Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm Amonimix – polyvit đến sinh trưởng và phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi tại trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. (Trang 52)

Trong chăn nuôi lợn thì chi phí thức ăn/ 1kg tăng khối lượng là yếu tố quyết định tới lợi nhuận của người chăn nuôị

Chi phí thức ăn càng thấp, sinh trưởng càng nhanh, thì lợi nhuận càng caọ Vì vậy, việc giảm chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôị Để thấy được ảnh hưởng của Aminomix - polyvit đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng tăng khối lượng và khả năng thu nhận thức ăn, từ đó tính toán được khả năng tiêu tốn thức ăn của lợn con. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được trình bày tại bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng (kg)

Chỉ tiêu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Tổng khối lượng lợn đầu TN 248 248 249,6 249,7 250,7 251,8 249,4 249,4 Tổng khối lượng lợn cuối TN 726,7 680,6 737,4 700,3 738,9 685,9 734,3 688,9 Tổng khối lượng tăng 478,7 432,6 487,8 450,6 488,2 434,1 484,9 439,1 Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ 628 652 639,2 662,8 635,2 654 634,1 656,3 TTTA/kg tăng KL 1,31 1,51 1,31 1,47 1,30 1,51 1,31 1,49

Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Tổng khối lượng trung bình của cả 2 lô lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau (đều là 249,4 kg) và khối lượng lợn của cả 2 lô đều tăng lên liên tục theo sự tăng lên của ngày tuổị Kết thúc thí nghiệm khối lượng của lô thí nghiệm đạt là 734,3 kg, còn lô đối chứng đạt là 688,9 kg. Tổng khối lượng thịt tăng trung bình qua 3 lần thí nghiệm ở lô thí nghiệm là 484,9 kg, lô đối chứng là 439,1 kg, lô thí nghiệm lớn hơn lô đối chứng là 45,8kg.

Qua 3 lần thí nghiệm kết quả luôn cho thấy, tiêu tốn thức ăn của lô thí nghiệm luôn thấp hơn lô đối chứng. Lô thí nghiệm có tiêu tốn thức ăn từ 1,30 đến 1,31 kg/kg tăng khối lượng, còn lô đối chứng có tiêu tốn thức ăn dao động từ 1,47 đến 1,51 kg/kg tăng khối lượng. Kết quả này làm cho tiêu tốn thức ăn trung bình của 3 lần thí nghiệm cũng có diễn biến tương tự như từng lần thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn trung bình qua 3 lần thí nghiệm của lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 1,31 và 1,49 kg/kg tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 0,18 kg. Điều đó cho thấy, lô thí nghiệm có sử dụng chế phẩm đã có ảnh hưởng tốt, làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng hơn so với lô đối chứng.

2.4.7. Chi phí thc ăn và thuc thú y cho ln thí nghim

Bảng 2.9: Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1kg tăng khối lượng

STT Chỉ tiêu ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng

1 Chi phí thức ăn - Tổng KL thức ăn Kg 1902,4 1968,8 - Giá 1kg thức ăn Đồng 12800 12800 - Tổng chi phí thức ăn Đồng 24350720 25200640 2 Chi phí cho chế phẩm Aminomix - polyvit - KL Aminomix - polyvit Kg 9,5 0 - Giá 1 kg Aminomix - polyvit Đồng 34000 0

- Chi phí mua Aminomix- polyvit Đồng 323408 0 3 Chi phí thuốc thú y - Số lượng thuốc thú y ml 175 311 - Giá 1ml thuốc thú y Đồng 250 250 - Chi phí thuốc thú y Đồng 43750 77750 4 Tổng chi phí = 1 + 2 + 3 Đồng 24717878 25278390 5 Tổng KL lợn tăng Kg 1454,7 1317,3 6 Tổng chi phí / kg tăng KL Đồng 16991,74 19189,54 7 So sánh % 88,55 100,00

Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Lô thí nghiệm chi phí thuốc thú y hết 43750 đồng, còn lô đối chứng chi phí thuốc thú y lên đến 77750 đồng. Như vậy khi sử dụng chế phẩm Aminomix – polyvit phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con cho thấy lô thí nghiệm có chi phí thuốc thú y thấp hơn so với lô đối chứng.

Ngoài ra khi bổ sung chế phẩm Aminomix - polyvit vào thức ăn cho lợn thí nghiệm còn giúp lợn tăng trọng nhanh, ít bệnh tật, hạn chế việc sử dụng kháng sinh chống được sự còi cọc và suy dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng tốt.

Qua số liệu bảng trên cũng cho thấy tổng chi phí ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 88,55%, thấp hơn so với lô đối chứng là 11,45%. Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm Aminomix - polyvit không chỉ có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy cho lợn mà còn có ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng của lợn ở lô thí nghiệm. Khi bổ sung Aminomix - polyvit vào thức ăn cho lợn thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y giảm do vậy tổng chi phí/1kg tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng là 2197đồng/kg.

