Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ 1. Kiến thức
- Những cơ sở để phân loại hợp chất hữu cơ.
- Các công thức biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ và các phương pháp xác định các công thức này.
- Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học; khái niệm đồng đẳng, đồng phân, liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
2. Kĩ năng
Hình thành và phát triển một số kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về phân tích nguyên tố để biết cách xác định thành phần định tính, định lượng của chất hữu cơ.
- Giải các dạng bài tập lập công thức phân tử.
- Viết và nhận dạng được một số loại phản ứng trong hoá học hữu cơ.
- Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, giải thích các hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
Chương 5: Hiđrocacbon no 1. Kiến thức
- Khái niệm về ankan: Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hoá học.
- Các ứng dụng của ankan.
- Các nguồn hiđrocacbon no trong tự nhiên.
2.Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.
- Viết thành thạo các loại phản ứng thế, phản ứng tách H2, phản ứng cháy.
- Biết gọi tên các hiđrocacbon no và viết được CTCT của các chất trong dãy đồng đẳng, các đồng phân của hiđrocacbon no.
4Chương 6: Hiđrocacbon không no 1. Kiến thức
- Khái niệm về hiđrocacbon không no và một vài loại hiđrocacbon không no tiêu biểu: anken, ankin, ankađien.
- Đặc điểm liên kết, cấu trúc phân tử, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. - Tính chất hoá học của anken, ankin, ankađien.
- Một số ứng dụng quan trọng của anken và ankin.
- So sánh hiđrocacbon không no và hiđrocacbon no (ngoài đồng phân mạch cacbon, hiđrocacbon không no còn có đồng phân vị trí liên kết bội; hiđrocacbon không no tạo được polime, … ).
2. Kĩ năng
-Viết công thức chung, CTCT của hiđrocacbon không no. Gọi tên các hiđrocacbon không no tương ứng.
- Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon không no.
- Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan đến hiđrocacbon không no.
Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon
1. Kiến thức
- Khái niệm về hiđrocacbon thơm, đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon thơm. -Tính chất hoá học đặc trưng của hiđrocacbon thơm.
- Ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm tiêu biểu.
- Nguyên nhân tại sao benzen và các đồng đẳng có tính chất khác với tính chất các hiđrocacbon đã học (no và không no).
- Benzen và toluen là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp hoá chất.
2. Kĩ năng
- So sánh: Phân biệt được điểm giống và khác nhau về tính chất hoá học giữa hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no.
- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm.
- Giải các bài toán hoá học liên quan tới kiến thức về hiđrocacbon thơm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học tìm hiểu các ứng dụng trong thực tế sản xuất của hiđrocacbon thơm và dẫn xuất của chúng.
Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol 1. Kiến thức:
- Khái niệm ancol, phenol.
- Đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân , danh pháp của ancol, phenol. - Tính chất hóa học của ancol, phenol.
- Một số ứng dụng quan trọng của ancol, phenol.
2. Kĩ năng:
- Viết CTCT của các ancol no, đơn chức, mạch hở và gọi tên chúng.
- Viết được phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ancol và phenol. - Thấy được điểm khác nhau giữa ancol và phenol, ảnh hưởng qua lại của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử.
Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 1. Kiến thức
- Khái niệm về anđehit , axit cacboxylic, cách phân loại và gọi tên của chúng. - Tính chất hoá học của anđehit và axit, phương pháp điều chế chúng.
2. Kĩ năng
- Biết cách nhận dạng các loại hợp chất qua CTCT.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm, giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. - Giải quyết được các bài tập định tính và định lượng.
2.2. Tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 THPT theo hướng phát triển một số năng lực học tập của học sinh