1986 đến năm 2010
2.2.2. Trong công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Châu Thành đã được hình thành và phát triển nhất là tiểu thủ công tại các đô thị và ở một số tụ điểm dân cư lớn từ lâu đời, nhưng qui mô còn nhỏ và máy móc thiết bị còn yếu kém. Riêng tại một số xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn thuần nông. Về cơ cấu theo thành phần, các đơn vị quốc doanh còn ít, được trang bị tốt. Trên địa bàn huyện hiện có 1 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài nhưng còn nhỏ. Các đơn vị ngoài quốc doanh đều có quy mô vừa và nhỏ, với quy mô nhỏ lẻ, bán thủ công, bán cơ giới, sản xuất theo kinh nghiệm hoặc được truyền nghề tại chỗ.
Những năm đầu đổi mới, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng lên. Năm 1986, có 176 cơ sở kinh doanh dịch vụ, 6 cơ sở sản xuất chủ yếu là của tư nhân. Có 5 tổ thủ công: đan giỏ ny long va dệt thảm sơ dừa. Số hộ hoạt động tiểu thủ công nghiệp từ 8 hộ năm 1986 lên 16 hộ 1990. Một số công ty đặt cơ sở sản xuất kinh doanh tại huyện như Chi nhánh Công ty Thuận Kiều tại Thị Trấn Châu Thành. Sản lượng mỗi năm 620 tấn nguyên liệu.[88; 100]
Trước tình hình chuyển đổi sang cơ chế mới, một số xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, huyện đã tiến hành củng cố các cơ sở kinh tế quốc doanh, giải thể các xí nghiệp làm ăn thua lỗ, cho phép các xí nghiệp quốc doanh tự chủ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Giá trị tổng sản
lượng công nghiệp quốc doanh năm 1990 đạt 17 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1989).
Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã ban hành nhiều quyết định khuyến khích tư nhân, cá thể đầu tư phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng năm 1998, huyện Châu Thành có 37 cơ sở sản xuất tự túc cơ quan, tư nhân và kinh tế gia đình, chủ yếu là kinh doanh dừa, mía, đường, xay xát,… Giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1990 đạt 22 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1989). Tiểu thủ công nghiệp phát triển với nhiều cơ sở dệt thẩm xơ dừa xuất khẩu, dệt chiếu,… đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhìn chung, toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành sản xuất chủ yếu dựa vào tiềm năng và nội lực, phát triển khá so với các địa phương khác do vị trí địa lý thuận lợi, thu hút được nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào và do cơ chế chính sách thích hợp. Do đó, từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là trong chế biến thực phẩm, cụ thể là trong 4 năm 2004-2007, huyện có 2 đơn vị chế biến thủy sản có quy mô lớn, làm thay đổi bộ mặt công nghiệp của huyện.
Năm 2010, toàn huyện Châu Thành có 941 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sử dụng 9.745 lao động, bao gồm 930 đơn vị nước ngoài sử dụng 34 lao động. Các ngành chủ lực hiện nay là thực phẩm và đồ uống chiếm gần 95% giá trị; các ngành tiểu thủ công nghiệp từ phụ phẩm trái dừa và thủ công mỹ nghệ truyền thống chiếm gần 5% giá trị; các ngành cơ kim khí và sản phẩm từ kim loại, bàn ghế tủ giường, vật liệu xây dựng, dệt may da… chiếm tỷ trọng rất nhỏ (<1%) giá trị sản xuất.
Ngành xay xát gạo tương đối nhỏ do huyện không phải là địa bàn trọng điểm lúa gạo, chủ yếu là các cơ sở xay xát nhỏ nằm rải rác phục vụ nhu cầu ăn tại xã, chỉ một ít có công suất 20-30 tấn/ngày. Hầu hết máy móc thiết bị đều được chế tạo ở Việt Nam, đã cũ kỹ và lạc hậu. Sản lượng gạo xay xát
giảm từ 17.110 tấn năm 1995 còn 16.956 tấn năm 2000 và khoảng 13.464 tấn năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1996-2010 là 0,2%/năm, trong giai đoạn 2001-2005 là 4,5%/năm.
Ngành chế biến đường hiện có 1 nhà máy đường quốc doanh có quy mô công suất 1.500 tấn mía/ngày, nhưng hoạt động kém hiệu quả nhiều yếu tố khó khăn khách quan và chủ quan. Sản lượng tăng rất ít, từ 15.460 tấn năm 2000 lên 18.835 tấn năm 2005, tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 0,4%/năm, năm 2010 tăng lên đến 27.600 tấn.