Như vậy, bệnh tiêu chảy lợn con gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các trại chăn nuôi như: Chi phí về thuốc thú y và điều trị bệnh hơn nữa bệnh còn làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề kháng của lợn. Do đó, để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì người chăn nuôi phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý và khoa học, chuồng trại và thức ăn phải được quan tâm hơn nữạ Đặc biệt là vào những ngày khí hậu thay đổi để tránh ảnh hưởng xấu đến đàn lợn.

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị

2.5.1. Kết lun

Sử dụng chế phẩm Aminomix - polyvit khi bổ sung vào thức ăn hỗn hợp nuôi lợn sau cai sữa cho kết quả tốt trên một số chỉ tiêu sau:

Giảm tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy bằng 70,49% so với lô đối chứng, thời gian điều trị ngắn hơn 0,7 ngàỵ

Kết thúc 35 ngày thí nghiệm, lợn lô thí nghiệm đạt trung bình 18,36 kg/con, còn lô đối chứng đạt trung bình 17,22 kg/con, có sự chênh lệch là 1,14kg/con, tương đương với 6,02%.

Tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm là 1,31 kg còn lô đối chứng là 1,49 kg, tức chế phẩm làm giảm được 0,18 kg thức ăn/1 kg tăng khối lượng.

Chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm giảm hơn so với lô đối chứng 2197,8 đồng, tương đương với 11,45%.

2.5.2. Tn ti

Trong thời gian thực tập tại trạm do điều kiện thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu đề tài chưa rộng, số mẫu nghiên cứu còn nhỏ, chỉ tiêu theo dõi còn ít. Mặt khác, thời gian nghiên cứu mùa khô hanh, lạnh lẽo làm giảm sức đề kháng của con vật nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứụ

2.5.3. Đề ngh

Để có những kết quả nghiên cứu đầy đủ và đưa ra những kết luận chính xác hơn về hiệu quả sử dụng chế phẩm Aminomix - polyvit đối với lợn con từ 21 – 56 ngày tuổi cần tiếp tục triển khai nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác, lặp lại thí nghiệm ở nhiều địa phương và các mùa vụ khác nhaụ

Với những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng chế phẩm Aminonix - polyvit bổ sung vào thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữạ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIU TING VIT

1.Nguyễn Lân Dũng (1983), “Phát hiện về EM và ứng dụng nghiên cứu trong đời sống”, Báo Tài hoa tr.

2.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

3.Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995), Nhu cầu một số Vitamin của lợn con, Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng cho gia súc (giáo trình sau đại học), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4.Cao Thị Hoa (1999), Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn con theo mẹ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

5.Phạm sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến ở

lợn. Nxb Nông nghiệp.

6.Trần Đình Miên (1975), Chọn giống và nhân giống gia sóc, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nộị

7.Sử An Ninh (1993), “Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng”. Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa Chăn nuôi - Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nộị Tr.48.

8. Lương Đức Phẩm (1997), Công nghệ vi sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị 9.Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo (2004), Bài giảng chăn nuôi lợn Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Vĩnh Phước (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb

Nông nghiệp Hà Nộị

11. Phan Khánh Phượng (1998), Sử dụng chế phẩm sữa chua để bổ sung cho lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

12. Vũ Văn Quang (1999), Khảo nghiệm tác dụng của chế phẩm vi sinh vật,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị

13. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993), Giáo trình chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

14. Lê Thị Tài, Đoàn Thị Kim Dung, Nguyễn Lệ Hoa (2002), Nghiên cứu chế

phẩm sinh học đểđiều trị hội chứng tiêu chảy, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị 15. Nguyễn Thị Thanh (1995), “Chế phẩm Biolactyl trong khống chế bệnh

tiêu chảy ở lợn con”. Hội thảo Quốc gia về khu vực nhân năm Louis Pasteur, Hà Nộị

16. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy

Hoan (1998), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp.

17. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),

Giáo Trình phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nộị

IỊ TÀI LIU NƯỚC NGOÀI

18. Barnes D.M , Sorensen KD (1997), “Salmonellosis Diseases of swine 4th’’, Edition lowastate Unversi ty press.

19. ErwinM. Kohler,O,A, R. D.C. Wooter, tiêu chảy ở lợn con sơ sinh, cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội năm 1996 20. Gla Wischnong, ẸBacher H, (1992), “Escherichia coli infection. In

Diseases of swine”, pp 431 – 468.

21. Higgin.R. Gottshalk.M (1990), An update in Streptococcus suis indentifiction, J.Vet.Diagn.Invest 2.

22. Leval A (1997). Incedencdes Enteritis duporẹ Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh do Cục thú y Hà Nội tổ chức tại Hà Nộị

23. Saldanạ C. I; Knabe, D. A; Owen K. Q; Burgoom, K. G; Gregg, Ẹ J

(1993), Digestible threonine requirements of starter and finisher pigs. J.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Ảnh 1: Lô lợn thí nghiệm đang ăn thức ăn bổ sung chế phẩm Aminomix – polyvit.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm Amonimix – polyvit đến sinh trưởng và phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ 21 đến 56 ngày tuổi tại trạm Truyền giống huyện Lục Ngạn, Bắc Giang. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)