Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 49 - 75)

nghiệp ở xã Đào mỹ

3.2.1. Tình hình sn xut nông nghip ca xã

Tính đến năm 2012 diện tích đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam là 10151,1 nghìn ha dân số là 88.772.191 người, tính ra bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nước ta là 1.143,5 m2 thuộc hàng thấp nhất của thế

giới. So với cả nước xã Đào Mỹ bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 666,26 m2 mà thôi đây là con số cực kì thấp nếu tính ra sào thì mỗi người có được 2 sào đề canh tác ở trên đó. [18] [13]

Xã Đào Mỹ là một xã kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với diện tích đất canh tác bình quân thấp như vậy cần phải có những hướng sử dụng

đất sao cho hiệu quả và bền vững nhất. Trước tình hình đó Đảng chính quyền xã và nhân dân là cùng chung tay phát triển kinh tế, theo báo cáo của UBND xã năm 2013 tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của xã đạt 55,6 tỷ đồng, năm 2012 là 54,3 tỷ đồng, năm 2011 là 52,2 tỷ đồng, qua 3 năm chúng ta thấy giá trị sản xuất nông nghiệp của xã đều tăng mạnh, năm 2011- 2013 tăng 3,4 tỷ đồng hay là tăng 1,06 lần, đây một con số lớn đối

với một xã thuần nông như Đào Mỹ.

3.2.1.1. Đặc điểm ngành trồng trọt của xã Đào mỹ

Đào Mỹ là một xã thuần nông, trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp là phần lớn, nguồn thu nhập cũng là ởđây chủ yếu, hộ nông nghiệp chiếm đại

đa số là 2009 hộ, nhưng nếu tính theo lao động trên hộ nông nghiệp thì chỉ có 1,1 lao động, đây là con số thấp. Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết, đất đai, nguồn nước... Những năm trở lại đây khí hậu diễn biến thất thường, mưa bão, nắng hạn, đầu vụ Chiêm thì lạnh, rét cây khó lên và sinh trưởng nhất là cây lúa, người dân phải cấy đi cấy lại, vụ mùa thì sâu bệnh hại nhiều, nắng nóng, khô hạn nên ảnh hưởng đến cây trồng. Nhưng từ

những khó khăn đó, người dân cùng chính quyền đã có những phương án sử

dụng đất hợp lý, bố trí các loại cây trồng nào hợp với từng loại đất, thực hiện luân canh, thâm canh mang lại nhiều kết quả khả quan trong ngành trồng trọt và góp phần bảo vệ môi trường đất.

Năm 2013 tổng diện tích gieo trồng của cả xã là 1272 ha đạt 100% kế

hoạch, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 4596,6 tấn , bình quân lương thực đầu người đạt 561,58 kg/người /năm.

a, Diện tích, năng suất, cơ cấu các cây trồng chính

Bảng 3.5 Diện tích gieo trồng, năng suất cơ cấu các loại cây trồng chính của xã 2103

Tên cây trồng Diện tích ( ha)

Năng suất

( tạ/ha) Cơ cấu giống

Lúa: lúa Lúa lai 795 18,7 53,1 61 Khang dân Syn6, BTE1

Ngô 115 35 ngô ngọt... giống ngô đại trà

khác Lạc 30 24 L14, L23 Tỏi,ớt, hành 39 140- 162 Ớt chỉ thiên Cà chua 12 50- 60 HT160 Thuốc lá 45 20 Bí xanh 10 33 Quả dài Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp của xã 2013

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng các cây trồng chính của xã là rất đa dạng về chủng loại, với diện tích gieo trồng lớn. Trong đó diện tích lúa chiếm phần lớn tổng diện tích gieo trồng của cả xã với 795 ha lúa thường, 18,7 ha lúa lai, còn lại là diện tích trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Ngô với diện tích là 115 ha, tiếp đó là thuốc lá với diện tích là 45 ha thường tập trung trồng ở các thôn Gai Bún, Nùa Quán, Tây Lò, đây là những cây thế mạnh của xã, những năm trở lại đây, người dân đã đưa thêm các giống mới, các cây trồng mới như bí xanh, tỏi, hành, ớt, lạc, rau chế biến xuất khẩu,

đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Ngoài các cây trồng trên đất sản xuất nông nghiệp, xã còn có diện tích cây ăn quả lớn, với các loại cây trồng chính là vải 78 ha, nhãn, một số hộ đang bắt đầu đưa các loại cây khác vào trồng như bưởi Diễn, Cam, hay chuối tiêu Hồng..., thường tập trung ở các thôn Tân Phúc, Tân Hoa, Tân Trung...

b, Hình thức canh tác

Bảng 3.6 Các hình thức canh tác cây trồng chính của xã

Loi cây trng Hình thc canh tác

Lúa: Lúa lai

Lúa 2 vụ: Đông Xuân, Hè Thu Lúa 1 vụ: Đông xuân

Ngô Ngô Đông, xen với lạc Lạc lạc - thuốc lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỏi, ớt, hành Vụđông luân canh lúa- tỏi, hành,ớt Bí xanh Bí xanh- ớt

Cà chua bi Vụđông , hè thu

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra 2013

Qua bảng 3.6 Có thể thấy rằng các hình thức canh tác của xã rất đa dạng về thời gian, các loại cây trồng, chủ yếu các cây trồng chính được sản xuất ở vụđông, điều này làm cho hiệu quả trong quá trình sản xuất thuận lợi,

tăng hiệu quả kinh tế, cải tạo đất đa. Cây lúa nằm trong cơ cấu cấy trồng lớn nhất, đây là thực trạng chung của cả huyện và tỉnh Bắc Giang.

c, Năng suất một số cây trồng chính

Trở lại bảng 3.5

Cho thấy năng suất lúa là 53,1 tạ/ ha, lúa lai là 61 tạ/ ha nếu so với cả

huyện thì năng suất lúa lai của xã thấp hơn rất nhiều 80 – 82 tạ/ha một con số

rất lớn, lúa thường cũng thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện là 59 tạ/ha tương ứng với 1,11 lần.[20]

Cây ngô: của xã cho năng suất không được cao chỉ có 3 tấn/ha, cùng với điều kiện canh tác địa lý, nhưng xã bên cạnh là Nghĩa Hưng, Tiên Lục năng suất ngô đạt từ 5- 6 tấn/ha, điển hình có nơi trong huyện sử dụng giống ngô lai mới HT818, 119 cho năng suất 10 tấn/ ha gấp từ 2- 3,3 lần so với xã

Đào Mỹ. Nguyên nhân của năng suất thấp là quán trình thâm canh, chăm sóc không được tốt, nhiều hộ chỉ bón phân, lân.... không đủ liều lượng, còn bao nhiêu của lúa, hay các cây khác thì bón vào đó, tiếp đó là giống không ổn

định năng suất và cũng là giống đã có sản xuất lâu....

Nhưng đối với cây trồng màu, rau củ quả ở đây rất năng suất, điều đó chứng tỏ người dân chú trọng nhiều vào chăm sóc các cây trồng này, do nó hiệu quả hơn về mặt kinh tế trong quá trình sản xuất.

Cây thuốc lá: Xã Đào Mỹ có diện tích gieo trồng, canh tác cây thuốc lá tương đối lớn với diện tích là 45 ha tập trung chủ yếu ở các thôn Gai Bún, Nùa Quán, Tây Lò. Tuy năng suất chỉ có 20 tạ/ha không bằng so với những nơi khác nhưng đây là một loại cây đem lại một nguồn thu khá cho người dân,

đầu ra ổn định, có Công ty cổ phần thuốc lá Ngân Sơn trực tiếp thu mua tại các hộ dân.

Cây lạc cũng là loại cây trồng chủ yếu của người dân trong xã, với diện tích lớn, năng suất từ 80-90kg/ sào, đem lại nguồn thu tương đối cho người nông dân.

Biểu đồ 3.2: Thể hiện so sánh năng suất 1 số cây trồng của xã Đào mỹ và Huyện Lạng Giang

3.2.1.2. Tình hình chăn nuôi, thủy sản a) Các giống vật nuôi chính trong xã

Qua quá trình điều tra, tôi được biết rằng các giống vật nuôi chính ở

trong xã là : Lợn, gà, trâu, bò, cá…

Trong sốđó đàn lợn và đàn gà có số lượng lớn nhất lần lượt là 7.150 và 65.000 Các vật nuôi này được nuôi rải rác trong năm, có một số hộ điển hình làm trang trại nuôi với số lượng lớn ở các thôn Bến Cát, Tân phúc…

Giống các thường được nuôi phổ biến là cá Rô phi, Trôi, trắm, một số nuôi cá rô đồng, cá quả…

Chăn nuôi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, hỗ trợ cho ngành trồng trọt, tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, phụ phẩm của trồng trọt, và cung cấp một lượng lớn phân hữu cơ cho quá trình chăm bón sản xuất cây trồng.