Ngành chế biến nước mắm liên tiếp sụt giảm sản lượng từ 534.597 lít năm 1995 còn 205.220 lít năm 2000 và 178.360 lít vào năm 2005 do nguồn nguyên liệu không ổn định và thiếu vốn đầu tư. Giảm bình quân trong giai đoạn 1996-2010 là 17,4%/năm, đến năm 2010 sản lượng tăng khoảng 201.000 lít.
Ngành nước đá phát triển tương đối ổn định nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện.
Ngành chế biến thủy sản đông lạnh phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 39,2%/năm. Đến năm 2010, sản lượng tăng lên đến 22.508 tấn nhờ vào sự gia tăng của hai mặt hàng cá và nghêu. Ngành tôm đông lạnh phát triển rất nhanh, nhất là trong 2 năm gần đây. Sản lượng tôm đông lạnh năm 2000 là 664 tấn tăng lên 2.784 tấn năm 2004 và 3.212 tấn năm 2005, tăng trung bình trong giai đoạn 2001-2005 là 37,1%/năm, đến năm 2010 sản lượng giảm nhẹ còn 2.534 tấn. Ngành đông lạnh thủy hải sản có 3 cơ sở chế biến là Faquimex, Đông lạnh 22, An Hóa và một số doanh nghiệp tư nhân sử dụng nguồn thủy sản từ các huyện lân cận trong tỉnh Bến Tre.
Ngoài ra, ngành chế biến thực phẩm và đồ uống còn bao gồm các sản phẩm khác như nước chấm, xay bột, hủ tiếu, bún, bánh mì, rượu, nước khoáng, nước ngọt, bánh kẹo, sơ chế nấm rơm,… tuy nhỏ lẻ và manh mún
nhưng góp phần đáng kể vào việc làm tăng giá trị sản xuất và sử dụng nhiều lao động tại địa phương.
Ngành lâm sản và đồ mộc ngày càng giảm do thiếu nguyên liệu gỗ. Nguồn gỗ chủ yếu là gỗ dừa, cây bạch đàn, cây ăn trái lớn,… tại địa phương. Mỗi cơ sở cưa xẻ gỗ sử dụng trung bình 3 lao động, trang bị chính là máy cưa CD cũ. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1996-2010 là 2,4%/năm.
Ngành sản xuất đồ mộc (bàn, ghế, tủ, giường,… ) thường mẫu mã chưa đẹp, sản xuất thủ công. Ngành này phát triển yếu, khó cạnh tranh trên thị trường. Sản lượng năm 1995 là 86 bộ, năm 2000 là 110 bộ, năm 2005 là 155 bộ, năm 2010 là 209 bộ.
Ngành cơ khí phục vụ chỉ phát triển nhiều ở lĩnh vực sửa chữa nhỏ các máy nông ngư, sản xuất cửa sắt, lan can, cầu thang, sườn nhà,… Do nhu cầu xây dựng ngày càng lớn. Các cơ sở có quy mô nhỏ, đa số dưới dạng cá thể và được phân bố rải rác khắp các xã. Do trang bị cũ kỹ, các sản phẩm được sửa chữa hoặc gia công, chế tạo có chất lượng chưa cao.
Ngành may mặc đa số là may đồ, phát triển khắp nơi trong huyện. Ngoài ra cũng có một vài cơ sở gia công may mặc nhưng không đáng kể.
Các ngành sản xuất khác mang tính tiểu thủ công nghiệp, khá quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện, thu dụng nhiều lao động.
Dệt chiếu từng bước được khôi phục lại và sản xuất theo quy mô kinh tế hộ gia đình, giải quyết được nhiều lao động nông nhàn tại địa phương. Sản lượng tăng nhanh nhưng không ổn định.
Chỉ xơ dừa phát triển không ổn định giảm từ 500 tấn năm 1995 còn 173 tấn năm 2000, sau đó tăng dần dần đến 600 tấn năm 2004 và đột ngột lên 5.060 tấn năm 2010.
Thảm xơ dừa như chỉ xơ dừa, phát triển không ổn định và ngày càng sụt giảm từ 113.000 m2 năm 1995 còn 23.570 m2 năm 2010.
