Thực trạng phát triển cây quýt trên các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45 - 48)

Bảng 4.8: Diện tích quýt trên địa bàn các xã điều tra năm 2013

Xã điều tra Diện tích trồng quýt ( ha ) Cơ cấu ( % ) Rã Bản 127,70 57,59 Phương Viên 51,94 23,42 Đông Viên 42,13 18,99 Tổng 221,77 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích trồng quýt của 3 xã điều tra là 221,77 ha. Trong ba xã điều tra thì diện tích trồng quýt của Rã Bản năm 2013 là 127,70 ha. Đây là xã có diện tích quýt lớn nhất, tiếp theo là Phương Viên và Đông Viên, diện tích trồng quýt là 51,94 ha và 42,13 ha. Qua điều tra cho thấy ở các xã trồng nhiều quýt như Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên đã và

đang dần triển các mô hình trồng quýt theo quy mô lớn. Có sự phối hợp giữa cán bộ phòng NN&PTNT với người dân một cách chặt chẽ, đã có một số dự

án như cung cấp thêm giống và phân bón khuyến khích người dân mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng quýt.

4.3.1. Đặc đim ca các h trng quýt.

Để đánh giá được tình tình sản xuất quýt trước tiên tôi trình bày một số

thông tin về nhân khẩu, lao động, tình hình sử dụng đất của các hộđiều tra.

Bảng 4.9: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Bình quân

I, Tổng số hộđiều tra Hộ 60

1, Nhân khẩu trong hộ Người 265 4,42

2, Số lao động chính LĐ 147 2,45 3, Tuổi bình quân của hộ Tuổi 42,4 4, Trình độ học vấn của chủ hộ 100% -Tiểu học Hộ 24 40 -Trung học Hộ 21 35 -Trung học phổ thông Hộ 15 25 ( Tổng hợp phiếu điều tra,2014)

Theo kết quảđiều tra cho thấy độ tuổi bình quân chung của chủ hộđiều tra là 42,4 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ

sơ vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng quýt nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây quýt hiệu quả. Ngược lại, khoảng độ tuổi dưới 30 tuổi là thường là các chủ hộ mới xây dựng gia đình được vài năm và mới tách hộ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng huy động vốn kinh doanh, khả năng nhìn nhận, tiếp cận thị trường kém hơn.

Trình độ học vấn của các chủ hộ hầu như là ở mức THCS, bình quân chung là 21 hộ chiếm 35% tổng số hộ điều tra, mức THPT là 15 hộ chiếm 25% tổng số hộđiều tra. Ở mức học vấn này các chủ hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh hơn trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quýt, chịu khó tìm hiểu và học hỏi những hộ khác. Trình độ học vấn ở mức tiểu học bình quân là 24 hộ chiếm 40% tổng số hộđiều tra, ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển cây quýt. Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời nên không nắm bắt kịp thời được sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.

Số nhân khẩu bình quân là 4,42 khẩu/hộ, số lao động bình quân là 2,45 lao động/hộđiều này cho thấy nguồn nhân lực trong sản xuất dồi dào.

* Tình hình sản xuất quýt

Bảng 4.10. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2010 - 2013

Tiêu chí Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 BQC Tổng diện tích Ha 45,00 50,00 52,50 56,30 111,11 105,00 107,85 107,99

Diện tích cho thu

hoạch Ha 29,60 29,90 32,00 44,90 101,01 107,02 140,31 116,11

Năng suất bình quân Tấn/Ha 5,80 6,35 7,25 6,20 109,48 114,17 85,52 103,05

Sản lượng Tấn 171,68 189,87 232,00 278,38 110,59 122,18 119,99 117,58

Giá bán trung bình 1000đ/kg 11,00 10,00 10,00 13,00 90,91 100,00 130,00 106,97 Giá trị sản xuất Triệu đồng 188,00 190,00 232,00 361,89 101,06 122,10 155,98 126,38

(Nguồn: Tổng hợp điều tra 2014)

Bảng trên cho thấy diện tích cho thu hoạch của các hộ điều tra năm 2010 bình quân là 45 ha, năm 2011 là 50 ha tăng 5 ha tương ứng 11,11% so với năm 2010. Năm 2012 là 52,5 ha tăng 2,5 ha tương ứng 5% so với năm 2011. Năm 2013 là 56,3ha tăng 3,8 ha tương ứng 7,85% so với năm 2012. Trong những năm gần đây người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cân đối phân bón nên năng suất cây quýt tăng. Năng suất bình quân năm 2010 là 5,80 tấn/ha, năm 2011 là 6,35 tấn/ha tăng 9,48% so với năm 2010,năm 2012 năng suất là 7,25 tấn/ha tăng 14,17% so với năm 2011. Đến

dien tich trong quýt

83% dien tich cay

khac 17%

năm 2013 là 6,20 tấn/ha giảm 14,48% so với năm 2012. Với điều kiện tự

nhiên thuận lợi lại có sự đầu tư thích hợp dự kiến năng suất quýt trong những năm tới còn có thể cao hơn nữa. Sản lượng của các hộđiều tra đạt được tương

đối lớn năm 2010 bình quân là 171,68 tấn thu giá trị sản xuất là 188 triệu

đồng. Năm 2011 sản lượng bình quân là 189,87 tấn tương ứng 190 triệu đồng tăng 1,06% so với năm 2010. Năm 2012 là 232 tấn thu giá trị sản xuất là 232 triệu đồng tăng 22,10% so với năm 2011.Năm 2013 là 278,38 tấn tương ứng 361,89 triệu đồng tăng 55,98% so với năm 2012. Điều này cho thấy mặc dù năng suất quýt của năm 2013 là thấp do thời tiết, song năm vừa qua giá cả lại khá ổn định và khá cao do vậy cũng góp phần khá lớn cho ổn định kinh tế của các hộ dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)