phát triển một số năng lực học tập của học sinh
2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn bài tập theo định hướng phát triển một số năng lực học tập của học sinh học tập của học sinh
chuẩn kiến thức - kĩ năng và góp phần hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh. Nội dung bài tập đưa ra sử dụng phải phù hợp với việc đổi mới chương trình dạy học hiện hành (ví dụ như có những kiến thức hiện nay nằm trong chương trình giảm tải thì không được sử dụng những bài tập có các kiến thức giảm tải đó). Bài tập hóa học là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống lí thuyết đã được học, hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực học tập hóa học nói riêng và qua đó cũng góp phần hình thành những năng lực cần thiết của học sinh có thể đi vào cuộc sống dễ dàng như năng lực hợp tác nhóm (biết cách xử lí công việc trong môi trường tập thể), năng lực tìm kiếm hướng giải quyết và xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc, hay năng lực tìm kiếm thông tin…
Nguyên tắc 2: Bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại
- Kiến thức khoa học mà bài tập hóa học đề cập phải chính xác (tránh trường hợp sử dụng những kiến thức còn đang tranh cãi đưa vào bài tập ), dữ kiện trong bài tập phải đầy đủ không được dư cũng như không được thiếu. Bài tập được sử dụng phải chính xác về cách diễn đạt, nội dung phải chặt chẽ và logic.Đối với các loại bài tập về qui trình sản xuất hay ứng dụng thực tiễn mang tính hiện đại, không đưa ra những bài tập mà qui trình sản xuất đã lỗi thời.
Nguyên tắc 3: Bài tập có tác dụngphát huy tối đa năng lực học tập của học sinh - Những năng lực mà bài tập hóa học hướng đến bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học. Trong mỗi bài tập có thể cần sử dụng và phát triển nhiều năng lực của học sinh. Ví dụ như trong bài tập “Viết đồng phân của một anken có CTPT C4H8 và gọi tên các đồng phân đó”, học sinh cần có năng lực phát hiện vấn đề là: đồng phân anken trong chương trình học gồm có đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học, học sinh phải phát hiện được điều này thì mới giải quyết vấn đề của bài toán đặt ra một cách hoàn chỉnh (trong thực tế, đối với bài tập này đa số học sinh chỉ viết đồng phân cấu tạo mà quên mất đồng phân hình học). Ngoài ra, trong bài tập này học sinh cũng được rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học qua việc gọi đúng tên các đồng phân đã viết. Như vậy qua bài tập này sẽ giúp học
sinh phát triển được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học đồng thời cũng giúp học sinh rèn được tính cẩn thận, suy nghĩ kĩ trước khi xử lí một vấn đề nào đó.
Nguyên tắc 4: Bài tập có tác dụngkích thích sự suy nghĩ của học sinh
- Bài tập hóa học đưa ra có sự xâu chuỗi các kiến thức đã học, nhiệm vụ của người học là tìm ra được các vấn đề bị che giấu trong bài tập, như vậy khi đọc một bài tập như thế sẽ giúp người học luôn trong trạng thái tìm tòi, kích thích phải phát hiện và giải quyết bằng được các vấn đề nhỏ trong bài tập để từ đó hướng đến việc giải quyết hoàn chỉnh bài toán.Trong quá trình tìm tòi hướng đi giải quyết bài tập sẽ giúp người học phối hợp hết các khả năng của bản thân, qua đó góp phần rất lớn vào việc phát triển động cơ học tập đúng đắn của người học.
Trên đây là bốn nguyên tắc chúng tôi đưa ra khi sử dụng bài tập hóa học theo định hướng phát triển một số năng lực học tập của học sinh. Trong đó chúng tôi chú trọng đến việc sử dụng bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, bài tập phát triển năng lực thực hành của học sinh vì những lí do sau đây:
- Lí do thứ nhất: Bài tập sử dụng theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh là sự tổng hòa của nhiều năng lực cần phát triển trong đó năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề có thể bao gồm các năng lực khác như: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học (ví dụ như học sinh có phát hiện được hợp chất hữu cơ đưa ra trong bài tập thuộc loại nào thì mới sử dụng đúng ngôn ngữ hóa học cần thiết), năng lực tính toán hóa học (ví dụ như học sinh có phát hiện được vấn đề nảy sinh trong bài toán thì mới đưa ra được hướng giải quyết các vấn đề đó, còn việc tính toán hóa học chỉ là sự sử dụng các công cụ tính toán liên quan đến hóa học). Hơn nữa bài tập phát hiện và giải quyết vấn đề luôn đặt học sinh vào tình trạng phải suy nghĩ để giải quyết bằng được vấn đề đặt ra, qua đó sẽ kích thích học sinh bằng mọi cách phải tìm ra được hướng giải quyết. Từ đó có thể giúp học sinh huy động tối đa các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề như cùng nhau hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin tìm kiếm hướng giải quyết…
- Lí do thứ hai: Hóa học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy một trong những bài tập sử dụng để phát triển năng lực học tập của học sinh không thể thiếu là bài tập hướng đến các kĩ năng thực hành của học sinh. Một học sinh giỏi môn hóa thì không những giỏi về việc giải quyết linh hoạt các vấn đề hóa học mà còn phải nắm vững các kĩ năng thực hành hóa học. Mặt khác việc sử dụng bài tập thực hành còn giúp học sinh rèn luyện được các đức tính như cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ…
2.2.2. Bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 2.2.2.1. Bài tập hiđrocacbon