Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Nông Thượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Nông Thượng – thị xã Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 66 - 71)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Nông Thượng

Thượng

4.2.2.1. Giải pháp vềđất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng đất hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, phân bố không đồng đều vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện chủ trương mới về ruộng đất, giao đất và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm vào sản xuất.

Các cấp có thẩm quyền trong xã cần có những biện pháp hợp lý để phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê,... nhằm

vận động tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích canh tác tập trung hơn tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch.

4.2.2.2. Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư,... để tiến hành sản xuất vì vậy các giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với các hộ nông dân.

Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời.

Hệ thống tín dụng được thông qua nguồn vốn của ngân hàng chính sách với vốn vay lớn và lãi suất thấp phù hợp để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn giúp mở rông sản xuất.Có thể sử dụng chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn với lãi suất =0% khi đó sẽ thúc đẩy họ sản xuất cũng như áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Người nghèo hiện nay đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng lại không giám vay vì sợ không trả được.Ngân hàng chính sách xã hội nên kết hợp với việc giải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn,định hướng cho người nghèo trồng cây và chăm sóc con gì.

Khuyến khích các hộ nông dân tập trung nguồn vốn bằng cách chơi hội góp vốn chung và cho xoay vòng,giúp có việc mở rộng sản xuất dễ dàng mà vốn này không tính lãi.

Do việc người dân thường xuyên gặp những rủi ro trong sản xuất,nhà nước ta nên có hình thức mua bảo hiểm tài chính cho người nghèo và bảo toàn được quỹ cho nhà nước.

Ngoài ra, để giúp đỡ người dân có thêm nguồn tiền để duy trì cuộc sống Nhà nước có thể tặng sổ tiết kiệm cho người dân.

4.2.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn lực

Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân trong hộ còn tương đối thấp nên xã cần có các kế hoạch nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước

hết là phổ cập giáo dục cho các thanh viên trong gia đình. Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây trồng vật nuôi cho người dân qua nhiều hình thức như đi thăm quan các mô hình tiên tiến, chuyển giao công nghệ kỹ thuật...

Bố trí lại sản xuất, những hình thức phù hợp với hộ gia đình thiếu lao động hoặc tặng những phương tiện sản xuất cho người nghèo.

4.2.2.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy hàng hóa phát triển. Khoa học phát triển là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng, đặc biệt là giống những cây con đặc sản. Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, áp dụng công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng và thuận tiện cho việc vận chuyển.

Đối với công cụ sản xuất: Nên thay thế các công cụ sản xuất giản đơn thành công cụ lao động tiên tiến để cải thiện điều kiện lao động vất vả nặng nhọc, đồng thời nâng cao năng suất lao động. Người dân giúp đỡ nhau trong sản xuất , trao đổi các kinh nghiệm cũng như các công cụ sản xuất để hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng tiên tiến khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các cán bộ nông dân có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

Trong sản xuất cần phải chú ý đến kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho hộ nông dân giúp hộ nông dân nắm bắt được của thị trường một cách kịp thời nhằm nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.

4.2.2.5.Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các hộ phát triển sản xuất hàng hóa, là cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm: điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống giao thông nông thôn rất quan trọng trong cuộc sống và mọi hoạt động sản xuất của người dân vì vậy cần tập trung hoàn thiện hệ thống đó với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân cùng làm.

Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: khi kinh tế càng phát triển thì yêu cầu lượng thông tin càng nhiều đặc biệt ở những xã khó khăn cần nhanh chóng giải quyết để nắm bắt được những thông tin thị trường một cách nhanh nhất.Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn xã, nhất là hệ thống thông tin về thị trường, giá cả.

Phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn để hạn chế chi phí vận chuyển, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng nhanh chất lượng và khối lượng tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác cần nâng các khu chợ của phường vì đây là nơi giao lưu kinh tế của người dân trong xã với nhau và của người dân trong xã với người dân nơi khác.

Trạm xã cần được hoàn thiện và nâng cấp các trang thiết bị khám chữa bệnh cho người dân vì có đảm bảo được sức khỏe họ mới có thể hoạt động sản xuất kinh tế.

Hệ thống thủy lợi cần phải thường xuyên được tu sửa và mở rộng.

4.2.2.6. Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, hạn chế ổ dịch cũ tái phát ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi, xã Nông Thượng đã và đang triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc và phun thuốc tiêu độc khử

trùng chuồng trại...Xây dựng kế hoạch triển khai tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm ngay từ đầu năm. Trên cơ sở đó, xã chỉ đạo các thôn triển khai thực hiện đến từng hộ chăn nuôi và thống kê số gia súc, gia cầm trong diện tiêm, đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tiêm phòng cho đàn vật nuôi thông qua các buổi họp thôn, họp chi bộ, các đoàn thể.

Như đã đề cập từ đầu, do sâu ong hại cây mỡ là đối tượng mới được đưa vào danh sách những loài dịch hại rừng nguy hiểm nên các công trình nghiên cứu khoa học trong nước cũng như trên thế giới để tìm ra phương pháp diệt trừ hiệu quả nhất đến nay hầu như chưa có nên các biện pháp mà cơ quan chuyên môn của tỉnh áp dụng trong thời gian vừa qua cũng chỉ là mày mò, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Giải pháp tạm thời được đưa ra là khuyến cáo người dân sử dụng tổng hợp các biện pháp từ xới đất diệt nhộng, ngắt ổ trứng, phun thuốc, bắt sâu…

4.2.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Nông Thượng nói riêng khi xã nằm gần trung tâm tỉnh thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán bên ngoài. Chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hóa, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hóa được cây trồng vật nuôi cũng nhưđa dạng hóa ngành nghề.

Trong kinh tế nông hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hóa sản xuất của nông hộ. Sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng. Do vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hóa trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hóa ở cả đầu vào và đầu ra.

Tăng cường hệ thống thông tin về giá cả, xu hướng tiêu dùng qua các phương tiện truyền thông như TV, loa đài,....

Xây dựng chợ thu gom nông sản, khuyến khích phát triển các đầu mối thu gom nông sản trong vùng để người dân không bị ép giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Nông Thượng – thị xã Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn. (Trang 66 - 71)