3.2.1.3. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật, và tập huấn kỹ thuật cho các hộ

Bảng 3.7: Các lớp tập huấn kỹ thuật của xã

Ni dung ĐVT Làng Trường Phù Lão Mỹ Phúc 1. Tp hun k thut Lp 37 18 12

- Kỹ thuật thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Lớp 9 6 5

- Kỹ thuật trồng Nấm Lớp 8 4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỹ thuật gieo trồng ngô lai Lớp 4 4 2

- Kỹ thuật sử dụng một số loại thuốc bảo vệ

thực vật

Lớp 11 - -

- Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt,lơn nái Lớp 5 4 -

2. Tham quan hi tho Lp 12 15 9

- Mô hình sản xuất giống lúa OM6 Lớp 6 5 3

- Mô hình nuôi gà đồi Lớp 6 6 2

- Cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Lớp - 4 4

3. Mô hình trình din Mô hình 4 3

- Mô hình trồng dưa bao tử, cà chua bi Mô hình

- Mô hình nuôi lơn nái Mô hình

- Cánh đồng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Mô hình 4 3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng số liệu cho thấy đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật dành cho các hộđược mở, góp phần tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận tới các hướng sản xuất, giống con, cây trồng vật nuôi có năng suất hiệu quả hơn. Nhưng thực tế, người dân áp dụng được các kiến thức tập huấn vào sản xuất không hiệu quả cao.

Thực tế cho thấy người dân trong xã vẫn phụ thuộc vào phần lớn sản xuất nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác thấp, năng suất, chất lượng nông sản kém, sẽ làm cho kinh tế sẽ chậm phát triển. Cơ cấu cây trồng chưa có đa dạng về giống và mùa vụ gieo trồng, đòi hỏi cần phải có biện pháp khắc phục.

3.2.2. Hin trng s dng đất nông nghip ca xã

Cả xã có 832,62 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 65,113% , còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Bảng 3.8: Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2013 SL (ha) CC (%) Tổng diện đất tích tự nhiên 832,62 100 I. Đất nông nghiệp 542,14 65,11 1. Đất sản xuất nông nghiệp 528,72 97,52 1.1. Đất trồng cây hàng năm 454,73 83,88 - Đất trồng lúa 417,61 91,86 - Đất trồng cây hàng năm khác 37,12 8,1 1.2. Đất trồng cây lâu năm 73,99 13,97 2. Đất lâm nghiệp 1,22 0,23 3. Đất nuôi trồng thủy sản 12,2 2,25 Nguồn: [12]

Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.3 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 97,524 % , còn các diện tích đất khác chiếm 1 phần rất nhỏđất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản chiếm lần lượt là 0,225% và 2,25%.

Biểu đồ 3.3: Thể hiện cơ cấu các loại đất nông nghiệp của xã Đào mỹ năm 2013

3.2.2.1.Đặc điểm đất nông nghiệp của xã theo địa hình và hệ số sử dụng đất. a) Đặc điểm

Đất nông nghiệp ở xã Đào Mỹđược phân bố theo 3 dạng địa hình khác nhau từ cao xuống thấp. Đất lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, cây ăn quả

thường, màu, phân bốở vùng cao nhất thuộc làng Mỹ Phúc gồm 4 thôn.

Vùng Ở giữa là làng Phù Lão, địa hình ở khu vực này tương đối bằng phẳng, có nhiều cánh đồng lớn, rất thuận lợi cho sản xuất tập trung, ở đây chủ

yếu là trồng lúa, trồng màu, rau, quả xuất khẩu.

Vùng thấp hơn hay là vùng trũng thuộc làng Trường Hà, gần với sông Thương và cũng là nơi xả của các cửa cống ra sông nên hay gập úng vào mùa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước lớn, khó canh tác lúa, nhưng rất thuận lợi chuyển đổi mục đích sang nuôi cá ở các cánh đồng chiêm trũng.

