Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là
điều kiện hết sức thuận lợi cho sâu bệnh hình thành và phát triển gây hại. Sâu bệnh hại quýt có rất nhiều loại. Chúng gây hại trên khắp các bộ phận của cây,
ở các mức độ khác nhau, là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quýt.
Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã nghiên cứu
TT Sâu bệnh Thời điểm gây hại Mức độ gây hại Thành phần gây hại Cách phòng trừ I. Sâu hại
1 Sâu vẽ bùa 4-10 +++ Hại lá non Phun thuốc
2 Nhện đỏ Tháng 4-6 và 9-11 +++ Hại lá non và quả Phun thuốc 3 Nhẹn rám vàng(nhện ống) ++ Hại quả Phun thuốc 4 Sâu đục cành Cuối tháng 5 và tháng 6, gây hại mạnh vào tháng 8- 10 +++ Hại thân, cành Dùng vợt, phun thuốc
5 Sâu đục thân gốc 8-10 ++ Hại thân và gốc Dùng vôi,thuốc
6 Ruồi vàng ++ Hại quả Thu hoạch sớm, phun thuốc 7 Sâu ăn lá 5-8 +++ Hại lá non và chồi non Nuôi kiến vàng, phun thuốc 8 Bọ xít xanh hại quả 5-11 +++ Hại quả Phun thuốc II. Bệnh hại
1 Bệnh phấn trắng Quanh năm +++ Hại lá, quả Phun thuốc
2 Bệnh sẹo ++ Hại lá, quả Tỉa cành 3 Bệnh nứt thân sùi bọt ++ Hại cây Tỉa cành, thoát nước, phun thuốc 4 Bệnh vàng lá gân xanh ++ Hại cây Tỉa cành
(Nguồn: Các hộ trồng quýt điều tra,2014)
Ghi chú: + + + Gây hại nặng
++ Tương đối phổ biến (gây hại trung bình)
Theo bảng ta thấy có rất nhiều loại sâu, bệnh gây hại trên cây quýt. Loại sâu bệnh thường gặp trên cây quýt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, ruồi
đục quả, bệnh phấn trắng,…Trong đó sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, có mức độ
gây hại cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây cũng nhưảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả quýt.[4] Cụ thể như sau:
•Sâu đục thân
Sâu đục thân có tên khoa học là Nadezhdiella chinensis Forster, còn gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có điểm khoảng 30 chấm trắng.
Trưởng thành sâu đục thân là con xén tóc màu nâu, trưởng thành sâu
đục gốc là con xén tóc sao, đẻ trứng vào tháng 5 đến tháng 6 trứng đẻ vào vỏ, khe nứt của thân, gốc, sau đó đục vào trong thân gốc, sâu gây hại trong tháng 8 đến tháng 10.
Tác hại: Làm cây sinh trưởng kém, lá vàng dần,năng suất giảm, hại nặng làm cây chết.
Biện pháp quản lý
+ Vào tháng 2-3 hàng năm, tiến hành quét vôi quanh thân, gốc cây. + Bắt diệt xén tóc trưởng thành vào buổi sáng trong các tháng 4-5. + Dùng gai mây hoặc dây sắt luồn vào lỗđục để tiêu diệt sâu non.
+ Dùng xilanh bơm nước thuốc Opatox, dùng bông thấm nước thuốc nhét vào lỗđục, sau đó láy đất thịt bịt kín lỗđục lại.
+ Nuôi kiến vàng
+ Cây bị hại nặng thì cưa gốc và đốt trước mùa xuân.
•Sâu vẽ bùa:
Xuất hiện quanh năm nhất là trong các đợt lộc từ tháng 4-10, sâu phá hoại lá non và tạo điều kiện cho bệnh thâm nhập.
- Biện pháp quản lý:
+ Chăm sóc cho cây phát triển tốt
+ Tỉa cành, tạo tán, thúc phân các đợt lộc ra lộc tập trung, lộc chóng thành thục.
