Đối tượng và nội dung

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển một số năng lực học tập của học sinh (Trang 111)

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng TNSP là HS 04 lớp 11 trường THPT Tôn Đức Thắng, 04 lớp trường THPT Trần Cao Vân, tỉnh Khánh Hoà (năm học 2013 – 2014).

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

- Ở các lớp TNg giáo viên đều giao trước các bài tập đã được tuyển chọn cho HS, sau mỗi bài học thì học sinh có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề đã đưa ra trong bài

tập, giáo viên kết hợp với ban cán bộ lớp kiểm tra sự hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong lớp và coi đó như là một trong những tiêu chí để đánh giá học sinh.

- Ở các lớp TNg, GV dạy theo quy trình thiết kế bài học đã được thiết kế bằng cách sử dụng bài tập để phát triển năng lực học tập của HS. Các bài dạy học được tiến hành thực nghiệm thuộc chương 6 và chương 8 của phần hóa hữu cơ lớp 11, bao gồm:

Bài 32: Ankin (1 tiết).

Bài 33: Luyện tập ankin (1 tiết). Bài 40: Ancol (2 tiết) .

Ở các lớp ĐC giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để truyền thụ kiến thức cho HS.

3.3. Tiến hành thực nghiệm

3.3.1. Chọn giáo viên thực nghiệm

Chúng tôi chọn giáo viên thực nghiệm trên cơ sở: + Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

Chúng tôi đã trao đổi với GV thực nghiệm một số vấn đề trước khi thực nghiệm: + Tình hình học tập của học sinh, năng lực nhận thức của học sinh các lớp về môn Hóa học.

+ Đánh giá của giáo viên về hệ thống bài tập và về các giáo án thực nghiệm có sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh.

+ Giáo viên thực nghiệm được cung cấp giáo án thực nghiệm đã thiết kế, hệ thống bài tập, các bài kiểm tra…

+ Giáo viên thực nghiệm thực hiện bài dạy theo hai hướng khác nhau: ở lớp thực nghiệm sẽ được học theo giáo án đã thiết kế (sử dụng bài tập phát triển năng lực học tập của học sinh) còn ở lớp đối chứng thì học theo giáo án thông thường.

3.3.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chúng tôi tiến hành chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương về các mặt:

+ Số lượng học sinh.

+ Chất lượng học tập môn Hóa học (dựa vào kết quả học tập môn Hóa ở học kì I). + Cùng học chương trình cơ bản và do cùng một giáo viên dạy học.

* Ở các lớp thực nghiệm:

Chúng tôi dạy với giáo án được xây dựng theo hướng sử dụng bài tập nhằm phát triển một số năng lực học tập của học sinh.

Chúng tôi giao hệ thống bài tập đã tuyển chọn cho học sinh tham khảo trước (khi bắt đầu quá trình thực nghiệm - đầu học kì II của năm học), sau mỗi bài dạy học sinh có nhiệm vụ giải quyết các bài tập liên quan đến bài đã học.

* Ở các lớp đối chứng:

Chúng tôi sử dụng giáo án thường dùng của giáo viên đang dạy học trong đó không lồng ghép các bài tập theo hướng phát triển năng lực học tập của học sinh.HS cũng được giao hệ thống bài tập đã tuyển chọn như ở lớp thực nghiệm.

Từ sự xem xét và cân nhắc đó, chúng tôi đã lựa chọn mẫu TNSP gồm những lớp TNg và ĐC có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Số HS được khảo sát trong quá trình TNSP là 273, trong đó có 4 lớp thuộc nhóm TNg và 4 lớp thuộc nhóm ĐC, cụ thể:

Bảng 3. 1. Số liệu HS các nhóm thực nghiệm và đối chứng

Trường Nhóm TNg Sĩ số Nhóm ĐC số GV dạy THPT Tôn Đức Thắng 11B11 36 11B10 33 Trần Thị Hồng Bình 11B12 35 11B13 35 Trần Thị Hồng Bình THPT Trần Cao Vân 11B3 33 11B7 34 Nguyễn Thị Thanh Tố 11B4 32 11B8 35 Nguyễn Thị Thanh Tố Tổng cộng 136 137

3.3.3. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp

Quan sát các hoạt động của GV và HS trong các tiết học ở các lớp TNg và các lớp ĐC, theo các nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Hoạt động dạy học của GV

- Tiến trình lên lớp của GV, sự phân phối thời gian các hoạt động của tiết dạy. - Khả năng sử dụng các phương pháp và bài tập trong quá trình DH.

 Hoạt động học tập của HS

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa của HS và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong từng tiết học.

- Tinh thần nỗ lực của cá nhân, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thực hành của HS.

Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo cũng như cho đề tài nghiên cứu.

Qua theo dõi lịch trình giảng dạy, học tập tại các trường thực nghiệm, chúng tôi đã thực nghiệm theo thời gian sau: Chương trình Hóa hữu cơ lớp 11 bắt đầu ở học kì II nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014.

