Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 43 - 49)

tenuicollis gây ra ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương

Đề cập đến tác hại do sán dây gây ra, Phạm Sỹ Lăng (2002) [12], Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) [1]: Sán dây là một bệnh phổ biến ở chó, thể cấp tính nếu như không được chăm sóc điều trị kịp thời, tỷ lệ chết có thể lên tới 60 – 70 %. Tuy nhiên tác hại do sán dây gây ra ở chó không chỉ dừng lại ở giai đoạn sán trưởng thành. Về vai trò gây bệnh ấu trùng sán dây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu và cho thấy tác hại nguy hiểm của ấu trùng sán dây chó. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8]: ấu trùng sán dây Taenia hydatigena ký sinh ở lợn, trâu, bò, dê, kể cả ở người, gây bệnh ấu sán cổ nhỏ, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị.

Để xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis tại 3 xã, phường của thành phố Thái Nguyên chúng tôi đã mổ khám 575 con lợn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại các địa phương

Địa phương (xã/phường) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Tân Lập 150 14 9,33 1-10 Quyết Thắng 175 25 14,28 3-12 Đồng Bẩm 250 37 14,80 1-18 Tính chung 575 76 13,22 1-18

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm:

Trong tổng số 575 lợn mổ khám có 76 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 13,22%; biến động từ 9,33% - 14,80%. Kết

quả này phản ánh tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis trên lợn ở 3 xã/phường của thành phố Thái Nguyên có sự khác biệt: xã Đồng Bẩm có tỷ lệ nhiễm cao nhất (14,80%), sau đó đến xã Quyết Thắng (14,28%), thấp nhất là phường Tân Lập (9,33%).

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs, (1978) [17], sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm các bệnh giun sán ở gia súc và gia cầm. Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh thức ăn, nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với giun sán.

Như vậy, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của giun sán, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis, là giai đoạn ấu trùng của loài sán dây Taenia hydatigena.

Sự khác nhau về địa hình, đất đai, thời tiết khí hậu dẫn tới sự khác nhau về khu hệ động thực vật giữa các vùng. Xã Đồng Bẩm và xã Quyết Thắng có địa hình phức tạp, khí hậu thay đổi nhiều so với phường Tân Lập, đây là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của trứng các loài giun sán ở ngoại cảnh, trong đó có trứng loài sán dây Taenia hydatigena.

Đặc điểm kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ nhiễm ấu trùng

Cysticercus tenuicollis ở lợn. Ở 2 xã Đồng Bẩm, Quyết Thắng hầu hết người

dân chăn nuôi với quy mô nông hộ nhỏ, nuôi lợn với thời gian dài, vệ sinh chăm sóc chưa được chú trọng. Còn ở phường Tân Lập chăn nuôi lợn phần lớn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, người dân đã có ý thức tốt trong về vấn đề vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh ký sinh trùng nên làm giảm đáng kể tỷ lệ

nhiễm bệnh ở gia súc, do vậy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở phường Tân Lập thấp hơn hai xã trên.

- Về cường độ nhiễm:

Tính chung, lợn nhiễm từ 1 – 18 ấu trùng/con, trong đó lợn ở xã Đồng Bẩm nhiễm ấu trùng Cystiecrcus tenuicollis với cường độ nhiễm cao nhất (1 – 18 ấu trùng/ lợn), sau đó đến xã Quyết Thắng (3 – 12 ấu trùng/con). Thấp nhất là phường Tân Lập (1 – 10 ấu trùng/con).

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis tại các địa phương

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs

(2012) [10] (tỷ lệ nhiễm ấu sán biến động từ 10,28 – 37,66%).

Như vậy, công tác vệ sinh thú y có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán mầm bệnh ký sinh trùng nói riêng và các loại bệnh gây hại cho lợn nói chung. Để làm tốt công tác vệ sinh thú y, người chăn nuôi cần quét dọn chuồng trại và khu vực xung quanh hàng ngày, phân và chất độn chuồng cần phải được tập trung ủ...

4.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [17], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun sán. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do ấu trùng Cysticercus

tenuicollis nói riêng là một chỉ tiêu xác định lợn ở lứa tuổi nào dễ nhiễm bệnh

nhất, từ đó có kế hoạch phòng trừ thích hợp.

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi Tuổi lợn (tháng) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) ≤ 6 200 15 7,50 1-6 >6-12 215 31 14,41 3-18 >12 160 30 18,75 1-18 Tính chung 575 76 13,22 1-18

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Qua kiểm tra mổ khám lợn ở các lứa tuổi, đã xác định có 76 lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis, tỷ lệ nhiễm chung là 13,21%; biến động từ 7,50% – 18,75%.

Lợn ở các lứa tuổi đều nhiễm ấu trùng Cysicercus tenuicollis, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Lợn nhiễm ấu trùng từ sớm nhưng với số lượng ít, (lợn ≤ 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 7,50%). Giai đoạn lợn > 6 - 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn 14,41%. Cao nhất là giai đoạn lợn từ > 12 tháng tuổi 18,75%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [5]: Biến động nhiễm ấu sán tăng dần theo tuổi lợn, vì số lần tiếp xúc với căn bệnh tăng theo tuổi lợn.

Lợn dưới 6 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc với môi trường sống chưa nhiều nên tỷ lệ nhiễm thấp, lợn trên 12 tháng tuổi cơ hội tiếp xúc cao với môi trường nên tỷ lệ nhiễm tăng cao.

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi

4.1.1.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt.

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt Tính biệt Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (ấu trùng/con) Đực 293 36 12,28 1-16 Cái 282 40 14,18 1-18 Tính chung 575 76 13,22 1-18

Bảng 4.3 cho ta thấy:

Mổ khám 293 lợn đực có 36 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 12,28%. Mổ khám 282 lợn cái, có 40 con nhiễm chiếm tỷ lệ 14,18%. Cường độ nhiễm ở con cái từ 1-16 ấu trùng/con, ở con đực là 1-18 ấu trùng/con.

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn cái cao hơn so với lợn đực là 1,90%. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do lợn cái nuôi lâu dài, để gây đàn với phương thức nuôi thả rông, ăn thức ăn sống (rau, bèo...), uống nước có nhiễm trứng sán dây Taenia hydatigena đều có thể nhiễm ấu sán Cysticercus tenuicollis. Lợn nuôi ở nơi có nhiều chó mà việc kiểm soát giết mổ kém hiệu quả thì nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cao.

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tính biệt

4.1.1.4.Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo các tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)