3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nông Thượng là một xã thuộc thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị xã khoảng 5 km, có diện tích 21,85 km², dân số khoảng 3189 người, mật độ dân số đạt 145,9 người/km². Nông Thượng có một đoạn quốc lộ 3 chạy qua khu vực đông bắc, ngoài ra, còn có tuyến đường liên xã nối đến xã Thanh Mai của huyện Chợ Mới. Trên địa bàn xã có một số phụ lưu hữu ngạn của sông Cầu như suối Khau Dạ, suối Bản Rạo và Khuổi Cuồng.
Xã có vị trí: Phía Bắc giáp phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên, phường Đức Xuân. Phía Đông giáp xã Xuất Hóa. Phía Nam giáp xã Hòa Mục và Thanh Vận (Chợ Mới). Phía Tây giáp xã Quang Thuận (Bạch Thông). Địa hình của xã mang đặc điểm địa hình trung du miền núi phía Bắc, địa hình đồi núi phúc tạp, có các thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ với suối và các cánh đồng. Xã Nông Thượng được chia thành các xóm bản: Nà Vịt, Nà Kẹn, Nà Chuông, Nà Thinh, Cốc Muổng, Nà Bản, Khau Cút, Nà Choong, Nà Diểu, Nà Nàng, Thuôm Luông, Khuổi Chang, Khuổi Cuồng, Tân Thành, Nam Đội Thân. Toàn xã có 838 hộ và 3189 nhân khẩu năm 2013. Nông Thượng là một xã thuần nông, vì vậy nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã.
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn
Xã Nông Thượng thuộc vùng khí hậu miền núi và trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm. Mùa mưa bắt đầu tháng 4 đến tháng 10, gió mùa chủ yếu là gió mùa Đông Nam và mùa khô lạnh lẽo kéo dài từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau chủ yếu là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất tháng 7 là 28,80C, tháng thấp nhất là 1 khoảng 100C, nhiệt độ cao tuyệt đối ở đây là 390C, nhiệt độ thấp tuyệt đối khoảng 2,70C. Độ ẩm tương đối, trung bình là 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, đạt cao nhất vào tháng 8 là 402,3 mm. Dọc theo địa hình xã có suối, là nơi cung cấp nước để phát triển sản xuất.
3.1.1.3. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã
Diện tích đất tự nhiên của xã Nông Thượng là 2185,18ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1579,98ha, bao gồm diện tích đất trồng lúa và hoa màu. Đất lâm nghiệp là 1347,77 ha (đất rừng trồng) và đất ao hồ nuôi trồng thủy sản là 9,10ha. Đất ở là 30,02ha, còn lại là đất khác.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của toàn xã qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 2185,18 100,00 2185,18 100,00 2185,18 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Tổng diện tích đất NN 223,11 10,21 223,61 10,23 223,61 10,23 100,22 100,00 100,11 1.1. Đất trồng lúa 152,53 6,98 153,03 7,00 153,03 7,00 100,33 100,00 100,17 1.2.Đất trồng cây hàng năm 27,51 1,26 27,51 1,26 27,51 1,26 100,00 100,00 100,00
1.2. Đất trồng cây lâu năm 43,07 1,97 43,07 1,97 43,07 1,97 100,00 100,00 100,00
3. Đất lâm nghiệp 1347,77 61,67 1347,77 61,67 1347,77 61,67 100,00 100,00 100,00 4. Đất nuôi trồng thủy sản 9,10 0,42 9,10 0,42 9,10 0,42 100,00 100,00 100,00 II. Đất phi nông nghiệp 88,80 4,06 89,50 4,09 90,00 4,12 100,79 100,56 100,68 III. Đất chưa sử dụng 516,40 23,63 515,7 23,60 515,20 23,58 99,86 99,90 99,88
Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên cuả xã là 2185,18ha và không có sự biến động qua 3 năm. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng quỹ đất của xã, chiếm 10,23%. Trong diện tích đất nông nghiệp thì có đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ cao (chiếm 61,67%), và chủ yếu là đất trồng lúa, trồng rau và hoa màu. Diện tích đất trồng cây lâu năm là rất ít (chiếm 1,26%) và hầu như không biến động qua các năm. Còn đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cũng không cao (chiếm 0,42%). Như vậy thông qua cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm như: lúa, rau và hoa màu vẫn là chủ yếu. Đất phi nông nghiệp chiếm 4,12% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên (chiếm 23,58%) chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng.
Như vậy qua bảng trên ta có thể thấy cơ cấu sử dụng đất của xã qua các năm tương đối ổn định.