Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện châu thành (tỉnh bến tre) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 95 - 96)

1986 đến năm 2010

3.1.Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng

Đường lối đổi mới đất nước đã chính thức được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12.1986), sau đó được điều chỉnh, bổ sung tại Đại hội VII (6.1991), Đại hội VIII (6.1996) và Đại hội IX (3.2001). Đảng ta đã khẳng định: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước ta. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là đổi mới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp” [27; 64]. Quan điểm của Đảng, “công cuộc đổi mới phải được tiến hành toàn diện, đồng bộ về tư duy, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đường lối đối ngoại, trong đó đổi mới kinh tế làm trọng tâm” [27; 65].

Đường lối đổi mới do Đảng vạch ra mau chóng đi vào cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ IV (1986). Đại hội xác định mục tiêu phấn đấu: “Ra sức ổn định và phát triển sản xuất, ổn định thị trường và giá cả, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là những người ăn lương Nhà nước và các đối tượng phải thực hiện chính sách; tiếp tục tiến hành cải tạo; sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, tận dụng mọi tiềm năng về đất đai, lao động tay nghề, nhằm phát triển mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; sản xuất đủ tiêu dùng, có dự trữ, có tích lũy, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh tạo ra một bước chuyển biến mới về kinh tế-xã hội” [2; 5]. Đại hội còn nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy kinh tế, bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tập trung sức thực hiện 3 chương trình kinh tế, sắp xếp tổ chức, tháo gỡ mọi

ràng buộc, tận dụng năng lực của 5 thành phần kinh tế, phân bổ lại lực lượng sản xuất, sử dụng hợp lý lao động, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm chủ phân phối lưu thông, đổi mới cơ chế quản lý, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện, tập trung vào những công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Như vậy, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IV, V, VI, VII, Đảng bộ huyện Châu Thành thông qua các lần Đại hội Đại biểu đã cụ thể hóa thành phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phù hợp thực tiễn huyện nhà. Vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa đường lối đổi mới phù hợp với tình hình địa phương là cơ sở nền tảng đầu tiên mang lại những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới của Đảng bộ và nhân dân huyện Châu Thành.

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện châu thành (tỉnh bến tre) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 95 - 96)