1986 đến năm 2010
2.2.4. Tài chính ngân hàng
Trong các năm qua, hệ thống ngân hàng của huyện Châu Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện thông qua việc càng ngày càng mở rộng
thêm đối tượng và các hình thức cho vay, các hoạt động tiền gửi và tiết kiệm phát triển tương đối khá.
Trong thời kỳ đầu thực hiện chính sách đổi mới (1986-1990), do ảnh hưởng từ chính sách giá - lương - tiền năm 1985, đã tác động mạnh đến các mặt kinh tế - xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế của cả nước chậm lại. Ngân sách nhà nước bị bội chi do phải chi nhiều cho việc phòng thủ biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, cho xây dựng cơ bản, trong đó nguồn viện trợ và vay của nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô) bị giảm. Lạm phát liên tục đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính Việt Nam nói chung và thu chi ngân sách huyện Châu Thành nói riêng.
Sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Châu Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tình hình chung của huyện Châu Thành vẫn còn khó khăn do đất nước chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài, lạm phát vẫn còn ở mức cao (1991: 67%).
Từ năm 1991-1995, do sự đổi mới chính sách tài chính và các luật thuế, sự đa dạng hóa các nguồn thu, đặc biệt do nền kinh tế của huyện có sự phát triển nên ngân sách của huyện được tăng cường và mở rộng. Nguồn thu chính cho ngân sách của huyện là thuế nông nghiệp. Tổng thu ngân sách năm 1994 là 15,0 tỉ đồng, đạt 4,0% so với tổng sản phẩm xã hội, tăng 503,1% so với năm 1985.[2, 37]. Quỹ tín dụng nhân dân được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. Các hình thức cho vay đến hộ nông dân với lãi suất thấp giúp cho hộ nông dân nghèo đã góp phần tạo thêm những thuận lợi cho sản xuất và ổn định đời sống ở nông thôn.
Nhìn chung mức huy động vào ngân sách huyện giai đoạn 1986-1995 tăng và tỷ lệ huy động vốn với giá trị tổng sản phẩm xã hội. Mức chi cũng tăng theo khuynh hướng ngày càng tăng.
Trong giai đoạn 1996-2010, thu ngân sách trên địa bàn (kể cả các khoản thu trợ cấp từ ngân sách trên, thu điều tiết) tăng từ 15,3 tỉ đồng năm 1995
giảm còn 10,8 tỉ đồng năm 2000 và tăng lên 34,8 tỉ đồng năm 2005, 57,1 tỉ đồng năm 2010 theo giá hiện đồng, tức từ 14,6 tỉ đồng còn 8,4 tỉ đồng và lên 26,8 tỉ đồng, 57,1 tỉ đồng theo giá so sánh năm 1994, giảm bình quân 10,6%/năm trong giai đoạn 1996-2000, 26,2%/năm trong giai đoạn 2001- 2005 và 45,9% trong giai đoạn 2005-2010.
Trong năm 2005, tổng thu ngân sách huyện gấp 3,2 lần năm 2000, năm 2010 gấp 4,4% và bằng 2,8% GDP, do các khoản thu từ các cở sở kinh tế quan trọng là do Tỉnh thu.
Trong cơ cấu thu năm 2010: - Thu trên địa bàn chiếm 27%.
- Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên chiếm 56%. - Các khoản thu khác và thu kết dư chiếm 17%. Trong các khoản thu thuế và phí:
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 58%.
- Các khoản thu từ nhà đất chiếm 23%. - Phí và lệ phí chiếm 5%.
Trong 5 năm gần đây, các khoản thu từ đất tăng nhanh, là tiềm năng quan trọng trong phát triển thu ngân sách cho địa phương trong tương lai. Chi ngân sách của địa phương giảm bình quân 2,84%/năm trong giai đoạn, tăng nhanh 17,9% trong giai đoạn 2001-2005 và 63,6% trong những năm 2005-2010.
Huyện Châu Thành có:
- 1 Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - 1 Phòng giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội.
