Kết quả và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) trên đàn lợn nái hậu bị và biện pháp phòng trị tại xã Tân Cương Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 45)

2.4.1. Tình hình chăn nuôi và thú y của trại

2.4.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại

Trang trại lợn chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái hậu bị lai 2 máu (♀Landrace x ♂Yorkshire), và lợn thịt phục vụ người tiêu dùng. Số lượng và cơ cấu đàn lợn được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại 2013 - 2014 Năm theo dõi Tổng số nái hậu bị (con) Tổng số lợn thịt (con) Σ (con) 2013 1159 1238 2397 4/2014 424 1124 1548 Bảng 2.1 cho ta thấy số lợn của trại có biến động khá lớn do đàn lợn được xuất bán liên tục phục vụ cho nhu cầu của thị trường và các trại giống của công ty. Số lợn được xuất bán chủ yếu là nái hậu bị và một lượng nhỏ lợn thịt.

2.4.1.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh Vệ sinh phong bệnh cho đàn lợn Vệ sinh phong bệnh cho đàn lợn

Vệ phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi…thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo vùng tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được kỹ sư cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được xây dựng theo đúng kỹ thuật, đảm bảo thoáng mát về

mùa hè, ấm áp về mùa đông. Trang trại thường xuyên tiến hành việc vệ sinh môi trường xung quanh như dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu phân và quét dọn ở các ô chuồng ngày 2 lần. Phun thuốc sát trùng (Novacine: sát trùng người pha loãng tỷ lệ 1/3200; phương tiện ra vào trại 1/400; chuồng nuôi có vật nuôi 1/1600) trong chuồng 1lần/2ngày, phun thuốc sát trùng ngoài chuồng trại 1lần/ngày. Đường đi và đường chở cám được quét vôi 1lần/tuần.

Khi ra vào trại tất cả mọi người đều được đi qua hố chứa thuốc sát trùng, trước khi xuống trại phải thay bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, khẩu trang) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mang mầm bệnh từ

bên ngoài vào.

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn còn giúp giải phóng khí độc do phân và nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trang trại đã sử

dụng hệ thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ

thống sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó, dãy chuồng được sắp xếp theo hướng Đông Nam đểđảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Phòng bệnh cho lợn bằng vacxin

Ngô Nhật Thắng (2011) [16]: Phòng chống dịch bệnh là công tác quan trọng nhằm ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mầm bệnh, nó quyết định hiệu quả chăn nuôi.

Việc phòng bệnh bằng vacxin luôn được cán bộ kỹ thuật coi trọng và

đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Quy trình phòng bệnh bằng vacxin được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Quy trình sử dụng vacxin và các chế phẩm thú y phòng bệnh cho lợn tại trại

STT Tên chế phẩm Phòng bệnh Tuần tuổi ( tuần) Liều lượng (ml/con) Cách dùng

1 Vacxin Prrs Lợn tai xanh 4 2 Tiêm bắp

2 Vacxin dịch tả Dịch tả 5 2 Tiêm bắp

3 Vacxin LMLM Long móng lở mồm 7 2 Tiêm bắp

4 Vacxin dịch tả (mũi 2) Dịch tả 9 2 Tiêm bắp

5 Vacxin LMLM (mũi 2) Long móng lở mồm 11 2 Tiêm bắp

2.4.1.3. Tình hình dịch bệnh của lợn

Nhìn chung, do việc sử dụng vacxin có độ bảo hộ cao, công tác phòng bệnh chặt chẽ, phòng được nhiều bệnh nên các bệnh được tiêm phòng hầu như không xảy ra. Các bệnh như viêm phổi hay tiêu chảy vẫn thường xuyên xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp và khả năng chữa khỏi cao. Đạt được kết quả này là do đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật sớm phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh còn ở mức độ chưa trầm trọng, với các loại thuốc có tác dụng như Tylogenta đặc trị viêm phổi; Nor 100 đặc trị các bệnh nhiễm trùng, thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, E.coli…

Mặc dù, vấn đề phòng bệnh luôn được quan tâm nhưng một số bệnh vẫn có một tỷ lệ lợn mắc một số bệnh: tiêu chảy, hen suyễn, viêm da, viêm khớp… một số bệnh này phát ra có tính theo mùa và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. trong quá trình thực tập tại trang trại lợn xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh của đàn lợn tại trang trại.

