2.3.3.1. Xác định tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy của lợn và kết quảđiều trị. 2.3.3.2.Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Aminomix - polyvit trong việc phòng hội chứng tiêu chảỵ
* Phương pháp thí nghiệm:
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải Đơn vị
tính Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Loại lợn Lai Landrace x Pidu Landrace x Pidu 2 Số lượng Con 10 x 4 = 40 10 x 4 = 40 3 Tỷ lệ đực / cái Đực/cái Như nhau Như nhau 4 Khối lượng bắt đầu
thí nghiệm Kg 6,21 ± 0,16 6,21 ± 0,16 5 Thời gian thí nghiệm Ngày 35 ngày (từ 21 đến
56 ngày tuổi) 35 ngày (từ 21 đến 56 ngày tuổi) 6 Thức ăn thí nghiệm TAHH dạng viên của Cargill +0,5% Aminomix - polyvit TAHH dạng viên của Cargill 7 Phương pháp nuôi Nhốt Nhốt
Thí nghiệm gồm có 2 lô, mỗi lô gồm có 120 lợn con lai (Landrace x Pidu), bắt đầu thí nghiệm lúc lợn 21 ngày tuổi, khối lượng bình quân là 6,21kg, kết thúc thí nghiệm lúc lợn 56 ngày tuổi (thời gian thí nghiệm là 35 ngày). Lô thí nghiệm (TN) có bổ sung chế phẩm Aminomix – polyvit vào thức ăn, còn lô đối chứng (ĐC) thì không được bổ sung.
+ Thức ăn của lợn thí nghiệm là cám của hãng Cargill có thành phần giá trị dinh dưỡng như sau:
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
STT Giá trị
dinh dưỡng Đơn vị tính Hàm lượng
1 NLTĐ (ME) Kcal/Kg 3200
2 Protein thô % 19,5
3 Xơ thô (max) % 6
4 Can xi % 0,5 – 1,8 5 Phốt pho % 0,5 – 1,5 6 Độ ẩm % 14 7 Lysine % 1,0 8 Methionine + Cystine % 0,7 9 Colistin mg/kg 120 10 Lincomycin mg/kg 20
+ Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc
Lợn cần được chăm sóc rất cẩn thận để đảm bảo không bị mắc các căn bệnh nguy hiểm: Tiêm vaccine dịch tả lợn, tiêm vaccine tụ dấụ
Ngày cho lợn ăn 2 bữa vào các thời gian 8 giờ sáng, 15 – 16 giờ. Khoảng 2-3 ngày thì tăng dần lượng thức ăn, cho lợn ăn hết khẩu phần. Chúng tôi tiến hành cọ rửa máng ăn sạch sẽ trước khi cho lợn ăn và thường xuyên có nước sạch cho lợn, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy trình, lợn được tẩy giun sán và tiêm phòng định kỳ.
* Phương pháp theo dõi, phát hiện bệnh tiêu chảy và cách điều trị: Đặc điểm của bệnh:
Đây là một bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn, bệnh ít gây chết nhưng mức thiệt hại là đáng kể vì ảnh hưởng đến sức sinh trưởng sau này của lợn.
Nguyên nhân:
Bẩm sinh lợn con đã có thể chết, yếu sẵn do trong thời gian mang thai, lợn mẹ bị một số bệnh như: Brucellosis, Salmonellosis, Leptospirosis... hoặc do khiếm khuyết dưỡng chất như thiếu vitamin...
Lợn mẹ sau khi đẻ dễ bị lây nhiễm cơ quan sinh dục, rối loạn tiêu hóạ Do điều kiện chuồng nuôi kém vệ sinh, chăm sóc không đúng yêu cầu, dùng kháng sinh bừa bãị
Lợn con thiếu khoáng, thiếu sữa đầụ.. Hệ vi sinh vật cư trú trong đường ruột như: Ẹ coli, Salmonella, Proteur, Aerobacter...
Căn cứ vào triệu chứng của lợn con để xác định lợn con bị mắc bệnh tiêu chảy, cụ thể là:
Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sột sệt, loãng vàng, trắng, mùi tanh khắm... Tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy ít hay nhiều do mất nước, mất chất điện ly, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi không cần điều trị, đôi khi chết sau 3 - 5 ngày nếu không được điều trị, lợn tiêu chảy nhiều lần trở lên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy trắng sau này sinh trưởng rất kém. Ngoài ra, còn một số triệu chứng: Hạ huyết ở lợn con dưới 7 ngày tuổi, lợn bỏ bú, sốt cao, da bong... Lợn chết dễ dàng, có thể viêm phúc mạc làm bụng căng to, thành bụng xanh và nổi rõ mạch máụ
Bệnh tích:
Lợn thường chết mất máu, xác gầỵ
Màng treo ruột chứa đầy máu thẫm màu, sữa đông đặc thành khối trắng lổn nhổn trong dạ dày, có mùi chất chua, ruột căng phồng chứa đầy hơi, chất chứa bên trong ruột màu vàng.
Cách điều trị:
Enroflox 10 % hoặc pneumotic (thuốc tiêm): Liều dùng 1ml/10 - 12 kg thể trọng/lần/ngàỵ Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. complex, vitamin C.
Spectime (thuốc tiêm): liều dùng 1ml/10 - 12 kg thể trọng/lần/ngàỵ Dùng liên tục 3 - 5 ngàỵ Những ngày đầu nên dùng liều tấn công bằng cách tiêm 2 lần/ngàỵ Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. complex, vitamin C.
* Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn
Để tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn, chúng tôi tiến hành cân lợn 3 đợt: Đợt 1 cân bắt đầu thí nghiệm, đợt 2 cân sau thí nghiệm 15 ngày và đợt 3 sau khi cân đợt 2 20 ngày, cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân bằng một chiếc cân và cùng một người cân, kết quả được ghi chép vào nhật kí thí nghiệm và sau đó được tiến hành so sánh và phân tích.
Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) được tính theo công thức sau:
A (gam/con/ngày) =
(W2 - W1) x 1000 T
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) W2: Khối lượng kỳ cân sau (Kg/con) W1: Khối lượng kỳ cân trước (/con) T: Thời gian theo dõi (ngày)
Sinh trưởng tương đối (%) là độ sinh trưởng tương đối được biểu hiện bằng % so với khối lượng trung bình của cơ thể lúc bắt đầu và khi kết thúc khảo sát.
Công thức tính: R (%) = W2 – W1 x 100% W2 + W1 2 Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%)
W2: Khối lượng kỳ cân sau (Kg/con) W1: Khối lượng kỳ cân trước (Kg/con) * Tiêu tốn thức ăn / 1kg tăng khối lượng lợn.
Tổng tiêu tốn thức ăn được tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm. Tổng khối lượng lợn thịt tăng = khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ (kg). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
TTTA =
∑ Khối lượng thức ăn sử dụng trong kỳ (kg) ∑ Khối lượng thức ăn trong kỳ (kg)
* Ảnh hưởng của Aminomix - polyvit đến khả năng phòng hội chứng tiêu chảỵ
Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảỵ
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con bị bệnh
x 100 ∑ Số con theo dõi
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh tiêu chảỵ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ∑
Số con khỏi bệnh
x 100
2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong quá trình thực tập được sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học, theo phương pháp thống kê trong chăn nuôi Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [17]. Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel.