0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM AMONIMIX – POLYVIT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG. (Trang 35 -39 )

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay trong ngành chăn nuôi nước ta nhất là chăn nuôi lợn vấn đề thiếu đạm trong thức ăn đang được quan tâm. Những loại thức ăn nhiều đạm đều rất thiếu, giá thành lại cao cho nên cần nghiên cứu tìm ra những loại thức ăn rẻ tiền mà cung cấp được nhiều đạm. bảo đảm cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôị

Hiện tượng thiếu dinh dưỡng đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, vì vậy các nhà khoa học đang đặt nhiều kỳ vọng vào các loại thức ăn vi sinh vật tổng hợp có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hạ. Vi sinh vật là loại sinh vật đơn giản nhất có khả năng phát triển nhanh (phân bào hoặc sinh bào tử). Vi sinh vật cung cấp protein, axit amin gồm một số vi khuẩn lên men rượu, men bia và một số nấm men, nấm mốc có khả năng tổng hợp nhanh protein, lipit. Bên cạnh đó vi sinh vật còn được nghiên cứu để sản xuất chế phẩm kháng sinh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Phước, (1980) [10], cho thấy 1 tấn thức ăn nuôi cấy trong môi trường men rượu trong 8 giờ có thể sản sinh được 7 kg protit tức là bằng lượng protit của một con lợn thịt 30 - 35kg.

Thêm vào đó vi sinh vật còn chứa trong tế bào nhiều enzym và nhiều yếu tố quan trọng chưa xác định được trong đó một số có khả năng sản sinh ra các yếu tố.

Chế phẩm sinh học chính là hỗn hợp sống của nhiều loại vi sinh vật cùng nấm men… Cho gia súc ăn tạo thành hệ vi sinh vật, cạnh tranh với vi khuẩn có hại ở ruột non và ruột già. Một số vi khuẩn thường bổ sung cho gia súc như: Lactobaccilus, Baccillus, Subtilis, Streptococcus. Về lý thuyết, chế phẩm vi sinh vật làm tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn cho gia súc, nó hoạt động làm giảm độ pH ở gia súc khoẻ mạnh và thúc đẩy sự phát triển của vi

sinh vật có ích trong đường tiêu hoá. Khi cho gia súc ăn trực tiếp sẽ làm thay đổi hệ vi sinh vật trong ruột và làm giảm Ẹ coli, tổng hợp axit lactic, giảm mức độ ammoniac độc ở dạ dày và máụ

Theo Nguyễn Lân Dũng (1983) [1], Sự lên men lactic rất quen thuộc trong nhân dân, người ta đã ứng dụng để muối dưa, muối cà và ủ chua thức ăn cho gia súc. Sự tăng nhanh của vi khuẩn lactic thì một số nấm mốc cũng lên men lactic rất nhanh. Dùng ẸM bổ sung vào thức ăn cho lợn con theo mẹ cho thấy ẸM có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy, hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho lợn, lô thí nghiệm tăng từ 0,2 - 3,0kg hơn lô đối chứng với mức sai khá rõ rệt (P < 0,01), (Cao Thị Hoa, 1999 [4]).

Trường Đại học Nông nghiệp I đã nghiên cứu: Lấy 10ml men trong 200g cám trộn với 1 lít nước để ủ 66 giờ cho lợn ăn (lợn con sau cai sữa 15 ngày tuổi và lợn từ 2 - 4 tháng tuổi). Kết quả cho thấy lợn phát triển tốt không bị tiêu chảy và tăng trọng nhanh (103,3 - 147,5g/con/ngày), trong khi đó lô đối chứng chỉ tăng 82,2g/con/ngày và thường hay bị tiêu chảỵ

Nông trường An Khánh cũng cho lợn ăn men bia, lúc chưa cho ăn men bia thì tỷ lệ còi cọc là 45% và tỷ lệ chết là 26,53%. Nhưng sau khi ăn men bia tỷ lệ còi cọc là 17,5%, tỷ lệ chết là 5,38%, (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980 [10]).

Năm 1963, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã sản xuất song tiểu cầu làm thức ăn cho gà và lợn con, bước đầu thu được kết quả caọ

Theo Phan Khánh Phượng (1998) [11], tại Chi cục Thú y Hà Nội đã dùng chế phẩm sữa chua lên men lactic để điều trị bệnh tiêu chảy của lợn đạt kết quả tốt. Nghiên cứu về chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (trimazon, berberin, chloramphenicol), có hiệu quả điều trị 75 - 80%.

Chúng ta nên phối hợp chế phẩm sinh học (Biotyl chế phẩm sinh học Nam Dũng) sẽ làm tăng hiệu quả điều trị từ 85- 90% và bổ sung điện giải

(orezol) vừa tăng hiệu quả điều trị vừa tăng tỷ lệ điều trị từ 89,5 - 90% con vật mau hồi phục bảo đảm số lượng, chất lượng con giống (các tác giả Lê Thị Tài và cs, 2002 [14] ).

