2.1.KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành tp HCM hiện trạng và những định hướng (Trang 51 - 61)

NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH

So với nông nghiệp các tình đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ, cũng như các tình thuần nông ở miền Trung, miền Bắc thì nông nghiệp TP.HCM thua kém nhiều về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như sự đa dạng về chủng loại nhưng so với các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ ... thì nông nghiệp TP.HCM lại phát triển đa dạng hơn.

2.1.1.Đặc điểm về tự nhiên

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:

TP.HCM gồm:17 quận nội thành - 5 huyện ngoại thành. Với diện tích : 2093,7kmP

2P P

riêng 5 huyện ngoại thành chiếm 1653,7kmP 2

P. .

Nằm ở trung tâm Nam bộ, phía Tây của Đông Nam bộ, tọa độ 10°22' đến 11°8' vĩ độ Bắc và từ 106°22' đến 107°1’ kinh độ Đông.

52

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 15km, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Địa hình : Địa hình TP.HCM không phức tạp nhưng lại đa dạng với gò đồi đồng bằng phù sa và vùng ven biển ngập mặn nên có điều kiện phát triển kinh tế về nhiều mặt. Địa hình chia làm 3 khu vực :

- Khu vực gò đồi lượn sóng: được hình thành vào thời Trung sinh, nằm ở Bắc, Tây và Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9) có độ cao trung bình 10-25m, cao nhất là khu Long Bình (32m, Quận 9)...

- Khu vực trũng ở phía Nam, Tây Nam và Đông Nam (bao gồm toàn huyện Cần Giờ, một phần huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 8, Quận7) có độ cao 0,5m đến 2m.

- Khu vực còn lại là đồng bằng phù sa được hình thành trong thời tân sinh, bao gồm khu vực nội thành cũ, Quận 12, một phần huyện Hóc Môn, Quận 2 có độ cao trung bình từ 5m-10m.

Khí hậu : Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia làm 2 mùa : mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 4 (28,9°C), tháng lạnh nhất là tháng 12 (25,7°C).

53

Lượng mưa trung bình hằng năm là 1949mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 (327mm) tháng mưa ít nhất là tháng 2 (4mm).

Độ ẩm trung bình hằng năm là 79,5%. Độ ẩm cao nhất về mùa mưa có thể lên đến 100%, mùa khô xuống chỉ còn 74,5%.

Thổ nhưỡng:

Quá trình hình thành đất đai ở TP HCM gồm 2 giai đoạn :

- Trầm tích phù sa cổ ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, được hình thành vào thời trung sinh.

- Trầm tích phù sa trẻ được hình thành từ thời tân sinh đến ngày nay, chia ra làm 3 nhóm :

Nhóm đất do phù sa sông ít bị nhiễm phèn ở phía Nam quận Bình Chánh, Đông quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít ở huyện Củ Chi, Hóc Môn.

Nhóm đất phèn tập trung Tây Nam thành phố (từ Nam Tân Thái Mỹ huyện Củ Chi đến Tây Nam huyện Bình Chánh).

Nhóm đất phèn mặn có diện tích lớn nhất, tập trung ở đại bộ phận huyện Nhà Bè và toàn bộ huyện Cần Giờ.

54

TP. HCM nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và Sông Sài Gòn. Một câu ca dao nói lên sự hội ngộ này :

Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.

Sông Nhà Bè lại phân ra nhiều chi lưu bao quanh huyện CầnGiờ để đổ ra biển. Vềphía trái đổ ra cửa Soài Rạp dài 59km, lòng sông cạn, nước chảy chậm. Vềphía phải theo sông Lòng Tàu để ra vịnh Gánh Rái, sông dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài các sông chính, trên TP. HCM còn có nhiều kênh rạch chằng chịt nhất là huyện CầnGiờ.

Sinh vật: TP. HCM có 3 hệ thống sinh thái rừng : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới (hai mùa mửa và khô) ở Củ Chi. Đây là loại rừng thường xanh, họ dầu hỗn giao với rừng họ đậu, họ tử vi hệ sinh thái này chỉ còn rừng thứ sinh.

- Hệ sinh thái rừng úng phèn: phần lớn là rừng tràm chạy dài từ Tây Nam Củ Chi đến Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, nhưng do sự tàn phá của con người nên hiện nay chỉ còn những rặng cây ở dạng chồi bụi và một vài ha rừng mới (Bình Chánh).

55

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: tập trung ở huyện Cần Giờ, vốn là rừng nguyên sinh, trong thời Pháp thuộc còn là rừng cấm, nhiửig trong thời gian chống Mỹ, rừng này đã bị bom đạn Mỹ và chất độc màu da cam tàn phá nặng nề.

Từ năm 1978, TP. HCM đã đầu tư phục hồi hàng chục ha rừng đước. Ngoài ra, ở phía Bắc huyện CầnGiờ đang trồng thêm dừa nước, tràm, bạch đàn ...