Bảng 2.3: Một số bệnh thường gặp trên đàn hậu bị tại trại

Tên bệnh

Số con theo dõi (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Hen suyễn 1159 148 12,77 Tiêu chảy phân trắng 1159 156 13,46 Ghẻ, viêm da 1159 16 1,38 Các bệnh khác 1159 52 4,49

Từ bảng 2.3, các kết quả cho ta thấy: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trên đàn lợn tại trại là bệnh tiêu chảy phân trắng (13,46%), sau đó đến bệnh hen suyễn (12,77%), các bệnh khác chiếm tỷ lệ rất thấp (4,49%), kết quả bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh các loại trên đàn lợn tại trại từ 1,38 – 13,46%. Từ đó, có thể thấy việc chăn nuôi chuồng kín và tuân thủ các quy trình phòng trị bệnh mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, tiết kiệm công sức chăm sóc lợn ốm và tiết kiệm kinh tế cho chủ trại.

2.4.2. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh suyễn trên đàn lợn hậu bị năm 2013 và 4 tháng đầu năm 2014 2013 và 4 tháng đầu năm 2014

Trong chăn nuôi lợn thì bệnh hen suyễn gây nhiều thiệt hại về kinh tế

cho người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trang trại, bởi có nhiều lợn ốm còi

cọc, chậm lớn, chi phí điều trị lớn, chi phí phòng bệnh và các hao tổn thức ăn

tăng, giá thành sản phẩm thiếu cạnh tranh. Đây là vấn đề luôn được các nhà

khoa học và nhà chăn nuôi quan tâm từ trước đến nay. Với đề tài này trong

thời gian thực tập tại trang trại lợn Minh VP xã Tân Cương huyện Vĩnh

Tường tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi tiến hành theo dõi bệnh hen suyễn ở lợn do

Mycoplasma gây ra. Trang trại có 1159 lợn nuôi hậu bị nuôi theo phương thức

công nghiệp. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh hen suyễn tại đàn lợn được

Bảng 2.4: Kết quả điều tra tình hình bệnh suyễn năm 2013-2014 Năm Tháng Tống số lợn (con) Số con mắc bệnh (n) Tỷ lệ (%) 2013 12 1159 148 12,77 2014 1 1156 151 13,06 2 1152 162 14,06 3 1147 140 12,20 4 424 49 11,56

Từ bảng 2.4, các kết quả cho ta thấy: Bệnh hen suyễn ở lợn do Mycoplasma gây ra trên đàn lợn trong các tháng có sự khác biệt không cao. Tháng 4/2014 tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp nhất (11,56%), tháng 2/2014 tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất (14,06%), vì trong khoảng tháng 2 lúc này thời tiết đang mưa nhiều, độ ẩm cao, trời mưa rét… và lợn ở trại cũng đang trong giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi và trong giai đoạn này lợn có mức sinh trưởng cao nên sẽ hấp thu nhiều thức ăn cùng với đó cũng là hấp thu nhiều nguồn mầm bệnh hơn. Như vậy, sự chênh lệch tỷ lệ lợn mắc bệnh giữa các tháng cao nhất và thấp nhất là 2,27% nhưng những số liệu này chỉ mang tính chất tương đối, vì đây là tỷ lệ

lợn mắc bệnh theo dõi trong vòng 5 tháng.

Thời tiết, khí hậu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh của đàn

lợn. Trong các tháng 1 và tháng 2 thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao và đang là

thời gian chuyển mùa khiến cho đàn lợn mắc bệnh nhiều hơn. Ngoài ra, còn

do một số yếu tố khách quan khác mang lại như sự sai sót của công nhân

trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.

