Nhìn chung, do việc sử dụng vacxin có độ bảo hộ cao, công tác phòng bệnh chặt chẽ, phòng được nhiều bệnh nên các bệnh được tiêm phòng hầu như không xảy ra. Các bệnh như viêm phổi hay tiêu chảy vẫn thường xuyên xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp và khả năng chữa khỏi cao. Đạt được kết quả này là do đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh còn ở mức độ chưa trầm trọng, với các loại thuốc có tác dụng như Tylogenta đặc trị viêm phổi; Nor 100 đặc trị các bệnh nhiễm trùng, thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, E.coli…
Mặc dù, vấn đề phòng bệnh luôn được quan tâm nhưng một số bệnh vẫn có một tỷ lệ lợn mắc một số bệnh: tiêu chảy, hen suyễn, viêm da, viêm khớp… một số bệnh này phát ra có tính theo mùa và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. trong quá trình thực tập tại trang trại lợn xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh của đàn lợn tại trang trại.
Bảng 2.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn hậu bị tại trại
Tên bệnh
Số con theo dõi (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Hen suyễn 1159 148 12,77 Tiêu chảy phân trắng 1159 156 13,46 Ghẻ, viêm da 1159 16 1,38 Các bệnh khác 1159 52 4,49
Từ bảng 2.3, các kết quả cho ta thấy: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trên đàn lợn tại trại là bệnh tiêu chảy phân trắng (13,46%), sau đó đến bệnh hen suyễn (12,77%), các bệnh khác chiếm tỷ lệ rất thấp (4,49%), kết quả bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh các loại trên đàn lợn tại trại từ 1,38 – 13,46%. Từ đó, có thể thấy việc chăn nuôi chuồng kín và tuân thủ các quy trình phòng trị bệnh mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, tiết kiệm công sức chăm sóc lợn ốm và tiết kiệm kinh tế cho chủ trại.