Chức năng chính của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là kinh doanh tiền tệ tín dụng theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Riêng phòng giao dịch Ngân hàng chính sách có đối tượng cho vay là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội…nhầm góp phần
giảm tỉ lệ hộ nghèo, giải quyết những khó khăn cho các đối tượng chính sách xã hội.
Với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng đang đẩy nhanh khả năng huy động vốn tại chỗ và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại địa phương.
Tổng vốn hoạt động đã tăng từ 34,4 tỉ đồng năm 1995 lên 168 tỉ đồng năm 2000 và 302 tỉ đồng năm 2005 giá hiện hành, tương đương với 33;129 và 233 tỉ đồng so với 1994, tăng với tốc độ 19,3%/năm trong giai đoạn
1996-2000 và 19,8%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2010, tổng vốn
hoạt động 434 tỉ đồng.
Bảng 2.10: Ngành ngân hàng của huyện Châu Thành từ năm 1995
đến năm 2010:
(Đơn vị: triệu đồng – giá hiện hành)
1995 2000 2005 2010
I. Nguồn vốn
Huy động vốn tại địa phương - Tiền gửi tiết kiệm
- Kỳ phiếu - Trái phiếu
- Tiền gửi của các tổ chức KT - Khác
Vốn đều hòa từ NH cấp trên II. Sử dụng vốn
1. Dư nợ
Theo ngành kinh tế
- Công nghiệp – Xây dựng - Nông lâm nghiệp
34.413 8.201 624 5.306 111 2.160 26.212 33.576 199 30.475 165.718 87.724 78.187 8.082 1.455 77.994 112.582 12.800 96.019 302.000 108.000 57.168 800 32 50.000 194.000 302.000 50.750 426.000 434.041 173.617 102.324 1.166 44 69.768 315 246.147 79.400 333.151
Trong đó trồng trọt
- Thương nghiệp dịch vụ Theo thành phần
- Kinh tế quốc doanh - Kinh tế ngoài quốc doanh Theo loại cho vay
- Ngắn hạn - Trung dài hạn
2. Tổng số cho vay Theo ngành kinh tế
- Công nghiệp – Xây dựng - Nông lâm nghiệp
Trong đó trồng trọt
- Thương nghiệp dịch vụ Theo thành phần
- Kinh tế quốc doanh - Kinh tế ngoài quốc doanh Theo loại cho vay
- Ngắn hạn - Trung dài hạn 20.523 2.902 2.435 31.141 29.800 3.776 52.018 47.173 23.960 4.845 204 51.814 51.000 1.018 68.622 3.763 112.582 75.750 36.832 113.398 14.823 96.251 60.769 2.324 450 112.948 87.016 26.382 180.130 5.250 302.000 151.000 151.000 215.894 29.519 180.505 94.370 5.870 500 215.394 130.954 84.940 9.568 31.098 395.075 234.031 192.142 374.896 283.307 91.589
Nguồn: Phòng thống kê huyện Châu Thành.
Từ bảng 2.10, trong tổng vốn nêu trên, vốn huy động từ tiết kiệm, tiền gửi và kì phiếu tại địa phương chiếm 35,8%, vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên là chủ yếu. Nhìn chung, do kinh tế phát triển, tiết kiệm tăng bình quân 12,1%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 15,2%/năm từ năm 2000-2005, tăng 18%/năm từ năm 2005-2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và bình quân bằng 14,7% GDP. Tổng vốn đầu tư tăng bình quân 13,3%/năm chỉ trong 5 năm (1995-2000), 22,7%/năm (2001-2006) và tăng trên
100%/năm trong 5 năm 2005-2010. Do quá trình hình thành hạ tầng khu công nghiệp Giao Long và các công trình phát triển khu vực chung quanh cầu Rạch Miễu.
