìn chung nông nghiệp ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi.
Diện tích đất nông nghiệp:Giảm bình quân hàng năm 800-1000ha, từ hơn 92.000 ha (1997) giảm còn 88.000 ha (2002) do chuyển qua các hoạt động khác như giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp... nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp không giảm, mà chủ yếu là giảm cây trồng hàng năm, gần 30.000 ha, trong đó lúa giảm nhiều nhất, hơn 20.000 ha. Tuy nhiên, một phần diện tích này chuyển sang các hoạt động khác và phần còn lại chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, cao su tăng hơn 5.000 ha, cây ăn trái tăng gần 3.000ha, hoa kiểng 400 ha , thủy sản tăng 3.200 ha.
Cơ cấu tổng sản lượng:
121
một hécta đất nông nghiệp bình quân chỉ đem lãi khoảng 14.000.000 đồng, thì năm 2002 con số này là 32.000.000 đồng tăng 33,3%. Điều này cho thấy hiệu quả khá rõ của việc chuyển đổi.
Về cơ cấu của ngành sản xuất : nếu như năm 1997 cơ cấu nông nghiệp gồm 43,9 % trồng trọt; 29,5 % thủy sản; 3,8 % lâm nghiệp; 9,7% dịch vụ nông nghiệp, thì đến năm 2002 con số tương ứng là 33,5 -33,4 - 20,0 -33,4 - 3,9- 9,1. Điều này cho thấy trồng trọt ngày càng giảm, hơn 10% nhưng thủy sản tăng khá 7%, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp thay đổi ít, lâm nghiệp không thay đổi.
Sự đáp ứng nhu cầu khách quan:
Trong lĩnh vực trồng trọt: Những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp sinh thái đô thị như hoa kiểng, cây ăn kết trái hợp du lịch, rau an toàn, hoa lài... phát triển, tăng khoảng 4.000 ha.
Về chăn nuôi: con bò sữa ngày càng khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành, con heo thịt (nái, thịt) tương tự, do ba năm gần đây giá cả hết sức thuận lợi cho việc phát triển đàn heo. Nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh với con tôm sú ở hai huyện CầnGiờ, Nhà Bè. Dịch vụ nông nghiệp ngày càng phát triển, dịch vụ khoa học kỹ thuật liên quan đến việc đầu tư chất xám trong việc khai thác đất nông nghiệp ngoại thành ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn, dịch vụ cung cấp con giống, cây trồng, thức ăn, vật tư, phân bón, thiết bị... cho các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, thúy sản, đặc biệt ở hai huyện Cần Giờ, Nhà Bè tăng đột
122
biến do yêu cầu chuyển đổi từ đất lúa một vụ tăng năng suất tháp sang nuôi trồng thủy sản -ngành có tốc độ tăng trưởng nhất trong năm qua.
3.1.4.Đường lối - Chính sách
Sự hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam nói chung, TP-HCM nói riêng đã và đang tạo động lực cho việc xây dựng thành công các vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, từ đó góp phẫn hình thành các mô hình sản xuất phù hợp hơn với cơ chế thị trường trên các vùng sinh thái. Nhờ vào sự tiếp sức của Nhà nước Trung ương, thành phố thông qua chủ trương đúng về chuyển