CHƯƠNG 4: QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC XIÊM LA, CHÂN LẠP, VẠN TƯỢNG TRONG NỬA ĐẦU
4.2. Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn với nước Chân Lạp trong nửa đầu thế
kỷ 19:
Chân Lạp hay còn gọi là Cao Miên (Cao Man) đến đời vua Thiệu Trị tránh tên húy mới gọi là Chân Lạp. Theo ông Châu Đạt Quan trong cuốn “Chân Lạp phong thổ ký”, nước Chân Lạp (Tchen-la) còn gọi là Chiêm Lạp (Tchan-lap) và còn gọi là Cam Bội Trí (Cam-po-Tche). Theo “Đại Việt Địa 6Tdư 6Ttoàn biên”, 6TChân 6TLạp vốn là thuộc quốc của nước Phù Nam xưa.
4.2.1. Quan hệ Việt Nam và Chân Lạp cho đến năm 1807:
Quan hệ giữa triều Nguyễn và Chân Lạp là một loại hình quan hệ đặc biệt, nó phản ánh một kiểu đối ngoại của phong kiến Việt Nam đối với các nước lân cận nhỏ hơn mình trong thời phong kiến.
Thời cổ đại cho đến thế kỷ thứ 6, Chân Lạp là một thuộc quốc của Phù Nam, đến thời hậu Ăng-co Chân Lạp bước vào giai đoạn suy tàn. Nước Xiêm - La 42Tở 42Tphiá Tây Chân Lạp nhiều lần 42Tgây42Tchiến tranh xâm lấn, nội bộ 42Tcầm42Tquyền của Chân Lạp luôn lục đục, xâu xé nhau tranh quyền bính. Trong cuộc đấu tranh đó các phe nhóm ở Chân Lạp đều cầu ngoại viện, lôi kéo Việt Nam và Xiêm La vào cuộc nội chiến của Chân Lạp làm cho nội dung quan hệ Việt Nam - Chân Lạp biến dạng bởi chiến tranh tương tàn.
Cho đến trước thế kỷ 1T10, 1Tsử sách không ghi lại quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Chân Lạp, theo một giả định thì “có thể lúc đó Việt Nam còn đang bị Trung Quốc đô hộ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm 43” [88, 67]. Từ thời Lý trở đi, Đại Việt và Chân Lạp bắt đầu có quan hệ ngoại giao chính thức. Mối quan hộ này được phản ánh qua việc trao đổi sứ liên tục giữa hai nước vào 22Tnhững 22Tnăm : “1014, 1020, 1025, 1026, 1033, 1039, 1056, 1072, 1086, 1088, 1095, 1118, 1120, 1123, 1134, 1135, 1153, 1191, 1194, 1195 và 1197...” [85, 65].
Đến thế kỷ 15, Hoàng gia Chân Lạp lại xảy ra nội chiến, các phe đối lập tìm cách cẩu cứu Xiêm và Việt Nam, đặt hai nước này vào thế đối trọng. Điều này gây nên những khó khăn nhất định trong quan hệ Việt Nam - Chân Lạp. Nói cách khác, quan hệ Việt Nam - Chân Lạp luôn bị chi phối bởi những xung đội chính trị ở Chân 6TLạp. Triều Nguyễn đã khái quát 6Ttình 6Thình 6T43Tở Chân L6T43T ạp như sau: “ hễ anh 6Tem 6Ttranh 6Tgiành nhau, không nhờ
được 42Tở42Tta thì chạy đến nước Xiêm, không nhờ 6Tđược ở 6Tnước Xiêm thì chạy đến với ta” [73, 11, 545].
Trong thế kỷ 17, khi họ Nguyễn vào Nam xây dựng cơ đồ đã giúp vua Chân Lạp đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của phong kiến Xiêm La, giữ yên bờ cõi [136, 57]. Trong bài “Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam” của Phù Lang Trương Bá Phát, ông khẳng định năm Việt Nam tiếp xúc với Chân Lạp là “năm Canh thìn 1623” [83, 107]. Nhờ vậy, trong 42Tđầu42Tthế kỷ 17, Việt Nam và Chân Lạp đã có mối quan hệ khắng khít tương trợ giúp đỡ nhau, điều này còn được minh chứng qua sự kiện vua Chey-Chetta II (1618 - 1628) vừa lên ngôi đã tìm cách liên lạc với chúa Nguyễn, người Việt bấy giờ đã trở thành thân hữu và đồng minh của người Chân Lạp. Sự gắn bó Việt Nam - Chân Lạp còn được tăng cường trong nhiều thế kỷ sau. Vào cuối thế kỷ 18, nhà Nguyễn tiếp tục giúp Chân Lạp chống đỡ một cách tích cực và hiệu quả đối với xâm lược Xiêm La, ơn nghĩa đó khiến vua Chân Lạp xin thần phục Việt Nam. Thần phục Việt Nam, Chân Lạp còn theo đuổi mục đích khác tạo nên thế đối trọng răn đe đối với Xiêm La. Theo Phan Lạc Tuyên trong “Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á: “Để có thể đối trọng với Thái Lan, vun Chân Lạp đã chọn con đường thần phục Việt Nam...” [88, 69].
