II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.4.1.2. Ảnh hưởng của quá trình nung tới khả năng loại NO3 của vật liệu
Trong phần này chúng tôi chọn mẫu đại diện HT1/CO3 để nghiên cứu khả năng loại NO3- của vật liệu khi nung ở các nhiệt độ khác nhau. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả loại NO3- của vật liệu HT1/CO3
chưa nung và sau nung ở các nhiệt độ khác nhau
HT1/CO3 % loại NO3-
Chưa nung 36,85
Nung ở 2000C 40,72
Nung ở 5000C 94,30
Từ bảng kết quả trên ta thấy mẫu chưa nung và mẫu nung ở 2000C có khả năng loại NO3- gần tương đương nhau và khá thấp trong khi mẫu nung ở 5000C loại NO3- rất tốt. Anion CO32- có ái lực mạnh với lớp cấu trúc brucite, nên khả năng trao đổi ion của CO32- không cao. Điều này phù hợp với một số kết quả thực nghiệm đã được công bố, đối với HT có chứa anion CO32- quá trình loại NO3- từ dung dịch nước xảy ra theo xu hướng hấp phụ ion NO3- vào các lớp cấu trúc hơn là cơ chế trao đổi ion [24, 33, 42]. Từ đó có thể giải thích kết quả loại NO3- dựa trên những nghiên cứu cấu trúc của vật liệu: mẫu nung ở 2000C vẫn giữ nguyên cấu trúc như mẫu chưa nung. Còn mẫu nung ở 5000C HT đã bị phân hủy, chuyển thành các oxit và các anion CO32- giữa các lớp đã bị loại hết. Khi đưa vật liệu vào dung dịch, do hiệu ứng nhớ lại cấu trúc, các ion NO3- được hấp phụ vào lớp xen giữa các lớp vừa hình thành brucite thay thế cho ion CO32-, làm cho khả năng hấp phụ NO3- của vật liệu tăng cao.