Tình hình nghiên cứu ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 35 - 37)

Theo kết quả nghiên cứu của Yotko K. và cs (2009) [36], tỷ lệ nhiễm

loài Taenia hydatigena của chó ở vùng Tây Bắc Bulgaria là 47,85%.

Một nghiên cứu khác của Xhaxhiu D. và cs (2010) [48] từ năm 2004 – 2009: mổ khám 111 chó từ các vùng ngoại ô Tirana của Albania để kiểm tra giun sán đường tiêu hóa, phát hiện được 3 loài sán dây là Dipylidium caninum (65,8%);

Taenia hydatigena (16,2%); Echinococcus granulosus (2,7%).

Tylkowska A. và cs (2010) [44] đã kiểm tra 763 mẫu phân chó thu thập ở phía tây của Pomerania (648 mẫu được thu từ khu vực thành phố, 115 mẫu được lấy từ các khu vực nông thôn) từ năm 2006 – 2007 cho thấy, 34,84% chó nhiễm các loài ký sinh trùng, trong đó nhiễm sán dây Dipylidium caninum là 4,07%.

Tuzer E. và cs (2010)[43] đã nghiên cứu hiệu quả của thuốc Praziquantel tiêm để điều trị sán dây ở chó. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 26 chó nhiễm sán dây, trong đó có 14 chó nhiễm Dipylidium caninum, 8 chó nhiễm Taenia spp, 2 chó nhiễm Echinococcus granulosus và 2 chó nhiễm

cả hai loài Dipylidium caninum, Taenia spp. với liều 0,1 ml/ kg thể trọng. Thí nghiệm được theo dõi chặt chẽ, nhốt riêng từng chó để kiểm tra sự thải phân. Kết quả, sau 2 hoặc 3 ngày dùng thuốc không thấy mẫu phân nào dương tính, không có phản ứng phụ nào xảy ra, hiệu quả tẩy trừ là 100%.

Wondimu, A., Abera, D., Hailu, Y. (2011) [47] cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng

Cysticercus tenuicollis trên dê ở Ethiopia là 21,01% và đã gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Cysticercus tenuicollis với số lượng lớn ký sinh gây ra viêm gan, hoại

tử, thoái hóa dạnh hạt, viêm phổi (Nath, S., Pal, S., Sanyal, P.K., Ghosh, R.C., Mandal, S.C, 2010) [39].

Mohammad Hossein Radfar và cs (2005) [37], trong thời gian từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 3 năm 2002 có 1336 cừu và 1674 dê được giết mổ tại lò mổ Kerman Đông Nam Iran trong đó 172 cừu (12,87%) và 302dê (18,04) bị nhiễm Cysticercus tenuicollis.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 35 - 37)