1986 đến năm 2010
2.2.5. Trong giao thông vận tải
2.2.5.1. Hệ thống đường bộ
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, hệ thống giao thông đường bộ hầu như bị xuống cấp nghiêm trọng, hư hại do sự tàn phá của thiên tai lũ
lụt và chiến tranh. Vận chuyển hàng hóa và đi lại của dân cư ngay những năm đầu sau giải phóng rất khó khăn.
Từ năm 1986, thực hiện Nghị quyết tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng “đường, điện, nước” Tỉnh ủy Bến Tre đề ra, hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ cơ bản đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhiều con đường đã được xây mới. Hệ thống giao thông được sửa chữa, huyện Châu Thành đã trãi sỏi đỏ trên một số tuyến đường huyện. Từ năm 1986-1995, được sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp công lao động của nhân dân huyện Châu Thành đã tu sửa, dậm vá 10.000 m đường, trong đó trãi nhựa lộ chính với chiều dài là 3.400 m với số tiền là 786.232.700 đồng (nhân dân đóng góp là 237 triệu đồng). Bằng vốn ngân sách và sự đóng góp của nhân dân đã xây mới được 26 cầu, sửa chữa 10 cầu cũ, 95% cầu đã được bê tông hóa không còn cầu tạm.
Năm 1991-1995, ngành giao thông huyện Châu Thành đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn về nguyên, nhiên liệu, đẩy mạnh nhanh thi công cầu đường. Năm 1993, đã xây dựng hoàn thành 3 công trình trọng điểm. Từ năm 1996-2010, huyện Châu Thành có 7,3 km quốc lộ 60 đi ngang qua (ngoài ra còn có 5,4 km đường quốc lộ 60 mới nối cầu Rạch Miểu), 29,6 km đường tỉnh (2 tuyến ĐT 883, ĐT 884), 64,8 km đường huyện (4 tuyến ĐH 187, ĐH 173, ĐH 175), 50 km đường liên xã (14 tuyến), 19,6 km đường xã (12 tuyến), 487,6 km đường thôn ấp.
Về giao thông nông thôn xã ấp, huyện Châu Thành có khoảng 659 km đường, mật độ 2,9 km/km2, thuộc vào loại cao. Tuy nhiên, phần lớn mặt đường đều hẹp (bình quân rộng 2,7 m, trong đó hầu hết đường nông thôn có chiều rộng dưới 2,5 m). Tổng diện tích đất giao thông khoảng 186 ha, đất giao thông/đầu người thấp (10,9 m2).
Nếu không tính các đường nông thôn cấp xã ấp, toàn huyện có khoảng 171 km đường với mật độ 0,7 km/km2
, đất giao thông/đầu người chiếm 7,0 m2
Năm 2010, huyện Châu Thành có tổng cộng 253 chiếc cầu với tổng chiều dài 3.522 m, trong đó có 1 cầu bê tông cốt thép (124,6m), 9 cầu khung sắt (392,3 m) và 106 cầu bán kiên cố (1953,9 m). Ngoài ra, còn có khoảng 202 cầu tạm trên các tuyến đường nông thôn.
Về chất lượng giao thông, chỉ có 38% chiều dài đường trải nhựa hoặc bê tông, còn lại 61% được trải sỏi đỏ và 1% đắp đất.
Quốc lộ 60 được trải nhựa, đáp ứng tốt nhu cầu giao thông.
Hệ thống đường tỉnh hiện cũng đã trải nhựa 75%, tuy nhiên mặt đường còn hẹp.
Hệ thống đường huyện đã trải nhựa 67%, còn lại trải sỏi đỏ.
Hệ thống đường liên xã, đường xã và đường nông thôn chỉ có 29% chiều dài trải nhựa hoặc bê tông.
Hệ thống đường nội thị tại thị trấn về cơ bản vẫn chưa hình thành, chủ yếu dựa trên quốc lộ 60 đi ngang qua thị trấn và một số tuyến ngang đang thi công nối liền quốc lộ 60 cũ và mới.
Về phân bố các trục giao thông quan trọng:
Các trục Bắc – Nam: quan trọng nhất và đang phát triển mạnh nhất là quốc lộ 60, được xem là trục trung tâm theo hướng Bắc – Nam của huyện. Trục Phú Túc – Thành Triệu – An Hiệp mật độ giao thông vận tải còn kém do mặt đường hẹp và chưa thông tuyến thuận lợi với các tuyến đường trục Đông – Tây. Trục Giao Hòa – An Hóa hiện chưa định tuyến và chưa thông tuyến hoàn toàn với thành phố Bến Tre.
Các trục Đông – Tây: đáng lưu ý là 2 trục Đông – Tây quan trọng lại phân bố so le ở 2 cực của huyện và không xuyên suốt chiều ngang huyện. ĐT 883 chủ yếu phát triển giao thông về phía Đông, trong khi đó trục nối tiếp tại Ngả Tư huyện về phía Tây (ĐH 175) có hiện trạng giao thông kém và chưa thông tuyến hoàn toàn về Tân Phú. Trục giao thông quan trọng về phía Tây là ĐT 884 lại phân bố ở phía Nam huyện; trong khi đó trục trung tâm (ĐH 173) huyện phát triển giao thông kém.
