Đánh giá hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 75 - 80)

Bên cạnh hiệu quả kinh tế và xã hội việc sử dụng đất phải chú ý đến vấn đề môi trường. Việc xem xét tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất đai là việc làm quan trọng, thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ đầu tư, sử dụng phương pháp canh tác phù hợp hay chưa và góp phần hạn chế những hậu quả tiêu cực đối với đất đai và môi trường mà loại hình sử dụng đất đó mang lại.

* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (Loại hình 2)

Sẽ ít bền vững về môi trường. Cây lúa hấp thu dinh dưỡng trong đất ở

các thời kỳ sinh trưởng khác nhau là khác nhau, quá trình hấp thu dinh dưỡng mạnh hay yếu phụ thuộc vào bộ rễ và bộ rễ hút dinh dưỡng ở một độ sâu nhất

định nên nếu trồng liên tục các chất dinh dưỡng mà lúa lấy ở những tầng đất

đó giảm dần, lúa yêu cầu hàm lượng cũng như các chất dinh dưỡng khác so với các cây khác thì việc trồng lúa liên tục sẽ giảm các chất dinh dưỡng lúa ưa thích nếu chúng ta không có các biện pháp đầu tư trở lại, để cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất một cách hợp lý. Đặc điểm chung của loại hình sử dụng

đất trồng lúa là đất ngập nước, quá trình ngập nước thường xuyên một số tính chất vật lý của đất như chế độ khí, kết cấu đất có thể xấu đi, tăng cường một số chất độc như CH4, H2S, có ảnh hưởng đến hoạt động của kí sinh vật đất và của cây trồng cũng như khả năng hòa tan của một số dinh dưỡng khoáng trong đất. Mỗi loại sâu bệnh dựa vào một số cây trồng chủ yếu, mỗi loại cỏ

dại phát triển ở những chân đất nhất định vì vậy nếu độc canh lúa tạo điều kiện cho sâu bệnh, cỏ dại lây lan và phát triển ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất,chất lượng cây trồng sẽ giảm.

* Loại hình sử dụng đất trồng 2 lúa- 1 vụ màu (Loại hình 1):

Có giá trị kinh tế tương đối, có khả năng thích ứng rộng đối với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng,loại hình này có khả năng cải tao đất cao hơn so với là trồng chuyên lúa, các loại sâu bệnh hại cũng giảm đi. Qua điều tra các hộ

nông dân sử dụng phân bón hóa học lớn, hầu hết 70 hộđiều tra đều sử dụng, thuốc trừ dùng xong không vứt vào nơi quy định mà bỏ tại ruộng. Nhưng ở

loại hình này có cây họ đậu có khả năng cải tạo đất, tăng độ phì, vì thế nên

đưa các cây họ đậu kết hợp vào trong sản xuất nhất là sau mỗi vụ lúa, khi trồng ngô có thể trồng xen lạc, hoặc đỗ tương sẽ giảm chi phí phân bón.

* Loại hình chuyên màu ( Loại hình 4)

Loại hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao, các cây trồng được luân canh trồng, vụ này cây khác với vụ kia, vì thế sâu bệnh hại đã được giảm đi phần nào, nhưng thực tế do điều kiện thời tiết, khí hậu, và do các giống cây hoa màu được đưa vào sản xuất địa phương chưa có khả năng chống chịu bệnh tốt, nên vẫn hay gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc. Nhưng các cây trồng khác nhau sẽ tạo điều kiện tốt để cây phát triển, giúp cải tạo đất tốt hơn so với trồng lúa.

* Loại hình chuyên cá (Loại hình 5)

Loại hình này không làm cho môi trường bị ô nhiễm, do qua điều tra, người dân thường cho các ăn bằng các loại rau cỏ, hay phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa của chăn nuôi.

* Loại hình trồng cây ăn quả (Loại hình 6)

Chủ yếu là trồng trên đất đồi, hay bị xói mòn, rửa trôi, và dinh dưỡng thấp, trồng cây ăn quả có tác dụng phủ xanh đất trống, nhưng khả năng cải tạo

đất không cao.

Hiệu quả về môi trường ở xã Đào Mỹ chưa đạt, nguồn nước, chất đất

đang bị xuống cấp, do sử dụng quá nhiều phân hóa học, mặc dù có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nhưng có rất nhiều hộ xây hâm biogas nên nguồn phân hữu cơ là rất ít, số nhỏ hộ dùng các loại phân vi sinh mua ở trên thị trường. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng nhiều, và khi sử dụng xong không bỏ nơi quy định, điều đó là lại càng làm cho môi trường đất bị thoái hóa, biến chất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, người tiêu dùng.

