0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đặc trưng cấu trúc của vật liệu

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ HYDROXIDE CẤU TRÚC LỚP KÉP ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG LOẠI NO3 (Trang 39 -43 )

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

3.1.1.1. Đặc trưng cấu trúc của vật liệu

Giản đồ XRD:

- Vật liệu vừa tổng hợp:

Giản đồ XRD của mẫu HT4/CO3, được tổng hợp ở 300Cvới tỉ lệ mol Mg:Cu:Al = 60:10:30 thời gian 4 giờ được cho trên hình 3.1. Trên giản đồ thể hiện rất rõ cấu trúc lớp trúc lớp của pha hydrotalcite với các pic đặc trưng cho các mặt (003); (006); (009); (015); (018); (110); (113) tương ứng với 2θ= 11,2; 22,8; 34,5; 38,6; 45,6; 60; 62 (JCPDS22-0700). Không thấy sự xuất hiện các pic lạ.

Khoảng cách d, tính trên cơ sở pic cao nhất tương ứng với mặt (003), xác định được là 7,65 Å. Giá trị này gần tương đương với số liệu đã được công bố đối với các HT/CO3 là 7,70 Å, chứng tỏ rằng mẫu HT đã tổng hợp chứa anion CO32- ở trong lớp xen giữa [24, 33].

Hình 3.1: Giản đồ XRD của vật liệu HT4/CO3 vừa tổng hợp

- Vật liệu sau nung: trong ứng dụng, vật liệu HT thường được nung ở nhiệt độ cao sau khi tổng hợp. Quá trình nung nhằm mang lại một số lợi ích: tăng độ tinh thể, mức độ trật tự tinh thể của vật liệu; Thay đổi cấu trúc xốp, cải thiện độ xốp của vật liệu; Phân hủy HT, loại ion lớp xen giữa, nhằm sử dụng khả năng nhớ lại cấu trúc lớp HT của vật liệu sau nung khi cho lại vào dung dịch. Tính chất này rất quan

trọng đối với các ứng dụng hấp phụ của vật liệu như đã được trình bày trong phần tổng quan; Và cuối cùng, sau quá trình nung độ bền của vật liệu cũng được cải thiện đáng kể.

Trên hình 3.2 là giản đồ XRD của 2 mẫu HT4/CO3 nung ở 2000C và 5000C được so sánh với mẫu HT4/CO3vừa tổng hợp. Từ hình 3.2 ta thấy giản đồ XRD của vật liệu HT4/CO3 nung ở 5000C (hình 3.2c) các pic đặc trưng của MgO tại vị trí 2θ = 37; 43; 62,2 và pic của CuO tại 2θ = 35,3; 38,9 và không phát hiện thấy sự tồn tại hợp chất của nhôm. Một số nghiên cứu được công bố trước đây cũng đã khẳng định rằng Al2O3 nằm phân tán trong mạng MgO-CuO, không tách thành pha riêng [15, 17, 27]. Còn vật liệu HT4/CO3 nung ở 2000C (hình 3.2b) vẫn thể hiện các pic tương tự như giản đồ XRD của mẫu trước khi nung (hình 3.2a).

Hình 3.2: Giản đồ XRD của vật liệu HT4/CO3

(a- chưa nung, b- nung 2000C, c- nung 5000C) (+) pha CuO, (*) pha MgO, (#) pha HT Phổ FTIR:

Trên phổ FTIR của mẫu HT4/CO3 (hình 3.3), có thể thấy các vạch hấp thụ đặc trưng cho HT. Dải hấp thụ rộng trong khoảng 3300-3600 cm-1được gán cho dao động hóa trị của nhóm OH- trong phân tử HT và của các phân tử nước hấp thụ giữa

các lớp. Vạch 1633,45 cm-1 được gán cho dao động biến dạngcũng của liên kết OH-

và phân tử nước hấp thụ trong vật liệu. Vạch hấp thụ mạnh tại 1374,38cm-1 và vạch 651,57 cm-1là do các nhóm ion CO32-. Các vạch hấp thụ khác ở vùng dưới 1000 cm-1

(941,73; 783,69; 612,71;553,12;431,36 cm-1) đặc trưng cho các dao động của liên kết Al-O, Mg-O, Cu-O trong HT [19, 44].

Hình 3.3: Phổ FTIR của mẫu HT4/CO3 chưa nung

Phổ FTIR của mẫu HT4/CO3-500 (hình 3.4) cho thấy sau khi nung thì cường độ các vạch hấp thụ đặc trưng của nước và đặc biệt là của CO32- đều giảm do khi nung ở nhiệt độ cao thì các phân tử nước và khí CO2 trong hydrotalcite thoát ra. Vẫn xuất hiện một số vạch hấp thụ trong vùng dưới 1000 cm-1. Chú ý rằng vạch đặc trưng cho HT với cường độ lớn nhất ở khoảng 780 cm-1 trong mẫu HT tổng hợp đã không còn xuất hiện trên phổ của các mẫu nung. Điều này cho thấy HT đã bị phân hủy trong quá trình nung, các vạch hấp thụ trong vùng bước sóng này là do dao động của MgO (tại 539,73 cm-1) và CuO (tại 610,29 và 455,59 cm-1) [19, 44].

Hình 3.4: Phổ FTIR của mẫu HT4/CO3 nung ở 5000C

Kết luận: Từ kết quả phân tích giản đồ XRD và phổ FTIR cho thấy vật liệu đã được tổng hợp có cấu trúc tinh thể đơn pha hydrotalcite.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ HYDROXIDE CẤU TRÚC LỚP KÉP ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG LOẠI NO3 (Trang 39 -43 )

×