+ Theo dõi các đợt lộc non, khi lộc dài 3-4 cm, để tiêu diệt trứng và sâu non mới nở thì sử dụng thuốc
- Phòng trừ: phun cho các đợt lộc của cây từ 1-2 lần bằng thuốc Sumisizin0,1%, Decis 1%, Shehrpa 0,1%, Actara.
•Nhện đỏ
Phá hoại cành lá non và quả, nhện hoạt động quanh năm mật độ nhện cao trong mùa khô hạn, trời nắng ấm từ tháng 4-6 và tháng 9-11. Thường gây hại giai đoạn cây con ở vườn ươm và giai đoạn cây tuổi nhỏ.
- Tác hại: Hại nặng lá chuyển từ màu xanh sang màu trắng bạc, vỏ quả biến màu tạo nên những đóm sần sùi trên vỏ quả, giảm năng suất, phẩm chất quả.
- Phòng trừ: Khi phát hiện nhện gây hại thì phun thuốc: Comite, Ortus, Dandy.
•Nhện rám vàng( nhện ống )
Nhện giống như củ cà rốt, mắt thường nhìn không rõ.
- Tác hại: Trích hút quả làm cho hạt không lớn được. Hại nặng làm vỏ
quả sần cứng, biến thành nâu đen( hiện tượng rám quả) làm giảm phần chất và giảm giá bán.
- Biện pháp quản lý:
+ Cắt tỉa tạo tán cây quýt thông thoáng.
+ Những vùng thường xuyên bị rám quả tiến hành phòng trừ nhện hai lần bằng thuốc: Comite, Ortus, Dandy, Dầu khoáng:
Lần 1: Phun khi quả có đường kính khoảng 1cm. Lần 2: Phun sau đợt 1 khoảng 7-10 ngày
•Sâu đục cành:
Sâu bắt đầu đục phá từ cuối tháng 5 và tháng 6 đẻ trứng ở nách lá non, Sâu mới nở gặm vỏ cành để sống, sau đó đục và cành gây hại trong đó từ 8-10 tháng, sau đó hóa nhộng trong thân cây.
- Diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hóa khí thì dùng rơm rạ, Sherpa, Danitol 0,1% quấn chặt thân cây và cành to, khi xén tóc chui ra gặp thuốc sẽ chết.
- Trừ sâu non: Cắt cành héo sau mùa xén tóc đẻ trứng, tức là sâu non còn ở cành con trên ngọn cây, khi sâu non đục xuống cành vừa hoặc cành to dùng cây kẽm luồn vào diệt sâu non trong lỗ hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc Ofaox hay thuốc Sumizin pha nồng độ 1/100 - 1/200 vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sẽ bịt kín lỗ lại.
•Ruồi vàng ( ruồi đục quả):
Chủ yếu vào mùa quả chín, ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vào vỏ quả và đẻ trứng giữa chỗ tiếp giáp vỏ và thịt quả, Dòi non nở ra đục ăn thịt quả, tuổi càng lớn dòi đục vào phía trong quả, Khi phát triển đầy đủ( 35 ngày) trong quả, dòi chui ra co mình bật rơi xuống đất, hóa nhộng trong đất khoảng 7-12 ngày.
- Tác hại: quả quýt bị hại sẽ thối, rụng sớm, tép khô, đắng. - Biện pháp quản lý:
+ Thu hoạch quả kịp thời
+ Thu nhặt quả bị hại đem chôm với vôi + Phun thuốc Sherpa khi thấy ruồi xuất hiện
+ Bấy bả: Dùng quả chín chín cắt đôi sau đó bôi thuốc Dipterex và treo quả trong tán để diệt ruồi.
•Sâu ăn lá:
Sâu trưởng thành là bướm phượng lớn, trứng đẻ lẻ tẻ trên mặt lá, sâu non ăn lá non, gặm các khuyết mép lá. Khi đã lớn thích ăn lá bánh tẻ, lá già. Hóa nhộng, treo mình ở trên cây sâu hại nặng từ tháng 5 tới tháng 8.