Khuynh hướng đầu tư trong dân trong 10 năm gần đây tỏ ra rất tích cực với mức đầu tư tăng bình quân 33%/năm trong thời kì 1996-2010 trung bình chiếm 89,5% tổng đầu tư và luôn chiếm khoảng 93,6% mức tiết kiệm, điều này đồng thời cũng chứng tỏ nền kinh tế huyện Châu Thành đã và đang dựa vào nội lực vốn trong dân là chính.
Đầu tư của ngân sách địa phương ít, trung bình chiếm 2,6% tổng đầu tư, chỉ đầu tư thường chiếm 20,7% tổng chi ngân sách, nhưng chỉ bằng 0,4% GDP, riêng 7 năm gần đây bằng 0,5% GDP.
Đầu tư của ngân sách Trung ương và tỉnh Bến Tre cho huyện Châu Thành tăng bình quân 35,1%/năm trong giai đoạn 1996-2000, 21,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và tăng nhanh trong 2 năm 2006-2007 do quá trình hình thành khu công nghiệp và cảng Giao Long, trung bình chiếm 7,9% tổng đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và tỉnh Bến Tre rất quan trọng, bằng 3 lần vốn đầu tư của ngân sách địa phương, chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng.
Tổng doanh số cho vay theo giá so sánh cũng đạt tốc độ cao từ 59 tỉ đồng năm 1995 lên đến 88 tỉ đồng năm 2000 và 164 tỉ đồng năm 2005 tăng 12,1% trên năm trong giai đoạn 1996-2000 và 13,6%/năm trong giai đoạn 2001-2005 với cơ cấu trung hạng tăng từ 2% trên năm 2000 lên 39,3% năm 2005. Mặt khác, tổng dư nợ cũng tăng nhanh từ 32 tỉ đồng năm 1995 lên 88 tỉ đồng năm 2000 và 233 tỉ đồng năm 2005, tăng 22,2%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 21,6%/năm trong giai đoạn 2001-2005, với cơ cấu trung dài hạng tăng từ 11,2% lên 50% cho thấy vai trò hỗ trợ đầu tư ngày càng cao. Hầu hết tín dụng và dư nợ đều cho khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2010, tổng doanh số cho vay khoảng 375 tỉ đồng, tổng dư nợ khoảng 426 tỉ đồng.
Trong doanh số cho vay , tín dụng cho doanh nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ trọng cao 83,6%, phù hợp với cơ cấu kinh tế huyện, trong khi tín dụng thương mại chỉ chiếm 2,7% và công nghiệp 13,7% chưa phù hợp với hướng phát triển trong tương lai của huyện Châu Thành.
Tín dụng ngắn hạng đến nay là hoạt động chính của Ngân hàng (chiếm khoảng 60,7% doanh số cho vay, 50% tổng dư nợ), đa phần là cho vay theo món theo giá trị tài sản thế chấp chưa tạo thế đột phá cho nền kinh tế.
Nhìn chung, nền tài chính công của huyện trong các năm qua đã phát triển khá tích cực. Tuy nhiên, theo Luật Ngân sách, một số nguồn thu lớn phát sinh trên địa bàn như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,… được điều tiết về ngân sách tỉnh, làm hạn chế khả năng đầu tư của huyện Châu Thành.
Tóm lại, do tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nên mặc dù vốn huy động tại địa phương tăng đều ngành ngân hàng đã có nhiều cố gắng cải tiến phương thức huy động vốn và cho vay, nhưng nguồn vốn thường không đáp ứng đủ nhu cầu (dư nợ mới bằng 5,8% tổng giá trị sản xuất, 88% GDP của huyện), cơ cấu thời gian của tín dụng cũng chưa thật xác với chu kì sản xuất hạn mức thấp, các thủ tục pháp lý và cơ cấu tín dụng trung dài hạn thấp vẫn còn gây cản ngại cho khu vực công thương nghiệp, đã vừa làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong các năm qua, vừa chưa phát huy được thế mạnh kinh tế của huyện. Trên địa bàn Thành phố chưa có chi nhánh của Ngân hàng Công thương, cũng là một bất lợi cho hoạt động công thương nghiệp của huyện Châu Thành.