Rừng ngập mặn CầnGiờ khoảng 25.000ha đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam.

Ngoài hệ thống rừng, vùng biển Cần Giờ có nhiều tôm, cá là nguồn lợi của TP. HCM về biển.

Khoáng sản : TP. HCM có một số khoáng sản, tập trung chủ yếu ở Bắc và Tây Bắc. Các khoáng sản chủ yếu như : nguyên liệu sành sứ, vật liệu xây dựng, than bùn. Than bùn ngoài hai vùng trên còn có ở CầnGiờ.

2.1.2.Về xã hội

2.1.2.1.Dân số và lao động

Dân số và sự gia tăng dân số : Dân số TP. HCM gia tăng rất nhanh. Năm 1975 dân số vào khoảng 3 triệu người, theo tổng điều tra năm 1999, dân số đã lên tới 5 triệu người. Trong đó các huyện ngoại thành là 912. 868 người.

Dân số thực tế còn cao hơn nhiều (dân nhập cư tự do) do số dân cư trú không dùng đăng ký chính thức. Vì vậy, tuy gia tăng tự nhiên của TP. HCM có chiều hướng

56

giảm: năm 1995 tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1,48% đã giảm xuống còn 1,36% năm 1999, nhưng dân số lại có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh.

Giai đoạn 1989 - 1995: hằng năm số người nhập cư vào TP tăng thêm 63.000 người, với tốc độ gia tăng cơ giới là 1,44%.

Giai đoạn 1995 - 1997: số người nhập cư có giảm, bình quân hằng năm là 43.000 người, chiếm tỷ lệ gia tăng cơ giới là 0,88%.

Kết cấu dân số- lao động : Kết cấu theo giới tính, TP. HCM có lao động nam thấp hơn lao động nữ khá lớn: nam 48,1%, nữ 51,9%. Còn cả nước: nam 49,2%, nữ: 50,8% (năm 1999).

Theo kết quả điều tra của Cục thống kê TP.HCM (Kết quả tổng điều tra nông thôn - nông nghiệp và thủy sản năm 2001), thì tổng số người có khả năng lao động là 511.957 (ở các quận huyện ngoại thành) riêng ở các huyện con số lên tới 467.166 người (trong đó nam chiếm 227.450 người, nữ 239.716 người).

60

Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở TP. HCM không đều. Theo số liệu năm 1997, dân số tập trung rất đông ở Quận 5: 60.048 người/kmP

2P P , Quận 3: 4.063 người/kmP 2 P , Quận 4: 53.575 người/kmP 2 P , Quận 11: 50.900 người/kmP 2 P , Quận 10: 46,684 người/kmP 2 P .

- Dân cư còn thưa ở huyện Bình Chánh: 846 người/kmP 2 P , Nhà Bè: 647 người/kmP 2 P , Củ Chi: 613 người/kmP 2 P

, thưa thớt ở huyện Cần Giờ: 77người/kmP 2

P. .

2.1.2.2.Giáo dục và Y tế

Giáo dục : TP. HCM là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất ỏ nước ta. TP có 38 trường đại học và cao đẳng, 65 viện và phân viện khoa học kỹ thuật, 36 trung

61

tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học, 26 trường trung học chuyên nghiệp, 14 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, cùng với hàng trăm cơ sở dạy nghề.

Bình quân 1 vạn dân ngoại thành có 223 học sinh mẫu giáo và 1765 học sinh phổ thông. Kết quả điều tra 61 xã (5 huyện) năm 2001 cho thấy 23% xã có nhà trẻ, 83,6% xã có lớp mẫu giáo, 100% xã có trường tiểu học, 82% xã có trung học cơ sở và 21,3% xã có trường trung học phổ thông. Tất cả các trường phổ thông đều được xây dựng kiên cố (36%) và bán kiên cố (64%).

Năm học 1999 - 2000 thành phố có 725 trường phổ thông chiếm 3,06% so với cả nước, 29.614 giáo viên chiếm 4,98% tổng số giáo viên so với cả nước, 847.190 học sinh chiếm 4,8% học sinh phổ thông cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề thành phố chiếm 14,7% số giáo viên và 10,2% số học sinh chuyên nghiệp hệ dài hạn.

Hệ cao đẳng và hệ đại học năm 1998-1999 TP có 216.876 sinh viên, chiếm 22,4% số sinh viên dài hạn và có 18,8% lực lượng giáo viên đại học và cao đẳng cả nước.

Y tế: TP. HCM là trung tâm y tế lớn nhất cả nước, thành phố có 35 bệnh viện và 33 phòng khám khu vực, chiếm 4% so với cả nước.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành tp HCM hiện trạng và những định hướng (Trang 51 - 61)