Đường lối, chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Trung Quốc trong

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 37 - 64)

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM VỚ

2.2. Đường lối, chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Trung Quốc trong

nửa đầu thế kỷ 19:

37T

Do yêu cầu đặc biệt của tình 11T37Thình 11T37Tđầu thế kỷ 19, với những điều kiện đặc thù của hoàn cảnh lịch sử - chính trị - xã hội - địa lý của cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc được xác định là đối tượng ngoại giao trọng yếu của triều Nguyễn. Gia Long khi lên ngôi đã tiếp tục thực hiện đường lối ngoại giao truyền thống là “thần phục” nhà Thanh nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước, ổn định tình hình khu vực.

37T

Đi theo chiến lược ngoại giao truyền thống với Trung Quốc, các vua Nguyễn đều chịu nhận sách phong, và triều cống...Đây là một chiến lược khéo léo nhằm xoa dịu và làm thỏa mãn tự ái của một nước lớn đã không thể khuất phục được một nước bé nhỏ ở bên cạnh.

37T

Trong 6T37Tbối cảnh lịch sử cuối thế kỷ 6T37T18 6T37Tđến thế kỷ 19, phương hướng ngoại 6T37Tgiao của Gia Long còn nhằm duy trì sự không can thiệp của nhà Thanh vào nội tình nước ta, ngăn chặn các hoạt động quân sự của quân Thanh núp dưới chiêu bài “Diệt Nguyễn phò Lê” thời Tây Sơn như Trung Quốc 30T37Tđã làm30T37T.

Về đường lối ngoại giao theo kiểu “thần phục” của triều Nguyễn, hiện nay vẫn còn nhiều kiến giải chưa thống nhất, song có thể thấy dù có nhiều cố gắng hay còn mắc phải hạn chế, sai lầm thì khi xây đựng mối quan hệ với Trung Quốc, triều Nguyễn cũng xuất phát từ lợi ích của đất nước, từ nhu cầu củng cố ổn định đất nước sau chiến tranh và tạo dựng vị trí của vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt nam.

Những người kế vị Gia Long 6Ttuân 6Tthủ một cách nhất quán đường lối ngoại giao mà Gia Long hoạch định. Vua Tự Đức trong “Bang giao chiếu” cũng khẳng định lại mục tiêu: “muốn dân chúng yên ổn, nước nhà hòa mục” và cho rằng: “việc bang giao nếu không được thiết lập thì không những không được giúp đỡ, mà những vùng đất xa kinh đô như biên giới và thành Thăng Long sẽ bị quấy nhiễu và dẫn tới tai họa chiến tranh” [90, 75]. Các vua đầu triều Nguyễn đều tuân thủ theo đúng các hoạt động ngoại giao với Trung Quốc như: xin sách phong, chịu triều cống... Ngoài ra, việc tuân theo các nghi thức trên còn được các vua Nguyễn xem như là một bổn phận của Tân vương đối với 6Ttruyền thống 6Tngoại giao của ông cha mình. Từ thời vua Minh Mạng đến Thiệu 6TTrị, 6Tcác nghi lễ trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc không có sự thay đổi gì. Điều này tạo cho đường lối chính sách ngoại giao của triều đình Huế đối với Trung Quốc mang tính chất “bất dịch” và “tĩnh” so với những biến động không ngừng của lịch sử đầu thế kỷ 19. Cho đến nửa sau thế kỷ 19, triều Nguyễn vẫn không có những thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh. Trong điều ước 1874 triều Nguyễn ký với Pháp, ở điều 3, chúng ta thấy có quy định: “Vua nước Nam cam đoan thích ứng đường lối ngoại giao với chính sách ngoại giao của Pháp và không thay đổi gì cả những quan hệ ngoại giao của mình”. Như vậy, với triều Nguyễn danh nghĩa vương quyền “Thiên tử” của Trung Quốc đối với Việt Nam còn chưa bị xóa bỏ chính thức trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam vẫn tự cho mình còn “thần phục” nhà Thanh Trung Quốc. Tự Đức vẫn tiếp tục cống nạp theo nghĩa vụ của chư

hầu vào năm 1878 và 1880. Vua Tự Đức còn cử hai phái bộ sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp.

Trong các hoạt động ngoại giao 21Tgiữa 21TViệt Nam và Trung Quốc cho đến thời vua Tự Đức, chúng ta chỉ thấy có một ngoại lệ, đó là việc Tự Đức tiếp xứ Trung Quốc sang sách phong tại Huế thay vì Tự Đức phải thân hành ra Hà Nội.

Đặc điểm mang tính đặc trưng trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với Trung Quốc là 6Txuất 6Tphát từ mục đích giữ yên vùng biên giới quan trọng nhất của đất nước để ổn định và phát triển quốc gia. Đường lối ngoại giao mang tính chất “thần phục” song Việt Nam luôn khẳng định tư thế độc lập của mình.