2.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi ở lợn hậu bị nuôi tại trại

Để biết được ảnh hưởng của lứa tuổi đến tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở

tháng tuổi, giai đoạn từ 2 - 3 tháng tuổi, giai đoạn từ 3 - 4 tháng tuổi và giai

đoạn từ 4 - 5 tháng tuổi. Kết quảđược thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn theo tuổi

Tháng tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 21 (ngày)- 2 (tháng) 1156 151 13,06 2 – 3 1152 162 14,06 3 – 4 1147 140 12,20 4 – 5 424 49 11,56

Qua bảng 2.5 các kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp giảm dần theo tháng tuổi. Ở giai đoạn lợn từ 21 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi lợn mắc bệnh với tỷ lệ khá cao so với các giai đoạn khác (13,06%) vì trong khoảng thời gian này kéo dài hơn và sức đề kháng của cơ thể lợn còn kém, bộ máy hô hấp chưa hoàn chỉnh, dễ bị mẫn cảm với các yếu tố gây bệnh như: điều kiện vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng kém, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu….Lợn ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (14,06%). Giai đoạn lợn 2 – 3 tháng tuổi lợn rất mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh và bộ máy hô hấp của lợn chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng chưa cao, cộng thêm điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ

nhiễm bệnh của lợn…Ở giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (11,56%). Đến giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi sức đề kháng của lợn tốt hơn, bộ

máy hô hấp càng hoàn chỉnh hơn, khả năng chống chịu với các yếu tố gây bệnh tốt hơn, do đó tỷ lệ mắc bệnh giảm đi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eastaugh.M.W (2002) [18]. Như vậy từ quy luật phát triển của bệnh

đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vacxin phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu: suyễn, viêm phổi - màng phổi… ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh hen suyễn do Mycoplasma gây ra qua các giai đoạn tuổi

2.4.4. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh suyễn tại trại

2.4.4.1. Kết quả sử dụng một số phác đồđiều trị bệnh suyễn tại trại

Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniaelà nguyên nhân số 1 gây bệnh suyễn lợn, vi khuẩn này cư trú ở phổi lợn bình thường, khi thời tiết thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh cho lợn mặc dù chỉ một mình Mycoplasmahyopneumoniae cũng gây được bệnh nhưng nhiều bệnh khác cũng duy trì và phát triển: Pastcurella, Ttreptococcus, Staphynococcus, E.Coli, Salmolella

Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 – 41oC, bắt đầu từ những hắt hơi chảy nước mũi,

sau đó chuyển thành dịch nhầy, lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn

kém. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành

cơn, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể

bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có

bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Vì vậy, khi điều trị hen suyễn cho

lợn cần kết hợp trị nguyên nhân gây bệnh và trị triệu chứng, nâng cao thể

trạng cho lợn, tăng sức đề kháng. Để góp phần vào việc tìm ra biện pháp

phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi tiến hành sử dụng các phác đồđiều trị khác

nhau qua đó chọn ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. chúng tôi tiến hành thử

nghiệm 2 phác đồđiều trị cho lợn mắc bệnh được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6: Các phác đồ điều trị bệnh suyễn

Thuốc sử dụng Phác đồ 1 Phác đồ 2

Kháng sinh Tylogenta Dynamutilin

Hạ sốt, giảm đau Analgin Analgin

Điện giải Vitamin C Antistress Vitamin C Antistress

Chúng tôi dùng các phác đồđiều trị này sử dụng cho 25con/lô lợn mắc bệnh hen suyễn, được thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7: Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh trung bình và tỷ lệ khỏi bệnh trung bình của các phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị Số con điều trị Thời gian khỏi bệnh Tổng số con khỏi bệnh Thời gian khỏi trung bình (ngày)

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5

Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 25 0 0 6 24,00 10 40,00 8 32,00 0 0 24 96,00 2,96 2 25 0 0 3 12,00 6 24,00 12 48,00 2 8,00 23 92,00 3.28

Trên thực tế để đánh giá hiệu quả các phác đồ, chúng tôi tiến hành

điều trị và theo dõi trong cả quá trình thực tập và tổng hợp lại số liệu. Thí nghiệm được tiến hành: Với mỗi ô lợn mắc bệnh, những lợn mắc bệnh được

đánh dấu, ghi chép. Số lợn theo dõi được chia làm 2 ô tương ứng với 2 phác

đồđiều trị.