Chân Lạp thần phục nhà Nguyễn và nhờ sự bảo 19Ttrợ 19Tcủa Việt Nam để chống Xiêm, năm 1758, vua Chân Lạp mới lên ngôi là Ontey 19TII 19Tcũng xin thần phục nhà Nguyễn. Theo Lê Hương: “quốc vương Outey (đệ nhị) (758-1775) vừa tức vị đã lập tức nhờ chúa Nguyễn bảo hộ” [78,118]. Cùng thời điểm này, Xiêm La yêu cầuOutey II thần phục và cống lễ nhưng vị vua này đã từ chối. Chính sự khước từ của vua Chân Lạp đã là một trong nhiều lý đo đưa đến cuộc xung đội trên đất Chân Lạp có cả hai thế lực Việt - Xiêm La tham gia. Cuộc xung đội này kết thúc với thắng lợi của Outey II, ngai vàng của vua Chân Lạp được tái lập. Để đảm bảo chắc chắn cho kết quả này, một vị quan Việt Nam được cử đến ở bên cạnh vua Chân Lạp để giúp ông ta trị nước. Sử Chân Lạp ghi về sự kiện này như sau: “Để trả ơn sự can thiệp này, thay vì nộp lễ cống như thường lệ, Quốc vương Outey 19TII 19Tphải nhận một viên quan Việt Nam lại triều coi sóc trị dân” [78, 119]. Quan hệ giữa Việl Nam và Chân Lạp trong thời kỳ này cũng hạn chế bở Chân Lạp phải đối phó với nội loạn liên miên. Riêng ở Việt Nam đang diễn ra nội chiến giữa họ Nguyễn và Nguyễn Tây Sơn nên hai nước không có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc ngoại
đến 1794, Chân Lạp thần phục thần phục Xiêm La, luôn có một phụ chính người Xiêm La 42Tở42Tbên cạnh vua Chân Lạp để “bảo hộ” Chân Lạp. Viên phụ chính này thường gọi là Poc. Năm 1796 con Ang-Eng là Ang Chan lên ngồi tuy vẫn thần phục Xiêm La, nhưng ông vẫn tìm cách nối lại quan hệ với Việt Nam. Theo tác giả Lê Hương: “năm 1800 theo lệnh vua xiêm, Poc gởi một đạo quân giúp Nguyễn đánh Tây Sơn... Thắng trận này, Nguyễn Ánh lên ngôi tức là vua Gia Long, gởi trả lại Cao Miên hai khẩu súng đồng để cảm ơn” [78,112].
Từ năm 1800, Chân Lạp thường xuyên gởi tặng vật đến mừng tặng cho Gia Long, tháng 6 năm 1802 38T“Chân 38TLạp sai Oc-Nha38T-Thư38T-Triệu-Bồn-Nha-Diệt đến hiến sản vật địa phương” [70, 3, 45]. Tháng 7 năm 1803, Chân Lạp lại sai sứ sang cống 11Tcho triều 11TNguyễn. Theo “Khâm Định Đại Nam Hội 11Tđiển 11Tsự 11Tlệ”11T:Gia Long 11Tnăm thứ 11Thai Thánh giá đi tuần miền Bắc, nước Cao Miên sai sứ theo đến Bắc thành triều cống” [62,418]
Theo “ Mục lục châu bản triều Nguyễn “, năm Gia Long thứ tư (1805), vua định lệ các dinh từ Quảng Đức vào Bình Thuận “ mỗi dinh phái mội cai đội và l0 quân, đem đủ khí giới, đệ tặng phẩm vào Gia Định để đưa qua Cao Miên ban tứ” [49, 1, 100]. Trong năm này, Gia Long cử sứ bộ sang Chân Lạp mang “ 2 đạo dụ chỉ và phẩm vật để ban tứ nước Cao Miên” [49, 38T1, 38T100]. Trong những năm đầu thế kỷ 19 vua Chân Lạp “thẩn phục” cả hai nước Việt Nam và Xiêm La. Năm 1806, vua Xiêm La làm lễ đăng quang cho Ang-Chang tại Vọng Các (Thủ đô của Xiêm). Và tháng 21T9 21Tnăm 1807,Chân Lạp xưng thần với triều Nguyễn, Theo “Quốc triều chánh biên toát yếu”: “Tháng 21T9 21Tnước Chân Lạp tới xin thọ phong Ngài phong cho Nặc Chân làm Cao Man quốc vương” [69, 68]. Sử Chân Lạp ghi nhận sự kiện này như sau: “Nước Việt Nam nhìn nhận tân vương khi Cao Miên chịu xưng thần với triều đình Huế, 3 năm cống tiến một lần [78, 112]. Cầm đầu sứ bộ sang xin phong của Chân Lạp là Oc-nha-vi Bôn-lạch. Việc triều đình Huế tấn phong cho quốc vương Chân Lạp 27Tđã 27Tđánh đấu một quan hệ mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Chân Lạp. Giai đoạn mà nhà nước phong kiến Việt Nam vì những mục đích chính trị và quyền lợi quốc gia đã “bảo hộ” Chân Lạp mô phỏng theo nguyên tắc đối ngoại “nước lớn - nước nhỏ”. Điều đó làm cho quan hệ hai nước trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử tồn lại và phát triển của hai quốc gia láng giềng này.