Nhận xét chung: Qua quá trình xem xét tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, có thể thấy về cả 3 vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường thì chưa có

được hiệu quả cao, do sản xuất phân công mùa vụ chưa hợp lý, năng suất, giống cây trồng đưa vào sản xuất không chất lượng.

Nhưng trong đó có một số loại hình sử dụng đất tiềm năng và đem lại thu nhập lớn cho nông hộ, như loại hình chuyên màu ( trồng bí xanh- ớt, hay cà chua bi, hành tỏi). Đây là các loại hình cần được quy hoặc mở rộng vào trong sản xuất, góp phần tăng thu nhập, đưa kinh tế của xã đi lên.

3.3.4. Khó khăn gp phi trong s dng đất ca các h

3.3.4.1. Nguồn lực trong hộ

Bảng 3.14: Bình quân nguồn vốn của hộ

Đơn vị: triệu đồng

Ngun vn BQ Đông thm Tân phúc Gai Bún 1. Tng s vn 13,48 15,39 17,25 8,0

- Vốn tự có 4,97 5,97 5,26 3,73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn vay tín dụng 6,7 6,86 9,97 3,27

- Vốn vay khác 1,81 2,53 2,01 0,9

Qua số liệu ở bảng 3.14, bình quân tổng nguồn vốn của các nhóm hộ điều tra là 13,9 triệu, trong đó Tân Phúc có nguồn vốn cao nhất là 17,25 triệu

đồng và thấp nhất là thôn Gai Bún với 8,0 triệu đồng. Nguồn vốn của các hộở

mức thấp chứng tỏ khả năng tích lũy thấp, đầu tư cho sản xuất ở mức nhỏ lẻ điều này phản ảnh thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp ởđịa phương đó là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp.

Cơ cấu nguồn vốn nói lên mức độ huy động vốn từ các nguồn của hộ. Nếu cơ cấu của nguồn vốn vay lớn chứng tỏ hộ đang mở rộng sản xuất kinh doanh và biết tận dụng các nguồn vốn tín dụng của xã hội. Ngược lại, nếu hộ

không có phương án sản xuất tốt sẽ không dám vay hoặc hộ kinh doanh những ngành nghề có tỷ suất lãi trên thu nhập nhỏ hơn lãi suất ngân hàng thì họ cũng không dám vay. Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn nói lên mức độ đầu tư, sự

nhiệt tâm trong sản xuất, sự chắc chắn trong phương án kinh doanh và khả

năng tiếp cận được vốn của hộ.

Do thiếu vốn cho nên các hộ nghèo hay trung bình mức đầu tư vào sản xuất như mua phân bón, giống cây trồng đều ở mức thấp, năng suất không cao, hiệu quả kinh tế kém.

Lao động: quá trình thu hút tham gia lao động không lớn, do tính mùa vụ nên thời gian nông nhàn cao. Trình độ văn hóa của lao động cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp.

Đất đai: Thực tế điều tra, đất nông nghiệp của xã phân tán nhỏ lẻ, nhiều diện tích bỏ không, không sử dụng. Theo số liệu điều tra trung bình cứ

mỗi 1 sào thì các hộ có khoảng 2 thửa ruộng, một số hộ có 4 sào thì có tân 7 thửa, như vậy cho thấy rằng đát đai không tập trung, gây mất nhiều thời gian chi phí, công lao động để sản xuất. Tiếp đó quá trình dồn điền đổi thửa gặp khó khăn, và thường có là do các hộ tự đổi với nhau, chứ không thông qua xã, vì họ sợ sẽ bị thiệt đôi phải những thửa không tốt. Cũng là do địa hình là trung du miến núi nên, đất đai không được bằng phẳng, do vậy canh tác, và dồn đất đai cũng gặp khó khăn.

Sự khác nhau về diện tích đất đai giữa hộ nghèo, trung bình, khá thường có sự khác biệt, các hộ khá bình quân có từ 8 sào trở lên, hộ trung bình là 6 sào, hộ nghèo từ 3 đến 4 sào, mà các hộ này thường neo người, hay bị bệnh tất ốm đau, nên có nhiều đất cũng không có sức để làm và vốn để đầu tư. Chủ yếu là họ chăn nuôi để tăng gia sản xuất.

3.3.4.2. Các khó khăn khác

Công tác khuyến nông, thông tin kỹ thuật chưa được chính quyền xã, quan tâm giúp đỡ người dân trong quá trình sản xuất, chủ yếu người dân sản xuất dựa trên kinh nghiệm, và truyền lại cho nhau.

Các giống cây trồng chưa được chăm sóc tốt, năng suất cây trồng kém, thấp hơn rất nhiều so với các vùng trong huyện.

Thời tiết diễn biến thất thường, mùa đông rét đậm rét hại tình trạng, mùa mưa thì mưa nhiều gây ngập úng, diện rộng, mù hè thì nắng gay gắt.

Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 75 - 80)