Theo Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [13], bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh, nhưng giai đoạn đầu khả năng kháng bệnh còn rất yếu cần chú ý, đảm bảo tốt các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật phòng chống bệnh tiêu hóạ

Nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [3] lại chỉ ra rằng: Đối với lợn con 1 tháng tuổi trong dịch vị có phân tiết HCl tự do vì vậy vi sinh vật có điều kiện phát triển nên lợn con rất dễ cảm nhiễm bệnh đường tiêu hóạ

Một số chế phẩm kháng sinh do vi sinh vật tiết ra có tác dụng tốt hơn đối với gia súc, gia cầm như vi sinh vật sản sinh penicillin thuốc giống nấm mốc

Penicillin và Aspergilus, (Lương Đức Phẩm, 1997 [8]).

Năm 1963, Viện Nông nghiệp Việt Nam đã chế ABK để nghiên cứu chữa bệnh lợn con phân trắng, ABK được chế từ máu gia súc khỏe, được đánh bằng đũa và pha thêm 2 lần nước sôi để nguội, lọc qua vải gạc rồi đem hấp ở 120oC trong 30 phút (pH = 7,2), cấy giống vi khuẩn Lactobacterium,

Axidophinhem và để tủ ấm 37oC trong 36 giờ để phòng bệnh lợn con phân trắng. Dùng chế phẩm Biolactyl để chống bệnh tiêu chảy ở lợn con (Nguyễn Thị Thanh, 1995 [15]).

Dùng chế phẩm vi sinh vật Lacto bacillus, Alidophilus bổ sung vào thức ăn cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy giảm từ 58,33% xuống còn 25%. Đồng thời chế phẩm sinh học Lacto bacillus, Alidophilus còn tác động làm cho vi khuẩn Salmonella và Ẹ coli giảm như sau: Lô đối chứng: Ẹ coli: 68,24 ± 1,79 triệu vi khuẩn/1 gam phân và Salmonella: 26,16 ± 1,81 triệu vi khuẩn/1 gam phân (Vũ Văn Quang, 1999 [12]).

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Erwin M Kohler (1996) [18] lợn con tiêu chảy thường được gọi là rối loạn đường ruột sơ sinh, đặc trưng của bệnh là gây bệnh tiêu chảy cho gia súc.

Tên của loài vi khuẩn quen thuộc với chúng ta ngày nay là

S.choleraesuis lần đầu tiên xuất hiện trên báo cáo năm của phòng chăn nuôi công nghiệp của Mỹ năm 1885 với sự nhìn nhận nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M và cs, 1997) [18].

Leva A (1997) [22] khi nghiên cứu về bệnh tiêu chảy và các nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella cholera, Salmonela typhimurium là 2 tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béọ

Theo Higgins và cs (1990) [21] các chất sát trùng thông thường với nồng độ thấp cũng có thể làm cho Streptoccus suis chết nhanh chóng so với các vi khuẩn thông thường khác: phenol, iod, axit phenic 3-5% vi khuẩn bị diệt trong vòng 60 phút, cồn 70o vi khuẩn bị diệt trong vòng 30 phút.

Các tác giả Saldana và cs (1993) [23] nghiên cứu về nhu cầu của threonine tiêu hoá cho lợn con sau cai sữa từ 6 - 16 kg thể trọng và lợn vỗ béo từ 58 - 96 kg thể trọng. Tỷ lệ threonine tiêu hoá trong khẩu phần từ 0,60 - 0,76% đối với lợn con sau cai sữa và 0,30 - 0,50% đối với lợn vỗ béọ Khẩu phần cơ sở của lợn con sau cai sữa có 17,6% protein tổng số và 1,25% lysinẹ Khẩu phần cơ sở cho lợn vỗ béo có 9,70% protein tổng số và 0,75% lysinẹ Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với lợn vỗ béo, các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ đạt tối ưu khi tỷ lệ threonine tiêu hoá trong khẩu phần đạt 0,28%. Đối với lợn con sau cai sữa, sinh trưởng tuyệt đối đạt tối đa khi tỷ lệ threonine tiêu hoá đạt 0,46%, tuy nhiên hệ số chuyển hoá thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng không đạt tối đa trong khoảng threonine nghiên cứụ

Năm 1959 Liên Xô bắt đầu sản xuất ở quy mô lớn các chế phẩm kháng sinh do sự lên men của vi sinh vật. Trong đó, chlotetra cyelinc và oxytetra cyelinc thô được sử dụng trong chăn nuôi với quy mô lớn.

Tại Anh, Mỹ, Đức người ta chú trọng lấy rong làm nguyên liệu chế thuốc và chế biến lipit, sterin. Trong tiểu cầu chứa nhiều protein, lipit, nhiều chất là lysin và các vitamin như: A, B1, B2, B6, C, PP. Ngoài ra, còn chứa một số nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh chlorelin có tác dụng điều chế vi khuẩn đường ruột.

Trong cuốn “Sổ tay dịch bệnh động vật” (12/1974) có đề cập đến chế phẩm trợ sinh học. Thuật ngữ “Trợ sinh học” để chỉ các sinh vật sống mà phương thức tác động của chúng hoàn toàn độc lập với với các chất kháng sinh. Chất trợ sinh học giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóạ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM AMONIMIX – POLYVIT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 56 NGÀY TUỔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG. (Trang 35 -39 )

×