Mỗi phác đồ điều trị chúng tôi sử dụng liệu trình từ 3 - 5 ngày, nếu sau 5 ngày những lợn điều trị không khỏi bệnh được thay thế thuốc khác để

tránh hiện tượng kháng thuốc và đảm bảo hiệu quả kinh tế khi điều trị.

Trong quá trình sử dụng 2 phác đồ điều trị chúng tôi tiến hành theo dõi chỉ tiêu khỏi bệnh. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.7.

Kết quả thu được cho thấy cả 2 phác đồ điều trị trên đều có hiệu quả điều trị bệnh hen suyễn ở lợn dõi Mycoplasma gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ở mỗi phác đồ là khác nhau. Với 25 lợn trong phác đồ 1 (Tylogenta tiêm bắp thịt, liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm 1lần/ngày, liệu trình 3 – 5 ngày), thời gian khỏi bệnh trung bình là 2,96 ngày. Trong đó ngày thứ nhất không có lợn nào khỏi bệnh, ngày thứ 2 có 6 lợn khỏi bệnh chiếm 24%; 10 lợn khỏi bệnh trong ngày thứ 3 chiếm 40% và 8 con khỏi bệnh trong ngày thứ 4 chiếm 32%; 1 lợn điều trị không khỏi và chết. Như vậy sau 5 ngày điều trị bằng phác

đồ 1 thì có 96% lợn khỏi bệnh.

Dùng phác đồ 2 cũng với 25 lợn mắc bệnh hen suyễn (Dynamutilin tiêm bắp thịt, liều 1ml/20kg thể trọng, tiêm 1lần/ngày, liệu trình 5 ngày), thời gian khỏi bệnh trung bình là 3,28 ngày. Trong đó ngày thứ nhất không có lợn nào khỏi bệnh, ngày thứ 2 có 3 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 12%; 6 lợn khỏi bệnh trong ngày thứ 3 chiếm 24%, 12 con khỏi bệnh trong ngày thứ 4 chiếm 48% và 2 lợn khỏi bệnh trong ngày thứ 5 chiếm 8%. 2 lợn điều trị không khỏi và chết. Như vậy, sau 5 ngày điều trị bằng phác đồ 1 thì có 23 con khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 92%.

Cả 2 phác đồ điều trị trên đều sử dụng thêm thuốc Analgin tiêm kết hợp (tiêm bắp, liều lượng 1ml/10kg thể trọng) và bổ sung chất điện giải Vitamin C Antistress với liều 1g/2 – 4 lít nước, cho uống tự do.

Từ các kết quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi nhận thấy sử dụng phác đồ 1 có hiệu quả hơn phác đồ 2. Ở ngày thứ 2 phác đồ 1 tỷ lệ khỏi triệu chứng đã là 24% còn phác đồ 2 là 12%. Ngày thứ 3 phác đồ 1 là 40% còn phác đồ 2 là 24%. Sau 4 ngày điều trị dùng phác đồ 1 tỷ lệ khỏi đã lên đến 96%, phác đồ 2 phải sau 5 ngày điều trị tỷ lệ mới đạt 92% lượng khỏi bệnh. Phác đồ 1 lợn khỏi bệnh chủ yếu trong ngày thứ 3 và thứ 4 còn phác đồ 2 lợn khỏi bệnh chủ yếu trong ngày thứ 4.

Với 2 loại thuốc sử dụng thì Tylogenta tốt hơn Dynamutilin. Điều này

được thể hiện qua tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh trung bình là 96% và 2,96 ngày. Tuy nhiên qua kết quả điều trị chúng tôi nhận thấy Dynamutilin cũng là một loại thuốc khá tốt đểđiều trị bệnh hen suyễn do Mycoplasma gây

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn (Mycoplasma) trên đàn lợn nái hậu bị và biện pháp phòng trị tại xã Tân Cương Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)