3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
4.3.3. Đối với hộ nông dân
Các chủ nông hộ và những người lao động trong nông hộ không ngừng nâng cao trình độ sản xuất của mình bằng cách tự bản thân phải phấn đấu và coi trọng việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các chủ nông hộ làm ăn giỏi.
Các chủ nông hộ căn cứ vào nhu cầu của thị trường về nông sản hàng hoá và điều kiện cụ thể của nông hộ mình mà lựa chọn bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tiến hệ thống hầm biogas trong việc xử lý chất thải từ chăn nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường; áp dụng các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì cho đất.
Với những nông hộ tại vùng úng trũng thì nhanh chóng chuyển phần diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay thì mỗi chủ nông hộ có chăn nuôi đều phải nâng cao ý thức phòng và chống dịch bệnh, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y. Nếu phát hiện đàn gia súc, gia cầm của nông hộ mình có biểu hiện mắc bệnh thì phải thông báo ngay cho cán bộ thú y, không được bán chạy để tránh lây lan dịch bệnh.
Mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất và mạnh dạn đầu tư vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập cao.
Biết cách huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả.
Mỗi nông hộ sử dụng đất gắn liền với bảo vệ tài nguyên đất, không để đất nghỉ khai thác hết tiềm năng của đất.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Nông Thượng – thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn”. Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Nông Thượng – thị xã Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đưa ra kết luận sau:
Xã Nông Thượng là xã giáp trung tâm thị xã nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Kạn. Nhìn chung, nhân dân trong xã sống chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính.
Các nông hộđã có những tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ đã mạnh dạn phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó các hộđã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, lựa chọn các cây trồng, con giống đem lại năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra chính quyền địa phương cũng có các chính sách hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất như chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách trợ giá giống, phân bón,... Các hoạt động khuyến nông cũng được đẩy mạnh như mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn,...cung cấp cho người nông dân những kiến thức mới, cập nhật thông tin thị trường để có những quyết định sản xuất thích hợp nâng cao kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thị trường.
Bên cạnh những mặt đạt được xã Nông Thượng vẫn còn những mặt tồn tại cơ bản đòi hỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền. Đó là chưa rõ ràng trong định hướng sản xuất lâu dài của nông hộ, sản xuất nông nghiệp trong xã vẫn mang tính thuần nông, nhỏ lẻ, mang tính chất tự cung tự cấp, chưa có quy hoạch cụ thể trong sản xuất nông nghiệp. Khả năng sử dụng đất đai còn kém, hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp.
Đối với các hộ nông dân chỉ trồng trọt, cần tổ chức hướng dẫn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ theo hướng đa dạng sản phẩm nông sản hàng hóa. Phổ biến kỹ thuật đầu tư thâm canh giống mới vào sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ của xã Nông Thượng phát triển cần phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Trong quá trình phát triển, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa xã Nông Thượng phát triển bền vững và đúng hướng trong những năm tiếp theo với một cơ cấu các ngành hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo (2011), “Hiệp hội lương thực Việt Nam”.
2. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2011, 2012, 2013 của UBND xã Nông Thượng.
3. Các khóa luận của sinh viên khóa trước có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội Hà Nội.
5. “Đặc điểm kinh tế nông thôn”,http://diendannongnghiep.net
6. Nguyễn Thị Châu (2011), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”,
Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
7. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế.
8. Phân loại hộ nông dân, tailieutonghop.com
9. Phạm Vân Đình (1998), CNH – HDH với vấn đề dân số lao động và việc làm ở nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. “Tài liệu kinh tế hộ”, http://www.thuvientructuyen.vn
11. Tài liệu tham khảo, tailieu.vn
12. Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, (1997), “Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển”, Nxb KHXH, Hà Nội.