3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.2.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của xã
Bảng 3.6. Tình hình chăn nuôi tại địa bàn xã Nông Thượng (2011 – 2013)
ĐVT: Con
Loại vật nuôi Năm So sánh
2011 2012 2013 12/11 13/12 Bình quân Trâu 369 337 282 91,33 83,68 87,51 Bò 8 9 8 112,5 88,89 100,7 Dê 124 95 16 76,61 16,84 93,45 Ngựa 23 22 112 95,65 509,09 302,37 Lợn 1837 2339 2641 127,33 129,91 128,62 Gia cầm, thủy cầm 12050 7160 15100 59,42 210.89 135,16
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã năm 2011 – 2013)
Trâu, bò được coi là phương tiện sản xuất trong nông nghiệp của người nông dân, nhưng từ năm 2012 đến năm 2013 số lượng trâu giảm 55 con, bò giảm 1 con, do người nông dân quan niệm trâu bò chỉ lấy sức kéo và nhiều hộ gia đình hiện nay đã đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại hơn để thay thế sức kéo của trâu bò.
Ngựa là vật nuôi dùng để chuyên chở, vận chuyển nông sản của người nông dân vùng có giao thông đi lại khó khăn. Số lượng ngựa tăng từ năm 2012 đến 2013 là 90 con.
Số lượng dê giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2013 giảm 108 con. Tính đến nay toàn xã chỉ còn lại 16 con dê.
Lợn là vật nuôi chính, là nguồn thu chủ yếu của các hộ nông nghiệp, số đầu lợn có tăng nhưng không nhiều do chi phí đầu tư cho lợn ngày một tăng cao, trong khi giá đầu ra bấp bênh làm cho nhiều hộ gia đình không dám đầu tư nhiều tránh rủi ro.
Số lượng gia cầm là lớn nhất, tính đến năm 2013, có đến 15100 con, tăng thêm 3050 con.
Nhìn chung, người nông dân có hướng chuyển từ nuôi lợn sang nuôi gà, do gà chăn nuôi dễ hơn và chi phí rẻ hơn. Gà rất được giá nếu là gà ta nuôi theo lối chăn thả tự do.
- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích 12ha ao cá nuôi thả theo hình thức bán thâm canh, sản lượng ước đạt 12/23 tấn tương đương 52,2% KH.
3.2.4. Lâm nghiệp
Thực tế cho thấy hiện nay trên toàn địa bàn xã Nông Thượng rùng tự nhiên gần như không còn đáng kể. Rừng trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu là rừng trồng, có 1347,77 ha và 516,40 ha đất đồi chưa sử dụng.
Xã đã thực hiện trồng rừng theo Quyết định 147 của Chính phủ chỉ tiêu giao 200 ha, đã thực hiện 237,14 ha. Trong đó diện tích trồng keo là 124,39 ha, diện tích trồng mỡ là 112,75 ha. Nghiệm thu rừng trồng năm 2011 và năm 2012 xong, đạt kết quả tốt. Xã đăng ký trồng rừng năm 2014 được 65 ha.
Trong thời gian gần đây, xã đã tăng cường công tác quản lý và ngăn chặn khai thác vận chuyển gỗ trái phép qua địa bàn. Kiệm toàn ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, cấp giấy phép khai thác gỗ: 18 giấy phép tương đương 394,139 m3 gỗ các loại.
3.2.5. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp và các loại cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lí, hiệu quả cao, có nguồn tài nguyên đất dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động cần cù, chịu khó, tích cực tham gia sản xuất.
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đặc biệt là các nguồn hỗ trợ cho sản xuất trồng trọt, chăn nuôi như: trợ giống, chuyển giao KH – KT,... sự quan tâm của các cơ quan ban ngành tại địa phương.
- Có nhiều kinh nghiệm truyền thống từ lâu đời, kết hợp với sự tiếp cận với KH – KT hiện đại.
- Tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn được đảm bảo. Trình độ dân trí ngày càng cao nên các phong tục tập quán lạc hậu của người dân được xóa bỏ dần. - Bộ máy chính quyền tại địa phương thường xuyên được kiện toàn và đổi mới phù hợp với tình hình hiện tại, điều hành sản xuất kinh doanh chặt chẽ, năng động.
- Thủ tục hành chính đơn giản nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu tâm tư nguyện vọng của người dân.
- Có nhiều tổ chức đoàn hội hoạt động hiệu quả.
Khó khăn:
- Tình trạng thiếu vốn để quay vòng và đầu tư mở rộng sản xuất. - Người dân còn chưa tìm được đầu ra và chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường. Sản phẩm bán ra thị trường chủ yếu dưới dạng thô giá bán không cao.
- Khả năng tiếp cận thông tin về thị trường của người dân còn hạn chế. - Sản xuất theo hướng tự cung tự cấp với quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Hệ thống kênh mương và công tác thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất.
- Thời tiết phức tạp không ổn định, lúc thì mưa ngập úng, khi thì hạn hán kéo dài, có nhiều biến động thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, hiệu quả
năng suất của cây trồng vật nuôi không cao, thiếu nước trong sản xuất gây thiệt hại lớn tới người dân.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, máy móc phục vụ sản xuất còn ít, chủ yếu là ở dạng thô sơ. Trình độ dân trí không đều do vậy việc ứng dụng KH – KT vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
- Các giống vật nuôi, cây trồng chủ yếu là các giống tại địa phương năng suất và chất lượng không cao.