Chẩn đoán bệnh sán dây chó và bệnh Cysticercus tenuicollis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 30 - 32)

2.1.5.1. Chẩn đoán bệnh sán dây chó

Để chẩn đoán bệnh do sán dây gây ra, có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên phần lớn chó mắc bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và khó phân biệt, vì vậy phải kết hợp với việc kiểm tra phân tìm đốt sán.

Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [17] cho biết: việc chẩn đoán dễ khi chó ỉa ra những đốt sán và thường lòng thòng ở hậu môn, gây ngứa.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8], (2008) [9]:

- Đối với chó còn sống: Kiểm tra phân tìm trứng sán và đốt sán dây. Nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì có thể trực tiếp tìm đốt sán trong phân. Trường hợp chó nhiễm nhẹ, chỉ có ít đốt sán thì xét nghiệm phân tìm đốt sán và mảnh đốt bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), cho cặn lên đĩa Petri màu đen tìm đốt sán bằng kính lúp. Có thể dùng phương pháp Fulleborn tìm trứng sán dây. Đối với sán dây bộ

Pseudophyllidea tử cung có lỗ thông ra bên ngoài nên trứng được đẻ ra bên ngoài, do vậy kể cả khi trong ruột chó có sán dây ký sinh nhưng không tìm thấy được đốt sán trong phân vẫn có thể kết luận chó nhiễm sán qua việc xét nghiệm phân tìm trứng. Cũng có thể tìm được trứng sán khi đốt sán già vỡ ra đối với sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea.

Trứng sán dây bộ Cyclophyllidea hình tròn hoặc hơi bầu dục, có 4 lớp. trong có phôi 6 móc. Trứng sán dây bộ Pseudophyllidea giống trứng sán lá: hình bầu dục, một đầu có nắp, bên trong chứa phôi bào.

- Đối với chó đã chết hoặc những con nghi mắc bệnh còn sống: có

thể mổ khám để kiểm tra bệnh tích và tìm sán trưởng thành.

Theo Valerie Foss (2003) [45], chó nhiễm sán loài Dipylidium

caninum là chủ yếu và có thể dễ dàng chẩn đoán được khi đốt già rụng ra ngoài giống như những hạt gạo dính trên lông đuôi.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [13] cho biết, dựa vào việc kiểm tra đốt sán trong phân vật bệnh để khẳng định là chó bị mắc bệnh sán dây.

Chu Thị Thơm và cs (2006) [22] cho rằng: để xác định tên của sán dây trưởng thành một cách chính xác, thân sán dây để chết tự nhiên trong nước sạch phải được ép mỏng trong cồn etylic 700. Sau đó nhuộm Carmine, rút hết nước trong mẫu vật, làm trong và gắn thành tiêu bản trên phiến kính để chẩn đoán, xác định tên khoa học của các loài sán dây.

2.1.5.2. Chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra

Theo P. Junquera (2013) [41], cho đến nay chẩn đoán bệnh do ấu trùng

Cysticercus tenuicollis chỉ có thể thực hiện khi gia súc chết.

Vật còn sống rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò để tìm đầu sán trong dịch xoang ngực và bụng. Thường chẩn đoán sau khi chết, mổ con vật tìm ấu sán nơi chúng ký sinh (Phan Lục và Phạm Văn Khuê, 1996) [5].

Ba loại kháng nguyên được tìm thấy từ ấu trùng Cysticercus tenuicollis có trọng lượng phân tử là: 36.2KDa, 23.9KDa và 9.6KDa. Các kháng nguyên này có thể được dùng để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Cysticercus

tenuicollis gây ra trên động vật (Goswamia A., Das M., Laha R., 2013) [34].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 30 - 32)