4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn giai ñ oạn vỗ béo,
ñoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS
Các kết quả theo dõi về thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch trên nhóm lợn giai ñoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con ñược trình trong bảng 4.4.
Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy, thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn khoẻ ở cả ba nhóm lợn là không có sự sai khác thống kê (trừ tần số hô hấp của lợn nái nuôi con cao hơn và khác biệt với
hai nhóm lợn còn lại). Khi lợn mắc bệnh, các chỉ tiêu trên ñều tăng cao hơn nhiều so với nhóm lợn khoẻ và xuất hiện sự khác biệt giữa rõ rệt giữa lợn vỗ béo với lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con.
* Ở nhóm lợn giai ñoạn vỗ béo:
Trong trạng thái sinh lý, thân nhiệt của lợn khoẻ là 38,90 ± 0,22°C nhưng khi lợn mắc bệnh thân nhiệt tăng lên ñến 40,73 ± 0,22°C cao hơn lợn khoẻ 1,62°C. Theo chúng tôi, hiện tượng sốt cao là nguyên nhân chính gây ban ñỏ da, sung huyết các niêm mạc và táo bón ở lợn bệnh, ñặc biệt là trong vài ngày ñầu.
Tần số hô hấp ở lợn bệnh tăng cao hơn 4,1 lần so với lợn khoẻ. Cụ thể, tần số hô hấp trung bình ở lợn bệnh là 92,90 ± 3,08 lần/phút trong khi ñó ở
lợn khoẻ, tần số hô hấp chỉ là 22,40 ± 1,12 lần/phút. Theo chúng tôi, sự tăng cao tần số hô hấp ở thời gian ñầu bị bệnh có thể là phản ứng phòng vệ nhằm giảm bớt thân nhiệt. Tuy nhiên ñây cũng có thể là triệu chứng nguyên phát của sự tổn thương ở phổi. Trong lâm sàng, sự tăng thân nhiệt và tăng tần số
hô hô hấp thường song hành, tương tác lẫn nhau trong các trường hợp sốt cao và viêm phổi ở gia súc. Trong ñó, sốt cao là nguyên nhân ñầu tiên làm tăng tần số hô hấp và hiện tượng thở nhanh, thở sâu cũng có thể trở thành nguyên nhân làm kế phát thêm các quá trình viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế
quản và viêm phổi. Khi ñó lợn bệnh không chỉ tăng tần số hô hấp mà còn kèm theo hiện tượng thở khó, làm cho bệnh cảnh diễn biến phức tạp hơn.
Tần số tim mạch của lợn bệnh và lợn khoẻ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Ở lợn khoẻ tần số tim mạch trung bình là 84,00 ± 3,72 lần/phút, chỉ bằng 0,7 lần so với lợn bệnh. Trong ñời sống hàng ngày, tần số tim mạch không những chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng của hệ tim mạch mà còn chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như thần kinh, thể dịch, thân nhiệt, tình trạng máu và tình trạng của hệ hô hấp.
Bảng 4.4. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn giai ñoạn vỗ béo, lợn nái hậu bị và lợn nái nuôi con mắc PRRS
Lợn giai ñoạn vỗ béo Lợn nái hậu bị Lợn nái nuôi con Nhóm lợn Chỉ số Lợn khoẻ (n = 10) Lợn bệnh (n = 30) Lợn khoẻ (n = 10) Lợn bệnh (n = 30) Lợn khoẻ (n = 10) Lợn bệnh (n = 30) 38,90 ± 0,22 40,73 ± 0,19 38,98 ± 0,25 40,54 ± 0,24 39,16 ± 0,14 40,25 ± 0,29 Thân nhiệt (°C) C B C B C A 22,40 ± 1,12 92,90 ± 3,08 25,00 ± 0,84 69,39 ± 1,54 31,40 ± 2,16 71,56 ± 1,65 Tần số hô hấp (lần/phút) F A F C D C 84,00 ± 3,72 116,06 ± 2,18 88,00 ± 1,77 109,23 ± 2,85 92,80 ± 1,56 113,20 ± 5,11 Tần số tim mạch (lần/phút) A B A B A B
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, khi lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thì tim cũng là một trong những có sự tổn thương nhất ñịnh. Như vậy, có thể bước ñầu khẳng ñịnh hiện tượng tăng tần số tim mạch trước tiên là do tăng thân nhiệt, ngoài ra còn do sự rối loại hô hấp và các nguyên nhân khác như thay ñổi thành phần máu và sự tác ñộng của các nguyên nhân gây bệnh ñến tim gây ra.
