Xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 61 - 63)

- Tháng 5, mổ khám 90 lợn có 11 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

4.3. xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho lợn

gây ra cho lợn

Từ kết quả nghiên cứu về bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn, chúng tôi thấy lợn nhiễm ấu trùng với tỷ lệ khá cao. Ấu trùng ký sinh gây tác hại lớn đối với lợn: lợn kém ăn, gầy còm, rối loạn tiêu hóa, hoại tử gan, phổi... nơi ấu trùng ký sinh; chúng gây nguy hiểm cho người và vật nuôi khác. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra vẫn chưa có thuốc điều

trị đặc hiệu. Do vậy, việc xây dựng qui trình tổng hợp phòng chống bệnh ấu sán cổ nhỏ ở lợn và các vật nuôi khác là rất cần thiết. Bệnh ấu sán cổ nhỏ có liên quan mật thiết với bệnh sán dây ở chó do loài Taenia hydatigena gây ra, có mối tương quan thuận với nhau, muốn bệnh ấu sán cổ nhỏ ở vật nuôi giảm xuống thấp thì cần kiểm soát việc chăn nuôi chó, kiểm soát giết mổ. Cần phải phòng chống cả bệnh sán dây ở chó.

Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất qui trình tổng hợp phòng chống ấu sán cổ nhỏ, gồm những biện pháp sau:

- Kiểm soát giết mổ lợn nói riêng và gia súc nói chung.

- Chăn nuôi hợp vệ sinh, không thả rông chó và lợn gần nhau. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nguồn thức ăn cho lợn phải đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm trứng của sán dây Taenia hydatigena, cho lợn ăn thức ăn chín, ăn sạch, uống sạch. định kỳ phun sát trùng chuồng trại, cũi nhốt chó, môi trường xung quanh.

- Tẩy giun sán định kỳ cho lợn và vật nuôi. - Tẩy sán dây cho chó.

Định kỳ tẩy sán dây cho chó 2 lần/năm. Cần chú ý tẩy sán dây cho chó ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi.

- Xử lý phân chó để tiêu diệt mầm bệnh: Người nuôi chó nên đào một hố để hàng ngày thu gom phân chó thải ra, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất, sau 3 – 4 tuần nhiệt độ hố ủ tăng lên 50 – 600C sẽ diệt trứng sán dây.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho lợn và vật nuôi.

- Có chế độ kiểm soát giết mổ chặt chẽ, không cho chó ăn những khí quan của trâu, bò, dê, cừu... có ấu trùng sán dây, không để chất thải sau khi giết mổ chó thải trực tiếp ra ngoài môi trường làm lây lan bệnh.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)