2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh trưởng phát dục của lợn con giai đoạn 21 ngày tuổi đến 56 ngày tuổị
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi thành thục về tính.
Theo Trần Đình Miên (1975) [6] đã khái quát: Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, chiều dài, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước.
Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức cơ thể luôn hoàn thiện các chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Sinh trưởng, phát dục có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau và ảnh hưởng hỗ trợ nhaụ Đó là 2 quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc làm cho con vật hoàn chỉnh. Sinh trưởng và phát dục của gia súc tuân theo quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng không đồng đềụ Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cơ thể có sự khác nhaụ Sinh trưởng và phát dục không đều được biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi, sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận cơ quan (mô, cơ xương) có thời kỳ phát triển nhanh,
có thời kỳ phát triển chậm. Dựa vào quy luật này mà các nhà chăn nuôi căn cứ vào mục đích chăn nuôi để quyết định quy trình chăm sóc, thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt được tỷ lệ nạc cao nhất.
Theo Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004) [9] lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt, mỡ tốt. Nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1kg thời kỳ 7 - 8 tháng tuổi đã có thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng theo từng giai đoạn: sau cai sữa tăng trung bình 400 g/con/ngày, tiếp theo là 500 g/con/ngày, đến lúc khối lượng đạt 30kg là 600 g/con/ngàỵ..Đặc biệt trong giai đoạn bú sữa lợn sinh trưởng phát triển rất nhanh, lợn con 8 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng sơ sinh. Do lợn có tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4kg protein.
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng để khai thác hết khả năng sản xuất thịt của chúng người chăn nuôi cần nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động đúng lúc và thu được hiệu quả kinh tế caọ
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn con giai đoạn 21 ngày tuổi đến 56 ngày tuổị
Cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể có sự phát triển các cơ quan trong cơ thể, trong đó cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng. Có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hoá của lợn đã hình thành đầy đủ nhưng mang dung tích cục bộ. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiêu hóa phát triển và phát dục nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc mới sinh, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ sinh. Mặc dù vậy ở lợn con các cơ quan chưa thành thục về chức
năng, đặc biệt là hệ thần kinh do đó lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hoá của lợn con cũng rất dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Theo tác giả Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [3] thì lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có HCl tự do vì lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với dịch nhầy của dạ dàỵ Hiện tượng này gọi là hypochlohydric. Đây là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con, vì thiếu HCl tự do nên dạ dày không có tính sát trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây ra các bệnh đường tiêu hoá cho lợn con.
Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột dạ dày rất yếụ Do đó cần vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống…và áp dụng các biện pháp kĩ thuật để phòng chống bệnh tiêu hoá cho lợn con (Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên, 1993) [13].
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [16] thì dịch vị lợn có chứa enzym pepsin và chymosin. Pepsin có hoạt tính phân giải mạnh, chymosin làm ngưng kết sữa nhanh, loại enzym này có ở lợn trưởng thành và lợn con.Trong dạ dày lợn được cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Chính vì vậy, lợn được liệt vào loại động vật ăn tạp.
Quá trình tiêu hoá tinh bột nhờ enzym amilaza của nước bọt và enzym có trong thức ăn thực vật. Dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật để tạo ra axit nhưng với số lượng không đáng kể.
Khi nghiên cứu về sự phân tiết của hệ thống men tiêu hoá, chúng ta thấy chức năng men tiêu hoá của lợn con mới sinh chưa có hàm lượng cao, chức năng tiêu hoá của lợn con được hoàn thiện dần (Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2004) [9].
-Men pepsin là men chủ yếu của dịch vị khi mới tiết ở dạng không hoạt động gọi là men pepsinogen. Dưới tác dụng của HCl nó chuyển thành pepsin
hoạt động, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành albumo và pepton (trong điều kiện lâu dài nó có thể phân giải proteinoit đến axit amin để cơ thể hấp thu). Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit (pH= 1,5-2,5). Trong khoảng 25 ngày đầu sau khi sinh ra, men pepsin trong dạ dày chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn do vậy cần tập ăn sớm cho lợn con.
