Bệnh lần đầu tiên được phát hiện thấy ở nước Đức, sau đó thấy ở Anh, Thụy Điển và gọi tên bệnh là Dịch viêm phổi địa phương. Trước khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh suyễn lợn, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về nguyên nhân gây bệnh. Ngày đầu bệnh xuất hiện, một số tác giả
cho rằng: Bệnh suyễn lợn là do một loài virus nào đó không qua màng lọc gây ra, và tất cả các hướng nghiên cứu khi đó tập trung vào nguyên nhân do virus.
Những năm 50 của thế kỷ XX các nhà khoa học ở các nước Anh, Canada, Mỹ, Thụy Điển đã đi sâu vào nghiên cứu đồng loạt nhưng theo hướng là do virus gây nên bệnh, kết quả thu được không đồng nhất, trong quá trình nghiên cứu họ đã tìm thấy Mycoplasma trong bệnh phẩm nhưng lại cho rằng: Vi khuẩn này chỉ là vi khuẩn thứ phát, thường nhiễm vào các bệnh tích của phổi khi lợn mắc bệnh và che lấp căn bệnh trong môi trường tế bào và không có tế bào dùng để phân lập mầm bệnh. Cho tới lúc này người ta vẫn cho rằng có một loại virus nào đấy gây nên bệnh mà chưa tìm ra được.
Cũng trong những năm 50 một số tác giả đã nghiên cứu được một số đặc trưng của mầm bệnh là :
- Mầm bệnh cũng mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh. - Mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho tế bào.
- Quang phổ gây bệnh rất rộng.
- Tính kháng nguyên của nó không phù hợp với bản chất của virus. Tới năm 1963 các nhà khoa học Anh (Bet, Gutvin và Oaileston) đã
nghiên cứu và cho kết quảđầu tiên của căn bệnh. Họđã định bệnh phẩm phổi lợn bị viêm không chứa căn bệnh thứ phát đem tiến hành nuôi cấy và cho kết quả là một vi sinh vật đa hình thái, trong môi trường tế bào phổi lợn, thí nghiệm thấy lợn không mắc bệnh viêm phổi địa phương.
Đối với môi trường không có tế bào gồm: 10% dung dich đệm muối Hanks, 20% huyết thanh lợn vô hoạt (lấy từ lợn không mắc bệnh Dịch viêm phổi địa phương) và 0,5% latbunin thuỷ phân, 0,01% chiết xuất Mendifco, 200 đơn vị Penicillin trong 1ml môi trường.
Kết quả là vẫn có thể nuôi cấy được. Từ kết quả đó, năm 1964 các nhà khoa học Anh (Gutvin và Oaileston) cho rằng: Vi khuẩn mà họ phân lập được có hướng thuộc nhóm Mycoplasma là nguyên nhân gây nên việc viêm phổi
địa phương, nhưng họ chưa chứng minh được vi khuẩn Mycoplasma này có
hình thành được trong môi trường đặc hay không nên họ chưa có kết quả
chính xác.
Năm 1965, các nhà khoa học Mỹ (Maree và Xuitxơ) đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh tương tự ở Mỹ trong môi trường không có tế bào như nghiên cứu của Gutvin và Oaileston năm 1964 ở Anh, Marê và Xuitxơ đã quan sát
được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trên môi trường đặc mà họ nuôi cấy.Trong môi trường dịch thể không có tế bào đã được kiểm tra là tinh khiết họ thấy trên môi trường hình thành những khuẩn lọc hình cầu giống như
Mycoplasma. Khi tiêm canh khuẩn trong môi trường dịch thể ở lần cấy lần thứ
7 cho lợn họ đã tìm thấy bệnh tích điển hình ở phổi, giống như bệnh tích theo quan điểm virus.
Cũng năm 1965, Gutvin cũng quan sát được sự hình thành khuẩn lọc
Mycoplasma trong môi trường đặc cấy Mycoplasma mà họ đã phân lập được. Mặt khác họ còn thấy khuẩn lọc Mycoplasma tiêm cho lợn thấy lợn mắc bệnh và họ kết luận rằng: “Vi khuẩn đã hình thành khuẩn lọc là nguyên nhân gây ra bệnh Dịch viêm phổi địa phương và đặt tên là M.Suipneumonia ”
Theo Ross (1986) [22] nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện, chỉ có sự tham gia của các vi khuẩn cộng phát như
Pasteurella và Bordetella bronchiseptica triệu chứng của bệnh mới rõ ràng. Năm 1986, Papageogia đã tiến hành nghiên cứu một mặt vi sinh vật học của mầm bệnh, tác giả đã chứng minh được vai trò chủ yếu của Mycoplasma.
Canh khuẩn trong môi trường dịch thểđem tiêm cho lợn con từ 10 -21 ngày tuổi
đã gây ra bệnh được và đem quan sát cụ thể thấy được bệnh tích viêm khí quản phổi hoặc viêm phổi thuỳ ở các thuỳ tim, thuỳ đỉnh, viêm ngoại tâm mạc cấp tính, với sự hình thành u hạt ở màng cơ tim và bệnh tích viêm ngoại tâm mạc.
Theo Herenda.D (1994) [19], viêm phổi là hiện tượng viêm tại phổi do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc các tác nhân vật lý và hóa học gây ra. Nó thường kèm với viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì thế
thuật ngữ “viêm phổi - phế quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này. Ở lợn, bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và viêm phổi màng phổi do Haemophilus pleuropneumoniae là hay gặp nhất.
Ở đàn mắc bệnh lây lan từ lợn nái sang lợn con bú mẹ và ở lợn trưởng thành bằng cách tiếp xúc thông thường hoặc qua đường không khí. Không phân lập được Mycoplasma hyopneumoniae từ đường hô hấp của lợn khoẻ
Mycoplasma hyopneumoniae vẫn tồn tại dai dẳng trong các tổn thương phổi mãn tính ở con vật đã khỏi bệnh và là nguồn nhiễm bệnh, đặc biệt là cho các con mới nhập đàn.
Theo Katri Nevolen (2000) [21], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae
có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ.
Về sau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm sáng tỏ
Như vậy, sau rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, cuối cùng đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Dịch viêm phổi địa phương (ngày nay gọi là suyễn) của lợn là Mycoplasma hyopneumoniae.