Do là một xã thuộc miền trung du, nên địa hình về đất đai không được thuận lợi, gập ghềnh nơi cao nơi thấp rất khó để có thể chuyển đổi, dồn điền

đổi thửa quy mô lớn, mà chỉ là số ít các hộ tự đổi với nhau. Và cũng do địa hình khác nhau nên 3 khu vực lại có những loại hình canh tác, sử dụng đất nông nghiệp khác nhau để phù hợp với từng loại địa hình, từng nguồn lực thế

mạng của mỗi vùng.

b) Hệ số sử dụng đất

Năm 2013 cả xã gieo trồng được 1272 ha, diện tích trồng cây hàng năm là 454,73 ha. Như vậy hệ số sử dụng đất của xã đạt 2,279 lần, có thể nói đây là một hệ số cao, hầu hết các hộđều sử dụng đất từ 2 vụđến 3 vụ trở lên.

3.2.2.2. Đất sản xuất nông nghiệp

Trong đất sản xuất nông nghiệp có đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, các loại đất này lần lượt chiếm 83,878% và 13,968% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.

+ Đất trồng cây hàng năm lại chia thành: Đất trồng lúa và Đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng lúa: có diện tích là 418,61 ha, chiếm 91,855% trong tổng số đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa thường có đất trồng 2 vụ và 1 vụ, tỷ lệ

diện tích lúa 1 vụ ngày càng tăng do sản xuất không hiệu quả, luân canh những cây trồng khác như lạc, đỗ, rau củ quả. Diện tích này phản ánh rằng, cây lúa vẫn là cây chủđạo trong cơ cấu cây trồng của xa, với diện tích rất lớn,

đòi hỏi cần phải có quy hoạch chuyển đổi dần những diện tích không hiệu quả, hay ruộng 1 vụ sang trồng màu, hay sang diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Đất trồng cây hàng năm khác: có diện tích là 37,12ha chiếm 8,1%,

đây là đất chuyên trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích như trên là còn thấp, mà trong khi đó những loại cây trồng này trên diện tích đó thường đem lại hiệu quả hơn so với trồng lúa, vì thế cần chuyển

đổi những diện tích trồng lúa không kinh tế sang trồng các cây hoa màu, công nghiệp ngắn ngày.

3.2.2.2. Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá thấp so với các loại đất nông nghiệp khác, chỉ có 0,225% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, mặc dù Đào Mỹ là một xã thuộc miền trung du, đồi gò nhiều, nhưng phần lớn diện tích trong quá trình điều tra chủ yếu là trồng cây ăn quả ( vải, nhãn, bưởi,) một phần nhỏ diện tích tập trung ở thôn Tân Phúc, Tân Trung là có diện tích đất lâm nghiệp, cây trồng chủ yếu là bạch đàn.

3.2.2.3. Diện tích nuôi trồng thủy sản

Xã Đào Mỹ có thế mạng là gần con sông Thương, diện tích mặt nước lớn, rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, năm 2013 diện tích là 12,2 ha chiếm 0,023% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản sẽ đem lại hiệu quả cao, các ngành có thể hỗ trợ

nhau về đầu ra, đầu vào, giảm chi phí sản xuất. Hiện tại trên xã có 1 hộ Ông Lê Hữu Khang là có hình thức sản xuất theo hướng trang trại, diện tích mặt nước lên tới 4000 m2, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng, từ nuôi cá, mỗi năm 4 lứa, một hệ số sử dụng cao.

3.2.3. Tình hình biến động đất nông nghip

Từ bảng 3.9 ta thấy đất đai của xã có sự thay đổi không đáng kể về diện tích và cơ cấu giữa các loại đất. Đất nông nghiệp của xã luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày giảm dần, năm 2011 diện tích đất nông nghiệp là 543,54 ha (chiếm 65,28% tổng diện tích đất tự nhiên), năm 2013 diện tích

đất nông nghiệp giảm xuống còn 542,14ha (chiếm 65,113% tổng diện tích đất tự nhiên). Bình quân qua 3 năm giảm 0,136%, nguyên nhân giảm là do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp

Trong đất sản xuất nông nghiệp có thể thấy rằng diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng lên từ năm năm 2011 đến năm 2013 tăng 0,53 ha do chuyển từđất lúa ở vùng trũng sang nuôi cá.

Đất lâm nghiệp qua 3 năm không có sự thay đổi vẫn giữ nguyên ở

1,22ha, còn đất sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng sụt giảm qua từng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 49 - 75)