- Men amilaza và maltaza: Có trong nước bọt và dịch tuỵ của lợn con từ lúc mới sinh ra nhưng hoạt lực còn kém, chỉ tiêu hoá được 50 % lượng tinh bột ăn vàọ
- Men saccharaza: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men này hoạt tính còn thấp, nếu cho ăn đường saccharose trong thời gian này rất dễ bị ỉa chảỵ
- Men tripsin: Khi lợn con mới đẻ ra men tripsin của dịch tuỵ rất cao để bù đắp lại cho khả năng tiêu hoá protein của men pepsin dạ dàỵ Men này giúp quá trình phân giải protein một cách triệt để ở ruột non.
- Men catepsin: Có tác dụng tiêu hoá protein trong sữa đối với lợn con 3 tuần tuổi, men này đầu tiên có hoạt lực mạnh sau đó giảm dần.
- Men lactaza: Có tác dụng tiêu hoá lượng lactose trong sữa, hoạt lực cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau đó lại giảm dần.
- Men lipaza và chymosin: Hai men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau đó hoạt tính giảm dần.
Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hoá thức ăn kém. Trong khâu nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con.
2.2.1.3. Hội chứng tiêu chảỵ
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hóạ Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân triệu chứng đặc điểm và tính chất của hội chứng được gọi với nhiều tên khác nhaụ
+ Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng
Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: Phó thương
hàn, Ẹ coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus.
Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn, hội chứng tiêu chảy xuất hiện ở giai đoạn chính (chia theo lứa tuổi): giai đoạn lợn 30 - 90 ngày tuổị
Theo nghiên cứu của Sử An Ninh (1993) [7], ông cho rằng nhiệt độ, độ ẩm không khí ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con. Nếu biên độ dao động nhiệt độ ít, tạo điều kiện thích hợp và ổn định cho cơ thể lợn con, giúp sự điều hòa thân nhiệt bình thường, tỷ lệ mắc bệnh thấp. Ngược lại, nếu biên độ dao động nhiệt quá lớn gây rối loạn điều hòa thân nhiệt, ảnh hưởng đến cơ năng tuần hoàn tiêu hóa và hô hấp, hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng, lợn sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảỵ
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [5] cho biết: Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường phát sinh mạnh từ mùa đông sang mùa hè (từ tháng 11 đến tháng 5).
* Các nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hội chứng có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc xác định nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở từng nơi và trong từng giai đoạn có khác nhaụ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, độc tố thức ăn và các yếu tố khác đều dẫn đến tiêu chảỵ
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [2], chia nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như sau:
+ Ảnh hưởng của môi trường quản lý chăm sóc: Thời tiết không thuận lợi thay đổi thất thường.
Thiết kế chuồng trại không hợp vệ sinh, không bảo đảm thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông.
Chăm sóc nuôi dưỡng kém. + Do virus:
Bệnh dịch tả xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta năm 1949 - 1950 xảy ra ở Việt Bắc rồi lây sang các tỉnh khác trong cả nước và tồn tại cho đến ngày naỵ
Virus gây ỉa chảy truyền nhiễm trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe hoặc truyền nhiễm gián tiếp qua nước tiểu, nước mắt, mũi, rơm rác và dụng cụ chăn nuôị
Adenovius: gây ra viêm ruột ỉa chảỵ
Coronavs: gây dịch tả lợn. + Do vi khuẩn:
Vi khuẩn gây tiêu chảy cho cơ thể qua niêm mạc mũi, miệng, đường tiêu hóa gây nên các bệnh đều dẫn đến tiêu chảỵ
Ẹ coli: gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp, người ta đã chứng minh được vai trò của Ẹ coli trong từng lứa tuổi, vai trò gây bệnh của Ẹ coli gồm
các Sezotype 08; 0139; 0141; 0145; 0147; 0149 (Gla Wischnong, ẸBacher H,
1992 [20]).