Suốt gần nửa đầu thế kỷ 16T9, 6Tquan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc về cơ bản không có những căng thẳng dẫn tới chiến tranh, nhưng thỉnh thoảng sự hữu hảo không được duy trì, bởi lẽ nhà nước phong kiến Trung Quốc luôn luôn có những mưu toan đen tối đối với Việt Nam. Liên tiếp trong hai năm 1805 và 1806 nhiều vụ xâm lấn biên giới xãy ra. Năm 1831, vua Minh Mạng đã điều quân đội tới biên giới để đối phó với Trung Quốc... Cuối cùng thì tất cả những va chạm biên giới cũng được thu xếp ổn thỏa và không gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước.

Đường lối, chính sách ngoại giao “thần phục” của triều Nguyễn Việt Nam cũng giống như một vài nước trong khu vực. Đó là đường lối ngoại giao của các nước Cao Ly, Miến Điện, Xiêm La đối với Trung Quốc từ đến nửa đầu thế kỷ 19, trên thực tế, hệ thống chư hầu này không còn tồn tại, khi mà các vua Trung Quốc từ bỏ các xưng hiệu của Thiên triều, đứng vào hàng ngũ bình đẳng với các nước láng giềng, cúi mình xuống ký điều ước Nam Kinh năm 1842 với nước Anh tư bản. Điều ước này đã mở đầu cho một quátrình xâu xé Trung Quốc của Tư bản Âu - Mỹ và biến Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước lệ thuộc

2.2.1. Vấn đề: “Sách phong” và “Triều Cống”:

42T

Sách phong và triều cống 42Thai nội dung quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc và đến triều Nguyễn thì 42Tsách phong, triều 35T42Tcống 35Tkhống phải là hai nội dung mới lạ. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập trên cơ sở hai nội dung này. “Đây là một kiểu quan hệ đặc biệt, kinh nghiệm trên thế giới chỉ có trong quan hệ

giữa các nước Trung Quốc và cácnước láng giềng mà Việt Nam thường được xem là một ví dụ điển hình” [92,49]

Khái niệm 42Tsách phong và triều cống 42Tđều xuất hiện từ thời cổ đại. Sách phong là việc phong tước cho các “chư hầu” của Trung Quốc. Việt Nam từ thời Gia Long trở đi thì “Quốc vương” là tước cao nhất của nhà Thanh phong cho vua Việt Nam. Sách phong thường đi kèm theo với việc ban ấn tín của Trung Quốc. Quá trình tiến đến việc Gia Long nhận 42Tsách phong 42Tcủa vua Thanh diễn ra như sau:

Thời kỳ từ Nguyễn Ánh xưng vương năm 1802 cho đến khi nhận 42Tsách phong 42Tcủa Trung QuốcPPvào năm 1804 là thời kỳ vận động để tái lập quan hệ ngoại giao giữa Triều Nguyễn và Trung Quốc.

Thời kỳ từ 1804 đến 1819 là thời kỳ quan hệ Việt Nam Trung Quốc được tái lập dưới triều Gia Long.

Thời kỳ từ 1820 đến những năm 50 của thế kỷ 19 là thời kỳ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc diễn tiến bình thường theo đường lối mà Gia Long hoạch định, Việt Nam nhận 42Tsách phong, 42Tchịu thần phục, giữ lệ 42Ttriều cống. 42TĐây là thời kỳ chế độ quân chủ được củng cố và tăng cường ở Việt Nam và là thời kỳ quan hệ Việt - Trung có những vấn đề về biên giới nhưng cơ bản không gây nên bất ổn trong quan hệ hai nước.

42T

+ Sách phong:

Vua Việt Nam nhận 42Tsách phong 42Ttừ 16TTrung 16TQuốc gọi là thụ phong, khi mỗi tân vương lên ngôi đều phải cử một sứ bộ sang Trung Quốc xin phong (gọi là cầu phong) và vua Trung Quốc cử sứ sang Việt Nam 42Tsách phong 42T(gọi là tuyên phong).

Lễ nhận 42Tsách phong 42Tcủa vua Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn được gọi là đại lễ thụ phong. Lễ này biểu hiện nội dung - hình thức quan hệ ngoại giao Việt - Trung, và đây là hoạt động ngoại giao cao nhất cấp nhà nước của hai quốc gia 6Tnày.