3.3.4. Tiến hành kiểm tra

Chúng tôi đã tổ chức cho tất cả HS nhóm TNg và nhóm ĐC làm hai bài kiểm tra theo hình thức tự luận trong thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là sau khi kết thúc các bài thực nghiệm (sau bài luyện tập ankin để kiểm tra kiến thức liên quan đến ankin và sau khi học hết bài ancol) để có thể kiểm tra được kết quả học tập trên lớp cũng như ở nhà của HS. Nội dung bài kiểm tra giống nhau cho các nhóm, nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan trong việc đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của HS.

3.3.5. Chấm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả

Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ thấp đến cao, phân chia thành 3 nhóm: + Nhóm khá, giỏi có các điểm 7,8,9,10.

+ Nhóm yếu có các điểm 0,1,2,3,4.

3.3.6. Xử lí kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo các bước sau:

1. Lập bảng phân phối tần suất lũy tích: cho biết phần trăm số HS đạt điểm xi trở xuống. Ta làm như sau:

+ Lập bảng phân phối kết quả điều tra. + Tính tần suất lũy tích của mỗi điểm.

+ Lập bảng phân phối tần suất lũy tích kết quả kiểm tra. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.

Từ các bảng ta thu gọn lại dưới dạng tham số đặc trưng để tiện so sánh chất lượng của hai phương pháp và mức độ tin cậy của các giá trị thu được.

* Trung bình cộng ( X� ) : là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.

Giá trị trung bình cộng: i 1 i i f X X n n = =∑

với Xilà điểm số; fi là số HS đạt điểm Xi; n là số HS dự kiểm tra.

* Phương sai (S2) và độ lệch chuẩn (S)

- Phương sai: dùng để chỉ độ lệch bình phương trung bình của các giá trị thu được trong mẫu, được tính theo công thức:

- Độ lệch chuẩn: 2 i i i 1 f (X X) S n 1 n = − = − ∑

Độ lệch chuẩn S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X, S càng bé chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. ( )2 2 1 i i f X X S n − = − ∑

* Sai số tiêu chuẩn ( m): = S

√𝑛

Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng X� ± 𝑚

* Hệ số biến thiên (V): dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau. V = 𝑆 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

𝑛�. 100%

Khi hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

+ Nếu hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì so sánh mức độ phân tán của số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có 𝑋� lớn hơn thì nhóm đó có trình độ cao hơn.

Như vậy, để so sánh chất lượng học tập của các nhóm học sinh khi xác định giá trị trung bình sẽ xuất hiện hai trường hợp sau:

+ Nếu giá trị trung bình bằng nhau thì phải tính độ lệch chuẩn S, S càng nhỏ thì chất lượng càng cao.

+ Nếu giá trị trung bình khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên V, V càng nhỏ thì chất lượng càng đồng đều, với 𝑋� lớn hơn thì trình độ tốt hơn.

* Đại lượng kiểm định Student: Khi so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đã sử dụng phép thử Student để đánh giá sự sai khác về kết quả học tập của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng:

t = (𝑋�TN - 𝑋�ĐC ).�𝑆𝑇𝑇 2 + 𝑆𝑛 Đ𝐶 2

Trong đó:

n : tổng số học sinh của lớp thực nghiệm.

𝑋�TN : Trung bình cộng của lớp thực nghiệm.

𝑋�ĐC : Trung bình cộng của lớp đối chứng.

- Chọn xác suất 𝛼 từ 0,01 ÷ 0,05 . Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị 𝑡𝛼,𝑎 với độ lệch tự do k = 2n-2.

- Nếu t > 𝑡𝛼,𝑎 thì sự khác nhau giữa 𝑋�TN và 𝑋�ĐC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 𝛼. - Nếu t < 𝑡𝛼,𝑎 thì sự khác nhau giữa 𝑋� TN và 𝑋� ĐC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa 𝛼 [20].

3.4. Đánh giá kết quả 3.4.1. Tiêu chí đánh giá 3.4.1. Tiêu chí đánh giá

- Không khí lớp học thể hiện ở sự tập trung chú ý xây dựng bài, khả năng tự giác thực hiện chu đáo, nhanh gọn chính xác các nhiệm vụ học tập.

- Thái độ học tập của HS, số lượt HS tham gia phát biểu xây dựng bài.

- Kết quả lĩnh hội nhanh, chính xác, có khả năng vận dụng kiến thức, phát hiện nhanh các vấn đề, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề học tập.

- Điểm trung bình của các bài kiểm tra.

3.4.2. Nhận xét chung

Qua quan sát các giờ học ở các lớp TNg được tiến hành theo bài dạy học đã thiết kế, chúng tôi nhận thấy:

Với việc sử dụng bài tập hóa học theo hướng phát triển năng lực học tập của HS đã làm không khí lớp học sôi nổi hơn, HS có hứng thú với nhiệm vụ do GV đặt ra và luôn đặt mình vào trạng thái tích cực, chủ động làm việc để cùng thảo luận các vấn đề. Từ đó HS không chỉ hiểu, ghi nhớ, hệ thống hoá kiến thức nhanh, khoa học mà còn hình thành khả năng suy nghĩ giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt.