Clotridium perfringens type A và type C gây nên bệnh viêm ruột.
Erysipelo thiritx: gây bệnh đóng dấu lợn.
Trepenoma: gây bệnh hồng lị.
Cầu trực khuẩn Amip: gây các bệnh ỉa chảy kiết lị.
Salmonella cholerasuis và Salmonella typhymurium là 2 tác nhân gây ra
bệnh tiêu chảy ở lợn. + Do ký sinh trùng:
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn cũng như các gia súc khác. Ký sinh trùng gây ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành ký sinh trùng gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra các độc tố (Nội - Ngoại độc tố). Ngoài ra, trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển chúng gây tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm ruột ỉa chảỵ Các loại ký sinh trùng gây bệnh ở lợn.
Eimeria: gây bệnh cầu trùng.
Arearis: giun đũạ
Fasciotopis busky: sán lá.
+ Do thức ăn:
Thức ăn kém chất lượng thừa một số chất nào đó hoặc thiếu một số chất nào đó thường gây nên ỉa chảy cho lợn.
Thức ăn ôi thiu, bị chua mốc, thức ăn quá nhiều đạm quá nhiều chất béo lợn ăn phải gây nên tiêu chảỵ
Lợn uống nước bẩn cũng gây nên tiêu chảỵ + Chất độc tố:
Các chất độc nitrit do rau xanh bón quá nhiều đạm vô cơ, ngộ độc muối, ngộ độc thuốc trừ sâu, các chất hóa học khác, ngộ độc do nấm, ngộ độc aflatoxin.
Thiếu vitamin nhóm B: B1, B2, B12 dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảỵ
Như vậy có hàng trăm nghìn nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiêu chảy mà chúng ta phải xem xét, chẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị đúng thuốc đúng bệnh.
2.2.1.4. Một số hiểu biết về chế phẩm Aminomix-polyvit.
Chế phẩm sinh học Aminomix - polyvit là một hỗn hợp vi sinh vật có lợi trong 1000g chế phẩm bao gồm:
Saccharomyces sp: 125 tỷ tế bào sống
Lactobacilus acidophilus: 20 tỷ tế bào sống
Streptococcus faccium: 20 tỷ tế bào sống
Vitamin nhóm B, khoáng vi lượng, axit amin tổng hợp Enzym: Proteaza
Cách dùng: Mỗi gói 500 gam trộn đều trong 100 kg thức ăn, cho ăn liên tục cho tới khi xuất chuồng.
Chú ý: Trộn vào thức ăn để nguội dưới 40oC, để vi khuẩn trong túi men không bị chết.
Đặc điểm: Men sống dạng bột có vitamin, khoáng vi lượng, đông dược quý hiếm.
Cách thử: Lấy 5 gam men cho vào cốc đựng 50 ml nước sạch có 5% đường (pha: 5 gam đường vào 100 ml nước), quấy đều đậy nắp để trong phòng sau 24 – 48 giờ vi khuẩn hoạt động sôi lên sùng sục trong cốc và tạo mùi thơm hoa quả ngào ngạt đặc biệt. Đó là men thật không phải men giả.
Công dụng: Aminomix – polyvit là một chế phẩm được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và nhất là trong chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giớị Aminomix - polyvit có tác dụng giúp cho:
Gia súc tăng trọng nhanh giảm tiêu tốn thức ăn. Gia súc cho nhiều sữa, nuôi con chóng lớn.
Gia cầm đẻ được nhiều trứng và phòng được bệnh cúm. Phòng trị được hội chứng tiêu chảỵ
Phòng được bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ. Lông mượt, da hồng, ngủ nhiều, thịt đỏ đẹp. Giảm mùi hôi trong phân, tạo môi trường sạch sẽ.