42T

Sách phong 42Tvừa là quyền lợi của nước chư hầu vừa là nghĩa vụ, khi nhận sách phong vua Việt Nam chính thức hóa địa vị của mình trong quan hệ với Trung Quốc, và do vậy phải thực hiện “nghĩa vụ” 42Ttriều cống và 42Tcác “nghĩa vụ” thăm viếng qua lại khác... Trong một ý nghĩa nào đó, 42Tsách phong 42Tlà quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. Xét về mặt pháp lý khu vực và quốc tế thế kỷ 19, nếu Việt Nam được sách phong cũng giống như là một sự

công nhận của quốc tế, do vậy uy tín vị trí của Việt 27TNam 27Tđược xác định và nâng cao hơn trong khu vực.

Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, được coi là đại diện của quốc 11Ttế, 11Tcông nhận sự tồn tại hợp pháp của một triều đại phong kiến Việt Nam, một nhà nước mới ở Việt Nam. Theo khía cạnh này thì “nếu không có sự xác nhận này thì người ngoại quốc không công nhận và ngay thực 6Tdân 6Tcũng có thể không thần 11Tphục” 11T[34,129]. Nhận định trên tuy có phần nhấn mạnh thái quá vị trí, tầm quan trọng của vấn đề 42Tsách phong, 42Tquá đề cao giá trị, ý nghĩa của việc 42Tsách phong, nhưng 6T42Tdù 6Tsao đây vẫn là một nghi thức ngoại giao quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Những ông vua của triều Nguyễn khi lên ngôi đều nhận sách phong mới hợp thức hóa địa vị của mình. Danh hiệu” Quốc vương” mà vua Trung Quốc phong cho Lý Anh Tông (Việt Nam) thế kỷ 12 và Gia Long nhận từ 1804 là danh hiệu cao nhất mà Trung Quốc phong cho nước “chư hầu”.

Đối với Trung Quốc, 42Tsách phong có 42Tnghĩa là Trung Quốc khẳng định sự công nhận của mình đối với một nước “chư hầu”. 42TSách phong 42Tcó nhiều khả năng bắt nguồn từ quan điểm vốn có từ thời cổ đại, cho rằng Trung Quốc là “trung tâm thế giới”. Người Trung Quốc cho 6Tdân 6Ttộc mình “áo mũ đẹp đẽ gọi là Hoa, nước lớn gọi là Hạ, thường khu biệt Hoa Hạ 42Tở 42Tgiữa là trung tâm thiên hạ, còn bốn phía nam, 42Ttây, 42Tđông, bắc là Nhung, là Dịch, là Man, là Di” [100,222]. Trung Quốc tự cho mình là chủ vũ trụ, và thể hiện uy quyền “Thiên tử” của mình đối với các nước nhỏ chung quanh, 42Tsách phong 42Tlà một biểu hiện khẳng định tư thế cao hơn của Trung Quốc đối với các nước khác. Tuy nhiên, quyền lực của Trung Quốc có thực hay chỉ là hình thức tùy theo tương quan lực lượng của Trung Quốc và các chư hầu trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Việt Nam dưới thời các vua Nguyễn, thường là các vua lên ngôi trong nước rồi mới dâng biểu, cử sứ sang Trung Quốc xin phong.

42T

Sách phong 42Tlà một truyền thống ngoại giao nên triều Nguyễn chuẩn bị khá chu đáo nhằm phản ánh thiện chí của nhà nước Việt Nam. Công việc chuẩn bị trước 6Thết ở khâu giấy tờ công văn như: văn thư, quốc thư xin phong. Loại này do đình thần 6Tsoạn thảo rất cẩn trọng để tránh các từ tên húy phía nhà Thanh. Đến thời Minh Mạng công việc trên được giao cho 6TBộ 6TLễ. 6TBộ 6TLễ soạn xong trình lên cho vua duyệt, vua duyệt rồi lại giao cho Nội các hoặc

đình thần hội đồng xét lại. Theo “Đại Nam hội điển sử lệ”: “Những ngày sứ thần từ Hà Nội ra đi, ngày tới cửa quan đều phải điệp tấu về. Khi đến các tỉnh Hồ Bắc, Quảng Tây bên nước Thanh, cũng phải làm điệp tấu nói rõ sự thể đi đường” [62,306].

Sứ bộ đi xin phong gồm có một Chánh Sứ, hai Phó Sứ cấp quan nhị 44Tphẩm44T(hệ thống cấp bậc quan gồm có 9 bậc tính lừ 1 đến 9). Nếu đi sứ Trung Quốc với những nội dung khác thì Triều đình Huế chỉ cần cử quan cấp tam phẩm trở xuống. Sứ bộ Việt Nam lúc đến kinh đô Trung Quốc phải đợi để vào yết kiến Hoàng đế Trung Quốc. Khi vua Trung Quốc chấp nhận nội dung yêu cầu của sứ Việt Nam, thì về cơ bản nhiệm vụ của sứ đoàn coi như đã hoàn thành. Khi sứ bộ Việt Nam về nước, nhà Thanh sẽ cử một sứ đoàn đứng đầu là một Khâm sứ sang mang theo sắc chỉ tấn phong. Lễ tiếp nhận sắc chỉ này là đại lễ Tuyên phong và được Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Từ thời vua Gia Long đến thời Tự Đức, nước ta có 4 lần diễn ra đại lễ sách phong vào các năm 1804, 1821, 1842 và 1849.