3.4.3. Đánh giá kết quả học tập

- Lớp thực nghiệm:

• Trường THPT Tôn Đức Thắng: lớp 11 B11 và 11 B12.

• Trường THPT Trần Cao Vân :lớp 11 B3 và 11 B4. - Lớp đối chứng:

• Trường THPT Tôn Đức Thắng: lớp 11 B10 và 11 B13.

- Giáo viên thực nghiệm:

• Trường THPT Tôn Đức Thắng: Trần Thị Hồng Bình.

• Trường THPT Trần Cao Vân: Nguyễn Thị Thanh Tố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.3.1. Kết quả bài kiểm tra số 1

Kết quả thực nghiệm

Nội dung kiểm tra: bài ankin và luyện tập ankin. Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 136 0 0 1 2 8 26 40 36 11 7 5 ĐC 137 0 0 3 9 19 38 32 23 8 4 1 % HS đạt điểm Xi trở xuống TNg 136 0 0 0,7 2,2 8,1 27,2 56,6 83,1 91,2 96,3 100 ĐC 137 0 0 2,2 8,8 22,7 50,4 73,8 90,6 96,4 99,3 100

Hình 3.1. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai nhóm TNg và ĐC 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % Điểm số TNg ĐC

Bảng 3.3. Bảng phân loại học lực của hai nhóm TNg và ĐC Nhóm Số HS Số % HS Kém (0 - 2) Yếu (3 - 4) TB (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 - 10) TNg 136 0,7 7,4 48,5 34,6 8,8 ĐC 137 2,2 20,5 51,1 22,6 3,6

Hình 3.2. Biểu đồ phân loại học lực của hai nhóm TNg và ĐC Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số thống kê

Nhóm Số HS S2 S V (%) m

TNg 136 6,30 2,22 1,49 23,65 0,13 6,30 ± 0,13

ĐC 137 5,60 2,38 1,54 27,50 0,13 5,60 ± 0,13

Dựa vào những tham số tính toán ở trên, đặc biệt là từ bảng các tham số thống kê (Bảng 3.6) và các đồ thị phân phối tần suất, đồ thị phân phối tần suất luỹ tích có thể rút ra một số nhận xét sau: 0 10 20 30 40 50 60 KÉM YẾU TB KHÁ GIỎI % Học lực TNg ĐC X X = ± m X

- Điểm trung bình của các bài kiểm tra của HS ở nhóm TNg (6,30) cao hơn so với HS ở nhóm ĐC (5,60), độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TNg giảm so với nhóm ĐC.

- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TNg giảm rất nhiều so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC.

- Đường lũy tích ứng với nhóm TNg nằm bên phải và về phía dưới đường lũy tích ứng với nhóm ĐC.

Như vậy kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên kết quả trên có thể do ngẫu nhiên. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng tôi dùng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê được trình bày ở phần dưới đây.

Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kết luận kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên hay do việc áp dụng tiến trình dạy học đã thực nghiệm mang lại, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

- Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình về điểm số của nhóm ĐC và nhóm TNg là không có ý nghĩa”.

+ Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm TNg lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.

- Để kiểm định các giả thuyết trên ta cần tính đại lượng kiểm định t theo công thức: 1 2 1 2 P 1 2 X X n .n t S n n − = + với 1 12 2 22 P 1 2 (n 1)S (n 1)S S n n 2 − + − = + −

trong đó S1, S2 là lần lượt là độ lệch chuẩn của nhóm TNg và ĐC; n1, n2 lần lượt là kích thước của nhóm TNg và ĐC, X , X l1 2 ần lượt là điểm trung bình của nhóm TNg và ĐC.

+ Nếu t≥ tα thì sự khác nhau giữa X2 và X1 là có ý nghĩa.

(tαlà giá trị được xác định từ bảng Student với mức ý nghĩa α và bậc tự do f trong đó f = n2 + n1 - 2).

- Sử dụng số liệu ở bảng 3.6, chúng tôi tính được:

2 2 P (136-1).1,49 (137 - 1).1,54 S 1,52 136 137 2 + = = + − và t 6,3 5, 6 136.137 3,80 1,52 136 137 − = = +

Tra bảng Student, với mức ý nghĩa α 0,05= và bậc tự do f = n1+ n2 -2 = 136+137 – 2 = 271 > 120, thu được tα=1,96, nghĩa là t >tα. Điều đó cho thấy giả

thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết H1 được chấp nhận.

3.4.3.2. Kết quả bài kiểm tra số 2

Kết quả thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung kiểm tra: bài ancol

Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 136 0 0 1 3 6 27 39 35 12 7 6 ĐC 137 0 0 4 15 27 36 25 19 7 3 1

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển một số năng lực học tập của học sinh (Trang 111)