Tình hình tiêu thụ quýt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 56 - 60)

Quýt Chợ Đồn vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các tư thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên. Đầu vụ giá bán quýt dao động từ 12 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm xuống từ 10 nghìn đồng đến 12 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 15-17 nghìn đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh - đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để

người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả

kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra.

Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để

làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.

Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi

vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ

bị nợ nần.

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp.

Hình 4.2: Sơ đồ tiêu th quýt ti huyn ChĐồn

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, 2014)

- Kênh tiêu thụ trực tiếp (kênh 1): Các hộ nông dân nhà gần mặt đường, có quán bán hàng và có quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì bán quýt cho khách hàng đi trên tuyến đường quốc lộđi ra thị xã Bắc Kạn, xuống Thái Nguyên hay lên Cao Bằng. Nếu bán bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp.

- Kênh tiêu thụ gián tiếp (kênh 2, kênh 3, kênh 4): Phần lớn sản lượng quýt còn lại tiêu thụ qua một khâu trung gian.

+ Kênh 2: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán cho người tiêu dùng. Hình thức này là phổ biến nhất tại địa phương bởi lẽ với các vườn quýt có sản lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ

không thể mua hết đươc, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thời gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua cả vườn như vậy chủ vườn sẽ không mất nhiều thời gian, thu hoạch 1 lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ tập trung.

Nông hộ Người tiêu dùng

Người bán buôn Người bán lẻ Kênh 2 Kênh 1 Kênh 3 Kênh 4 10% 40% 30% 20% 6 0 %

+ Kênh 3: Người trồng quýt bán cho những quán bán quýt, hoặc những hộ gia đình bán quýt ven đường để họ bán cho khách hàng qua đường tiêu dùng trực tiếp. Với kênh 3 này thì giá cả sẽ giảm đi một chút so với bán trực tiếp, nhưng đỡ mất thời gian và bán được một lượng lớn hơn.

Kênh 4: Các thương lái tới tận vườn mua quýt của hộ gia đình, sau đó mang đi bán đổ cho các quán và các quán bán cho người tiêu dùng.

4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra

Để có một vườn quýt cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Quýt là cây ăn quả lâu năm, sau khi trồng được khoảng 4 - 5 năm thì mới cho thu hoạch, trong giai đoạn kiến thiết chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân trong huyện khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất quýt mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây quýt rất lớn, chi phí giống không đáng kể bởi giống quýt chủ yếu do người dân tự ghép cành hoặc mua giống thì được hỗ trợ 25% giá giống điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.

Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên họ phải lấy công làm lãi. Không giống như những cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây quýt không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ. Trong giai đoạn mới trồng, cây chưa khép tán người dân có thể trồng xen các cây ngắn ngày thích hợp để

tăng thu nhập, tăng độ tươi xốp cho cây quýt. Tuy nhiên, cần có chế độ canh tác hợp lý để tránh tình trạng tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng của cây.

Qua nghiên cứu 60 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích quýt tương

đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch, những diện tích quýt chưa cho thu hoạch là những diện tích mà các hộ trồng thay thế quýt già cỗi, bị sâu bệnh hại hoặc mở rộng trồng mới từ 2 - 3 năm trở về trước. Bởi vậy, chi phí sản

xuất quýt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của các hộ điều tra năm 2014 không được kểđến.

Bảng 4.12. Chi phí sản xuất 1 ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2013

ĐVT: 1000 đồng

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Chi phí vật tư 9.861,0 1.1 Đạm Kg 120 12,8 1.536,0 1.2 Lân Kg 90 5,5 495,0 1.3 Kali Kg 100 10,5 1.050,0 1.4 Phân chuồng Tấn 12 500,0 6.000,0 1.5 Thuốc sâu Lần 3 200 600,0 1.6 Chi khác - - 180,0 2 Chi phí lao động 120 12.400,0 2.1 Chăm sóc Công 70 100,0 7.000,0

2.2 Phun thuốc Công 20 120,0 2.400,0

2.3 Thu hoạch, vận chuyển Công 30 100,0 3.000,0

Tổng chi phí 22.261,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, 2014)

Qua bảng trên cho thấy tổng chi phí sản xuất là 22.261,0 nghìn đồng. Trong giai đoạn này cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo chi phí phân bón cũng tăng lên. Tổng chi phí vật tư là 9.861,0 nghìn đồng. Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 6 triệu đồng/ha, trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng

để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân hoai mục được các hộ sử dụng từ sơ

chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể.

Quýt là một trong những cây ăn quả có năng suất cao nhưng lại nhiều sâu bệnh, để phòng chống sâu bệnh hại các hộ phải phun thuốc trừ sâu 1 năm

từ 2 - 3 lần. Chi phí lao động cho phun thuốc trừ sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cao hơn một giá các chi phí lao động khác bởi phải trang bị bảo hộđầy đủ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất. Tổng chi phí lao động bỏ ra cho giai

đoạn này là 12.400,0 nghìn đồng.

Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế cây quýt trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra ĐVT: Triệu đồng/ha Chỉ tiêu Thành tiền I. Tổng chi phí 22,261 1.1. Chi phí vật tư 9,861 1.2. Chi phí lao động 12,400 1.3. Chi phí khác 0 II. Tổng thu nhập 80,600 III. Giá bán BQ (nghìn đồng) 13.000 IV. Lợi nhuận 58,339 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, 2014)

Qua bảng trên cho thấy, từ 4 - 5 năm sau khi trồng thì quýt bắt đầu cho thu hoạch và sau khoảng 2 - 3 vụ quýt các hộđã có thể chi trả hết các khoản chi phí của giai đoạn trước và bắt đầu có lãi. Lợi nhuận có thể thu được gần 58,5 triệu đồng/ha. Khả năng chi trả cho sản xuất quýt sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng dễ dàng hơn bởi người dân đã bắt đầu có thu nhập.

Quýt kinh doanh cho thu hoạch trong vòng 12 đến 15 năm thì bắt đầu già cỗi, năng suất, phẩm chất cây giảm đi. Sau khoảng thời gian này người dân sẽ trồng mới và bắt đầu lại tiếp tục chăm sóc, đầu tư sản xuất quýt thời kỳ

kiến thiết cơ bản.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)