Năm 1804 sự kiện 35Tsách 35T42Tphong 42Tcho Gia Long đã đánh đấu kết quả quá trình vận động tái lập quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã bị gián đoạn từ cuối đời Tây Sơn. Trong lễ sách phong này, vua Mãn Thanh là Gia Khánh ban sắc chỉ và ấn tín mới cho Gia Long. 6TSắc 6Tthư của vua Trung Quốc đã phản ánh sự quan tâm của nước này đối với Việt Nam với tư cách là một nước chư hầu gần kề Trung Quốc. Gia Khánh tuyên bố: “Lập sự kế tục tước vị và 6Tphân 6Tchia lãnh địa giữa các chư 6Thầu 6Tlà mối quan tâm thường xuyên của Hoàng dế, Người luôn lo lắng suy nghĩ về tất cả các chư hầu gần xa ...Ta phong ngươi (tức Gia Long - TG) chức Quốc vương Việt Nam và ấn triện mới” [120, 243].

Trong năm 1804, án sát tỉnh Quảng Tây Tề Bố Sâm vâng lệnh vua Gia Khánh mang 6TCáo - 6TSắc - Quốc ấn sang Việt Nam đến Hà Nội tiến hành lễ Tuyên phong cho vua Gia 6TLong.

Chuẩn bị cho sự kiện này, Triều đình Huế 30Tđã 30Tbỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Chính quyền 30Ttừ 30Ttrung ương đến địa phương và nhân dân 11Tcả 11Tnước đều được huy động, lôi cuốn vào việc đón tiếp sứ Trung Quốc. Riêng vua Gia Long phải rời kinh đô ra Hà Nội trước 42Tngày 42Tsứ Trung Quốc đến, công việc được tiến hành tại điện Kính Thiên 30T(thành cũ 30T42Tở 42Ttrong Thành Hà Nội - Thời Lê), ở 30Tđây, 30Tngười ta dựng một hành lang dài từ điện Kính Thiên tới cổng Chu Tước và “trước ngày làm lễ, thuộc ty bộ Lễ đã trưng bày long đỉnh ở chính giữa điện Kính Thiên, hương 42Tánở42Tphía 11Tnam 11Tlong đình, chổ vua bái ở đằng trước hương án ...” [62, 332].

Theo “Đại Nam hội điển sự lệ: “sứ Thanh đến cửa quan bắn 3 phát pháo lệnh rồi mở khóa cửa, bên ta (Việt Nam) cũng bắn 3 phát pháo lệnh trả lời, quan 22Tsĩ 22Tmở cửa đồng thanh dạ rang hưởng ứng. Tiếp đó súng điểu sang đều bắn 3 phát” [62,325]. Tiếp đến hai bên Việt Nam và Trung Quốc làm lễ triều bái, sắc thư của vua Trung Quốc đặt vào một long đình cùa Trung Quốc, dụ văn đặt vào một long đình khác do Việt Nam mang tới. Sau thủ tục đó hai bên lại chờ pháo lệnh 11Tmới 11Tcùng bước sang cửa quan phía lãnh thổ Việt Nam và cùng đi về kinh đô Hà Nội. Dọc đường đi của hai sứ, dân chúng hai bên đường phải kết hoa, dán giấy, những cửa hiệu phải lập hương án để cung nghinh khi đoàn rước long đình đi ngang qua. Quá trình đón rước sứ Trong Quốc diễn ra rườm rà, phô trương và tốn kém. Tuy nhiên “Nghi lễ 42Tsách phong

được 42Tsử dụng không chỉ để tỏ lòng kính 22Ttr22Tọng với hoàng đế Mãn Thanh mà còn thể hiện sức mạnh của đất nước mình” [109,100]. “Khi ra Hà Nội nhận sách phong Minh Mạng đã cùng mội đoàn tùy lùng gồm 1.782 người và 22Tsố 22Tbinh sĩ là 5.150 người” [60, IV, 13Tl01]. 13TĐây là một phái đoàn ngoại giao rất đông đảo gồm cả quan văn, võ và binh lính, là một đoàn ngự giá “chưa từng có”.

Từ thời Gia Long đến thời Tự Đức lễ 42Tsách phong diễn42Tra khi các vua Nguyễn đã lên ngôi.

Một phần của tài liệu quan hệ ngoại giao của triều nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 (Trang 37 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)