* Ở nhóm lợn nái hậu bị:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự biến ñổi các tiêu thân nhiệt, tần số
hô hấp và tần số tim mạch ở lợn bệnh ñều cao hơn và khác biệt so với nhóm lợn khoẻ.
Thân nhiệt trung bình của lợn nái hậu bị trong trạng thái sinh lý là 38,98 ± 0,25°C, khi mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thân nhiệt tăng lên từ 1,5 ÷ 1,7°C so với lợn khoẻ.
Tần số hô hấp của lợn bệnh cũng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với lợn khoẻ. Ở lợn bệnh, tần số hô hấp trung bình là 69,39 ± 1,54 lần/phút, cao hơn 2,8 lần so với lợn khoẻ. Tần số tim mạch của lợn bệnh cũng cao hơn so với của lợn khoẻ 1,24 lần.
* Ở nhóm lợn nái nuôi con:
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở nhóm lợn nái nuôi con có sự biến ñổi nhẹ hơn so với các nhóm lợn khác.
Thân nhiệt trung bình của lợn bệnh là 40,25 ± 0,29°C, trong khi ñó thân nhiệt của lợn khoẻ là 39,16 ± 0,14°C, thấp hơn so với lợn bệnh từ 0,7÷1,1°C.
Tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn bệnh cũng cao hơn rõ rệt so với lợn khoẻ cùng nhóm. Tần số hô hấp ở lợn bệnh là 71,56 ± 1,65 lần/phút, cao hơn so với lợn khoẻ 2,3 lần. Tương tự như vậy, tần số tim mạch của lợn
bệnh nhóm này cũng cao hơn lợn khoẻ 1,2 lần. Tuy nhiên, so với lợn ốm của các nhóm khác thì sự thay ñổi này là nhỏ nhất song ñã có sự khác biệt rõ rệt về thống kê.
* * *
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cho thấy, ñàn lợn nái nuôi con khi bị mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, mặc dù cũng có các triệu chứng lâm sàng và quy luật biến ñổi các chỉ tiêu như thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch như các nhóm lợn khác, nhưng với mức ñộ
nhẹ hơn rõ rệt. ðiều này theo chúng tôi nguyên nhân có thể là do ở ñàn lợn nái nuôi con, tuổi ñời dài hơn các nhóm lợn khác nên số loại và số ñợt tiêm phòng bằng vacxin lặp ñi, lặp lại qua các lứa ñẻ cũng như các loại miễn dịch tiếp thu ñược trong suốt quá trình sống của chúng ñã làm cho lợn nhóm này có sức ñề kháng tốt hơn. Do ñó khi bị nhiễm PRRSV, chúng cũng ít bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn bội nhiễm kế phát. Tuy nhiên trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, cũng cần phải ñặc biệt quan tâm ñến việc quản lý và giám sát nhóm lợn này, vì chúng có thể trở thành nguồn mang mầm bệnh lâu dài và làm bùng phát dịch bệnh cho các nhóm lợn khác.
ðây là cơ sở bước ñầu cho thấy, nếu ñàn lợn ñã ñược tiêm ñầy ñủ
vacxin phòng các bệnh nguy hiểm khác và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt sẽ hạn chế ñược tác hại của dịch bệnh Tai xanh. Kết quả này cũng rất phù hợp với diễn biến của dịch ởñợt 1 và ñợt 2 xảy ra trong năm 2007.