Bảng 2.6: Các sản phẩm chính của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Châu Thành từ năm 1995 đến năm 2010:
1995 2000 2005 2010
CN Lương thực thực phẩm - Xay xát gạo (tấn) - Nước mắm (lít) - Bánh kẹo (tấn) - Dầu dừa thô (tấn) - Nước đá (tấn) - Đường thô (tấn) - Đường kết tinh (tấn) - Cơm dừa khô (tấn) - Cơm dừa nạo sấy (tấn) - Tôm đông (tấn)
- Thủy sản đông (tấn) - Sơ chế trái cây (tấn) - Hạt điều nhân (tấn) CN Khoáng sản/ VLXD - Gạch nung (1000 viên) CN Lâm sản - Cưa xẻ gỗ (m3 ) - Đóng bàn ghế (bộ) CN Phục vụ - Đóng tàu (chiếc)
- Sửa chữa ghe tàu (chiếc) CN khác - Thảm xơ dừa (1000 m2 ) - Chỉ xơ dừa (tấn) - Chiếu XK (1000 m2 ) - Than thiêu kết (tấn) - Vỏ dừa cắt lát (tấn) 17.110 534.597 298 700 4.640 300 20 800 264 86 2 9 500 84 50 1.553 16.956 205.220 326 1.019 4.924 556 15.460 191 664 1.910 1.150 298 110 5 15 113 173 1.400 80 13.464 186.000 1.200 1.500 5.571 17.860 211 750 3.212 9.995 350 350 2.908 380 155 6 15 23,57 5.060 2.592 125 13.330 201.000 1.505 1.561 5.887 27.600 799 2.534 22.508 386 3.176 403 209 10 20 24 5.526 2.697 140
Từ bảng trên, các sản phẩm chính của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp huyện Châu Thành chủ yếu được làm từ nguồn nguyên liệu là cây dừa (dầu dừa thô, cơn dừa khô, cơm dừa nạo sấy, thảm xơ dừa, chỉ xơ dừa,…). Công nghiệp lương thực thực phẩm chiếm vị trí quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng, 14,4%/năm trong thời kỳ 1996-2005, chiếm 10,9% trong cơ cấu GDP của huyện Châu Thành năm 2005, giảm còn 7,4% năm 2000 và tăng lên 15,3% năm 2005, đến năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 27,9%/năm. Trong giá trị tăng thêm nêu trên, các đơn vị quốc doanh chiếm từ 38,8% năm 1995 lên đến 77,7% năm 2000 và giảm còn 59,7% năm 2005, phần còn lại là của các đơn vị ngoài quốc doanh.
Giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp theo giá hiện hành tăng từ 151 tỉ đồng năm 1995 lên 1.319 tỉ đồng năm 2010.
Ngoài ra còn một số mặt hàng từ phụ phẩm trái dừa như dây thừng, lưới sơ dừa, than thiêu kết, vỏ dừa cắt lát,… tuy có khả năng xuất khẩu nhưng số lượng nhỏ và không ổn định.
Về khu – cụm công nghiệp và làng nghề, hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành có Khu công nghiệp Giao Long có quy mô 98,5 ha, nằm tại xã An Phước, cách trung tâm thị trấn Châu Thành 6,3 km về phía Đông trên tỉnh lộ 883; Cụm công nghiệp An Hiệp; Cụm công nghiệp An Hóa.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khá, nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện: Tỷ lệ VA/GO giảm từ 31,5% năm 1995 còn 30,8% năm 2000 và chỉ còn 29-30% năm 2005-2010 do đa số các cơ sở công nghiệp của huyện Châu Thành còn ở dạng tiểu thủ công nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ và công nghiệp lạc hậu. Từ đó, các sản phẩm có số lượng không lớn, hàm lượng công nghệ thấp, chủ yếu khai thác thế mạnh tài nguyên, đồng vốn và lao động, chất lượng chưa cao. Các cơ sở công nghiệp quốc doanh tuy có quy mô lớn, sản phẩm có giá trị xuất khẩu, nhưng sản xuất không ổn định do không có nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí trung gian cao.
Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, một số làng nghề và cụm tiểu thủ công nghiệp hình thành tự phát, chưa có sự hỗ trợ nhiều của chính quyền về mặt vốn đầu tư, công nghệ và kỹ thuật, quảng bá thương hiệu và cạnh tranh trên thương trường.
Ngoại trừ một số công nghệ ứng dụng trong chế biến đường, thủy sản và máy dệt chiếu, đa số các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành còn sử dụng công nghệ và trang thiết bị cũ kỹ, máy móc kết hợp với thủ công.
Chương trình khuyến nông chưa đủ mạnh thông tin yếu, xúc tiến đầu tư ít, công tác vận động và hỗ trợ tư nhân trong và ngoài huyện đầu tư vào công nghiệp chưa thành hình.
Đa số lao động chưa qua trường lớn chính quy, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý. Các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thông tin khoa học kỹ thuật và thị trường,…
Việc hình thành các Khu công nghiệp Giao Long, Cụm công nghiệp An Hóa, Cụm công nghiệp An Hiệp với các cơ chế chính sách thích hợp có thể tạo tiền đề phát triển cho nền công nghiệp huyện Châu Thành trong tương lai.