2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Mặc dù ở Việt Nam, PRRS là một bệnh mới song với sự quan tâm và nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu trong nước, hiện nay nhiều vấn đề
liên quan đến dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh tại Việt Nam đã từng bước được sáng tỏ, mang lại những giá trị khoa học và kinh tế trong việc phịng chống dịch bệnh.
Tơ Long Thành (2007) [23] đã nhận xét, PRRSV chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai
thường mẫn cảm hơn cả. Người và động vật khác khơng mắc bệnh, tuy nhiên trong các lồi thủy cầm chân màng, vịt trời lại mẫn cảm với virut. PRRSV cĩ thể nhân lên ở lồi động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện rộng rất khĩ khống chế.
Theo Nguyễn Hữu Nam và cs (2007)[18]; Bùi Quang Anh và cs, (2008)[3] những loại vi khuẩn gây bệnh kế phát ở phổi khi lợn mắc PRRS thường gặp là: Mycoplasma hyopneumoniae (Suyễn lợn); Pasteurella multocida (Tụ huyết trùng); Bordetella bronchiseptica (Viêm teo mũi);
Streptococcus Suis type 2 (Liên cầu khuẩn) và Haemophilus parasuis (Viêm
đường hơ hấp).
Phạm Ngọc Thạch và cs (2007)[21] nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu máu ở lợn mắc PRRS tại Hải Dương và Hưng Yên đã thấy rằng: thời gian nung bệnh là 3 - 7 ngày, tần số hơ hấp, tim mạch, thân nhiệt
đều tăng cao so với sinh lý bình thường, chỉ tiêu sinh lý, sinh hố máu đều thay đổi, đặc biệt là số lượng bạch cầu, độ dự trữ kiềm trong máu tăng rất cao trong khi đĩ hàm lượng đường huyết, Protein tổng số của lợn bệnh lại giảm nhiều so với sinh lý bình thường.
Nguyễn Văn Thanh (2007)[22] khi nghiên cứu về đường truyền lây của virut gây Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản, cho rằng: trong tất cả các con đường truyền lây bệnh thì việc lây truyền qua thụ tinh nhân tạo là mối nguy hiểm nhất.
Lê Văn Năm (2007) [19] bước đầu khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể ở lợn mắc PRRS tại một số địa phương thuộc ðồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam đã nhận thấy, các biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể ở
lợn mắc Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản trong các đợt dịch năm 2007 là trùng với các tài liệu đã được cơng bố. Tuy nhiên các tỷ lệ: tiêu chảy (chiếm
83,25%), lạc giọng (60,50%) ở lợn con theo mẹ và táo bĩn ở lợn lớn chiếm (50,50%) là cao hơn so với các tài liệu đã cơng bố.
Bùi Quang Anh và cs (2007) [3] nghiên cứu về một sốđặc điểm dịch tễ
của Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản tại một số trại lợn ở Việt Nam đã đi
đến kết luận: Lợn nái và lợn con theo mẹ bị mắc PRRS với tỷ lệ cao. Tỷ lệ
chết của các loại lợn mắc PRRS cao hơn so với những nghiên cứu, đánh giá của Quốc tế về PRRS.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan ðăng Kì (2007)[12], một số bệnh tích thường gặp của lợn bị PRRS là phổi viêm tụ huyết hoặc xuất huyết, khí quản, phế quản chứa nhiều bọt và dịch nhày. Thận xuất huyết như đầu
đinh ghim, não sung huyết; hạch hầu họng, amidan sưng, sung huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng và nhồi huyết. Hạch màng treo ruột xuất huyết và loét van hồi manh tràng.
Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Kiều Anh và cs (2007)[13] khi nghiên cứu về sự biến động của kháng thể mẹ truyền trên lợn con của lợn nái nhiễm virut PRRS cho biết: Ở con của những lợn nái dương tính với PRRS, hiệu giá kháng thể giảm nhiều từ ngày tuổi 19 và tất cả lợn con đều âm tính ở 60 ngày tuổi. Ngồi ra lợn con của nái dương tính cĩ hiệu giá kháng thể cao hơn lợn con từ nái âm tính trong vịng 35 ngày sau khi sinh.
Nguyễn Ngọc Hải, Trần Thị Bích Liên và cs (2007) [7] nghiên cứu về
phương pháp chẩn đốn virut gây Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn bằng kỹ thuật RT - PCR đưa ra kết luận: Quy trình RT - PCR sử dụng trong nghiên cứu cĩ tính ổn định và độ tin cậy cao, hồn tồn cho phép phát hiện
được ARN của virut PRRS trong mẫu.
Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Việt Nga và cs (2006) [10] khảo sát sức sinh sản của lợn nái dương tính với Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản và dịch
tả lợn tại các hộ chăn nuơi gia đình huyện chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết quả
cho thấy: tỷ lệ mẫu dương tính với PRRS là 35% và dương tính dịch tả lợn là 11,7%, khơng cĩ mẫu nhiễm ghép hai bệnh này. Tỷ lệ mẫu dương tính với virut PRRS ở nhĩm lọn nái bị rối loạn sinh sản chiếm 42,22 %, cao hơn so với lợn nái khơng rối loạn sinh sản (13,13 %). Tương tự, tỷ lệ mẫu dương tính với virut dịch tả lợn ở nhĩm lợn nái rối loạn sinh sản chiếm 13,33 %, cao hơn nhĩm lợn nái khơng rối loạn sinh sản (6,76 %).
Thái Quốc Hiếu, Lê Minh Khánh và cs (2007) [9] nghiên cứu ảnh hưởng của Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản đến khả năng bảo hộ bệnh dịch tả trên lợn thấy rằng, đáp ứng kháng thể với vacxin dịch tả lợn giảm rõ rệt trên đàn lợn bị nhiễm Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản.
Hồ Thị Nga, Trần Thị Dân ( 2008) [20] đã khảo sát sinh lý sinh hố máu trên lợn nuơi thịt nhiễm virut gây rối loạn hơ hấp và sinh sản được bổ sung β - glucan trong khẩu phần đưa ra kết quả như sau: Lợn được bổ sung β - glucan cĩ số
lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng Hemoglobin ổn định hơn.