- Tác hại: Ăn lá non, chồi non làm cho cây phát triển chậm. - Cách phòng trừ:
+ Thường xuyên bắt giết trứng, sâu non, nhộng trên các lá, chồi non + Nuôi thả kiến vàng
+ Dùng thuốc để phun: Opatox, Sherpa, dầu khoáng.
•Bọ xít xanh hại quả:
Bọ xít trích hút nhựa quả, khi khua động có thể bay rất xa, thích gây hại ở
những vùng rậm rạp, bìa rừng, hàng năm bọ xít gây hại từ tháng 5 tới tháng 11. - Tác hại: Làm cho quả dễ rụng, vỏ sần cứng, khó bóc.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Xén tỉa cành, vườn quýt thông thoáng để hạn chế bọ xít gây hại. + Dùng vợt bắt vào buổi sáng hoặc chiều mát, ngắt ổ trứng.
- Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc Tre bon, Dipterex, dầu khoáng…
•Bệnh phấn trắng:
- Tác hại: Bệnh phấn trắng làm rụng lá, hoa, quả, trơ lại cuống phủ đầy nấm phấn trắng, bệnh nặng làm chết cây.
- Nguyên nhân: Do nấm gây ra, bệnh hại mạnh vào vụ xuân trên các
đợt lộc khi thời tiết có độ ẩm cao( có mưa phùn, sương mù). - Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng đúng mật độ, tỉa cành thông thoáng. + Bón đủ phân kali tăng tính chống bệnh.
+ Phun thuốc: Anvil, lưu huỳnh và vôi…phun từ 1-3 lần, sau 7-10 ngày phun 1 lần, đối với vườn đã bị nhiễm bệnh cần phun phòng trừ lúc cây ra các
đợt lộc non vụ xuân và thời kì quả non.
•Bệnh sẹo:
Vết bệnh như những gai nhọn nhô lên trên mặt lá, cành non, quả non, sau đó những gai nhọn chuyển màu nâu.
- Tác hại: Lá biến dạng cong về 1 bên, quả sần sùi không lớn được, cành bị sần sùi, cằn cỗi, hoa bị rụng.
- Nguyên nhân: Do nấm gây ra, bệnh hại chủ yếu vào vụ hè, vườn quýt rậm rạp thiếu ánh sáng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tỉa cành, lá tạo tán, bỏ những phần cây bị bệnh.
+ Phun các đợt lộc non vụ xuân thời kỳ quả non:Boóc đô hoặc Oxyclorua đồng hỗn hợp với 25 ml dầu khoáng pha với 10 lít nước.
•Bệnh nứt thân sùi bọt
Làm cho cây sinh trưởng chậm, làm giảm năng suất, cây suy yếu và chết. - Nguyên nhân: Do nấm gây ra, thường hại ở phần gốc sát mặt đất ở
vườn cây rậm rạp, ít ánh sáng. - Biện pháp phòng trừ:
+ Thoát nước tốt cho vườn cây, tỉa cành, tạo tán thông thoáng,
+ Dùng thuốc Boóc đô, đồng oxyclorua pha đậm đặc quét lên gốc, khi bệnh mới xuất hiện, trộn chất bán dính và phun đầy hai mặt lá 7-10 ngày/ lần sử dụng các loại thuốc: Anvil, Ridomil, Tilt…
•Bệnh vàng lá gân xanh
Cây phát triển kém, còi cọc, lá nhỏ biến vàng, quả nhỏ méo mó, bệnh nặng cây bị chết.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn gây ra, bệnh lây lan do rầy chống cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Lấy giống ở những nơi không bị bệnh, chọn gốc ghép có tác dụng chống bệnh.
+ Bón đủ lượng loại phân để cây có đủ sức chống bệnh + Chặt hủy bỏ cây quýt đã bị nhiễm bệnh
+ Phun thuốc: Trebon, Sherpa, Dầu khoáng,…