Nhìn chung, hiện trạng giao thông bộ của huyện Châu Thành mật độ giao thông cao nhưng mật độ các tuyến đường chính còn thấp, khoảng gần 2/3 chiều dài đường chưa trải nhựa hoặc bê tông, còn nhiều cầu bán kiên cố hoặc cầu tạm, phần lớn mặt đường rất hẹp, ít có giá trị vận tải, tỉ lệ thông xe 4 bánh thấp, chỉ số đất giao thông/đầu người thấp, hệ thống đường đô thị chưa hình thành, các trục giao thông (bắc – nam và đông – tây) chưa kết nối thành mạng hoàn chỉnh và phân bố thiếu cân đối.
Do đó, tuy với mạng lưới giao thông dày đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại nhưng do hạn chế về các mặt: chiều rộng mặt đường, chất lượng cầu đường và phát triển mạng, hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển vận tải và phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội giữa các vùng.
2.2.5.2. Giao thông thủy
Huyện Châu Thành giáp với 2 sông lớn (sông Tiền và sông Hàm Luông), 2 sông kênh quan trọng (sông Ba Lai và kênh Giao Hòa – Chẹt Sậy) và có một mạng lưới kênh rạch rất phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông thủy. Mạng lưới giao thông đường thủy đi qua địa bàn có tổng chiều dài khoảng 181,12 km, bao gồm:
2 Tuyến do Trung ương quản lý dài 50,22 km. 2 Tuyến do Tỉnh quản lý dài 34,95 km.
Khoảng 96 km do huyện quản lý.
Nhìn chung, so với các huyện khác, giao thông thủy huyện Châu Thành khá phát triển về mặt vận tải hàng hóa lẫn hành khách, đặc biệt là các tuyến giao thông trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, kênh Giao Hòa – Chẹt Sậy và hệ thống các kênh rạch ấp II.
Tuy nhiên, các tuyến giao thông thủy chỉ được sử dụng khai thác dưới dạng tự nhiên và chưa được quy hoạch, khai thông luồng lạch, việc quản lý luồng lạch, bến bãi phần lớn còn mang tính tự phát.
Về giao thông bộ: Huyện có bến xe trung tâm đặt tại Tân Thạch. Tại các cụm điểm dân cư lớn (Tiên Thủy, An Hóa, Tân Phú) chỉ có các điểm đổ xe tạm.
Về giao thông thủy: Các bến đò khách được hình thành tại Tân Thạch, Tiên Thủy, Tân Phú, An Hóa, Quới Thành, Phú Đức, Phú Túc, Quới Sơn, Giao Long. Ngoài ra, dọc theo sông Tiền và sông Hàm Luông còn có nhiều điểm đổ ghe tàu du lịch, đồng thời cảng Giao Long đang trong bước đầu xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay ở huyện vẫn chưa có bến hàng hóa.
2.2.5.4. Phương tiện vận tải
Về vận tải đường bộ: Huyện Châu Thành có khoảng 20 xe vận tải hàng hóa có năng lực tổng cộng khoảng 161 tấn, chủ yếu là của các cơ sở công nghiệp, 6 xe khách có 184 ghế và một số xe chuyên dùng, xe cơ giới và xe ôm.
Về vận tải thủy: Huyện có 1 bến phà Tân Phú đi Chợ Lách, 10 bến đò dọc ngang tại các xã và 6 bến đò du lịch. Trong thực tế, có một số phương tiện vận tải hàng hóa kết hợp đi lại trong dân.
2.2.5.5. Sản lượng vận tải
Bảng 2.11: Sản lượng vận tải của huyện Châu Thành từ năm 1995
đến năm 2010:
1995 2000 2005 2010
Vận chuyển hàng hóa (1000tấn) - Đường bộ
- Đường thủy
Luân chuyển hàng hóa (1000tấn/km)
- Đường bộ - Đường thủy Vận chuyển hành khách (1000 hành khách) - Đường bộ - Đường thủy Luân chuyển hành khách (1000 hành khách/km) - Đường bộ 256,5 23,7 232,8 17.482 1.422 16.060 858 496 362 18.776 12.152 58,5 16,2 42,3 2.333 1.654 679 539 288 251 8.358 4.776 133 28,8 104,2 6.741 2.774 3.967 810 334 476 18.030 16.523 648 195 454 29.008 13.054 15.954 955 430 525 21.437 19.294
- Đường thủy 6.624 3.583 1.506 2.144 Nguồn: Phòng thống kê huyện Châu Thành. Qua khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa, hành khách trong bảng trên cho thấy năm 2010 tăng hơn nhiều so với năm 1995, trong đó chủ yếu là khối lượng luân chuyển hàng hóa đường thủy chiếm tỷ trọng cao và đang có xu hướng giảm đến 106 nghìn tấn/km. Tuy kkhoois lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ thấp hơn đường thủy nhưng vẫn tăng mạnh trong giai đoạn 1995-2010, tăng 11.632 nghìn tấn/km, nguyên nhân là do hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được củng cố, mở rộng đi lại dễ dàng, thuận tiện hơn. Trong giai đoạn 1996-2000, giảm 1,1%/năm, và tăng 18,2%/năm giai đoạn 2001-2005.