Ở nước ta các bệnh vềđường hô hấp ở lợn thịt đã được rất nhiều tác giả
nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân và biện pháp phòng trị.
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1953 ở một vài trại giống (Phan Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh (1958) [3] ), đến năm 1962 bệnh đã lan ra khắp các tỉnh, cho đến nay bệnh phát triển rất rộng.
Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [5], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: Viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường
ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây
ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Hemophilus suis, pasteurella septica, Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, …
Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thị Nội (1991) [6] đã dùng Tylosine kết hợp với vacxin để phòng bệnh suyễn lợn. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [7] đã có những nghiên cứu về vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho, khó thở truyền nhiễm ở lợn.
Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) [14] cho biết về đặc điểm hình thái, đặc điểm nuôi cấy, tính chất sinh hóa, cấu trúc kháng nguyên, các enzym, tính gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị
bệnh do Streptococcus suis, Pasteurella multocida.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] đề cập đến cách phòng trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt. Đối với những nơi lợn chưa mắc bệnh suyễn thì nên tự
túc về con giống. Nếu mua lợn ở nơi khác về thì phải nhốt riêng ít nhất 2 tuần
để theo dõi.
Đặng Xuân Bình và cộng sự (2007) [2] nghiên cứu tình hình nhiễm
Actinobacillus Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận như sau:
- Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể.
- Lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ
lệđạt từ 31,25 - 55,55%, trung bình 37,83% .
Bệnh đường hô hấp mãn tính của lợn ở Việt Nam được quen gọi với tên bệnh suyễn lợn đã xảy ra từ năm 1958 tại các cơ sở giống lợn của Nhà nước. Khác với các nước phát triển ở Việt Nam do điều kiện chăm sóc, vệ
sinh kém, vai trò của các vi khuẩn cộng phát rất lớn. Lợn bị bệnh và chết chủ
yếu do sự kết hợp của M.Hyopneumoniae với các loại vi khuẩn khác như :
Pasteurella multocida, Streptococcus sp, Staphylococcus sp. và Klebsiella.
Ở Việt Nam, dịch viêm phổi địa phương đã xảy ra tại nông trường An Khánh năn 1958 và giết hại hàng trăm lợn mỗi năm, tập trung nhất vào đàn lợn 2-7 tháng tuổi. Ngoài các trại Nhà nước, tại các trại tập thể của hợp tác xã cũng đã xảy dịch dịch viêm phổi địa phương. Tại Thuận Châu (Sơn La): giống
được chuyển từ Thái Bình lên vào năm 1961, sau 8-9 tháng nuôi trọng lượng cơ
thể chỉ tăng 5-6 kg. Một số lợn có trọng lượng khoảng 17-18 kg, khi được mổ
khám thấy có triệu chứng điển hình của dịch viêm phổi địa phương. Một số
nghiên cứu đã mô tả lại các triệu chứng điển hình của bệnh dịch dịch viêm phổi địa phương như: gầy sút, ho từng cơn vào sáng sớm nhất là những ngày giá lạnh, lợn ho nhiều rũ rượi, đứng riêng trong góc chuồng thở hổn hển...bệnh tích chủ yếu khi mổ khám thấy là hiện tượng nhục hóa và có mủ, có nhiều trường hợp viêm dính vào sườn.
Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [8] triệu chứng của bệnh là: Bệnh phát ra đột ngột, ủ rũ, tách ra khỏi đàn, đứng riêng rẽ hoặc nằm một chỗ, nhịp thở từ
60 – 100 – 200 lần/phút, lúc đầu ho ngắn và nhẹ, bệnh tiến triển dần, lợn ngày càng khó thở : Ngồi dạng hai chân trước há mồm ra để thở và thở thể bụng, niêm mạc mắt, mũi, miệng tím ngắt lại do thiếu oxy. Thân nhiệt < 400C và chỉ sốt cao khi có vi khuẩn cộng phát. Lợn chết nhiều ởđàn mới mắc bệnh lần đầu. Trường hợp bệnh kéo dài và chuyển sang thể mãn tính với đặc điểm: Ho kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, ho khan, khó thở, có khi co giật từng cơn, nôn mửa. Lợn bệnh đứng một chỗ lưng cong lên, cổ vươn dài ra, đầu mõm cúi xuống đất để ho cho đến khi long đờm thì mới ngừng ho, thường ho vào lúc sáng sớm và chiều tối, hay khi thời tiết thay đổi, sau khi vận động hoặc sau khi ăn. Lợn con thường mắc bệnh ở thể mãn tính, kém ăn, bỏăn, gầy yếu, đi lại chậm chạp, vọ vẹo, lông xù, chậm lớn. Lợn vỗ béo và lợn đực giống thường mắc bệnh ở thể nhẹ về lâm sàng sau khi mổ khám vẫn thấy bệnh tích của bệnh hen suyễn.
Năm 2005, Cù Hữu Phú và cộng sự (Viện Thú y Quốc gia) [10] đã phân lập được các mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh hen suyễn ở một số tỉnh phía Bắc các loại vi khuẩn sau: P.Multocida, Brodetelia bronchiseptica, A.Pleuropneumoniae, Streptococcus suis, Heamophylus parasuis. Trong đó có vi khuẩn P.Multocida và A.Pleuropneumoniae phân lập được có độc lực cao với chuột bạch và lợn làm cơ sở cho việc chế autovacxin phòng bệnh đường hô hấp trên cho lợn.
Tới này cố rất nhiều công trình nghiên cứu về căn bệnh này, nhưng chỉ
mới nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh và biện pháp phòng trị. Nhiều phác đồ phòng và trị bệnh đã được áp dụng nhưng tới nay bệnh vẫn phát triển trên diện rộng. Hiện Viện thú y quốc gia đang nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu chế tạo vaccin phòng bệnh suyễn lợn do Mycoplasma gây ra và xây dựng một số mô hình trại giống an toàn”.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là: Làm sao loại trừ được dịch bệnh này trên lợn, làm sao để tăng hiệu quả trong công tác chăn nuôi.