Giải pháp cho từng khu vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 86 - 87)

Mỗi một khu vực trong xã lại có những lợi thế so sánh riêng, về địa hình, diện tích đất đai, và nguồn vốn, lao động khác nhau. Vì thế cần phải khuyến khích người dân trong xã ai mạnh về cái gì thì nên làm về cái đó.

- Tập trung đất đai nông nghiệp vào những hộ biết sản xuất, có điều kiện về vốn, kỹ thuật, nhân lực để thực hiện, hình thành các trang trại điểm về sản xuất nông nghiệp ở trong xã. Bằng các biện pháp như dồn điền đổi thửa, hỗ trợ

vay vốn, cung cấp, tập huấn kiến thức sản xuất cho hộ.

- Các hộ nghèo thiếu đất sản xuất nên mạnh dạn vay vốn, đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt, sử dụng những loại cây trồng có năng suất cao, đòi hỏi công chăm bón thấp.

Làng Mỹ Phúc (Tân Phúc) là nơi có địa hình cao, kinh tế chủ yếu là vườn

đồi, diện tích ruộng đất không lớn.

Nên đầu tư phát triển mô hình VAC hoặc kết hợp chăn nuôi gia cầm, gia súc, kết hợp với trồng cây vải. Nuôi gà chạy đồi vừa có giá trị thương phẩm lại chất lượng, nên đầu ra không đáng lo, với lại nuôi ở đồi cách ly với những khu vực khác nên tránh được bệnh tật gây hại cho vật nuôi.

Địa hình tương đối cao, nguồn nước tưới tiêu chưa được chủ động, vì thế cần phải xây dựng hệ thống kênh mương hợp lý để dẫn nguồn nước về, và ở khu vực này rất thuận lợi để trồng màu, vì thế nên chuyển diện tích sản xuất lúa không

hiệu quả sang trồng cây hoa màu có giá trị kinh tế, hàng hóa cao, như lạc, đỗ

tương, bầu bí, ớt, rau củ.

Làng Phù Lão (Đông Thắm) nơi có diện tích đất canh tác trồng cây hàng năm lớn, và cũng là nơi có cánh đồng mẫu lớn của cả xã.

Vì thếởđây cần phải thay đổi giống lúa năng suất thấp, sang dần diện tích trồng lúa lai năng suất cao, đầu tư vật tư kỹ thuật vào trong sản xuất, sử dụng vừa phải phân bón hóa học, tránh làm thoái hóa, biến chất cuả đất. Khu vực này khả năng thoát nước không tốt, do địa hình tương đối thấp nên hay bị ngập úng mỗi mùa mưa bão, cho nên cần phải có biện pháp xây dựng đường dẫn thoát nước nội đồng, hợp lý.

Đối với Làng Trường Hà ( Gai Bún) ở khu vực này nhiều ruộng chiêm trũng, nên chuyển đổi những khu vực khó canh tác lúa, sang nuôi cá, hoặc là kết hợp 1 vụ lúa với nuôi cá. Như vậy sẽ tiết kiệm được diện tích đất, tăng hệ

số sử dụng đất lên. Ở một số nơi đất cao của khu vực có trồng các cây thuốc lá, nhưng năng suất không cao, cho nên cần phải có sự đầu tư, và đưa giống mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 86 - 87)