Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 35)

* Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên 1sào của các loại hình sử dụng đất trên 1 năm, đề tài sử dụng hệ thông các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (một năm).

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

- Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI) MI = GO – IC - (A+T+ lao động thuê) Trong đó: T: thuế sử dụng đất và thuế khác

A: khấu hao tài sản cốđịnh

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GO/IC, MI/IC):

Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi (MI/công LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sởđể so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

* Hiệu quả xã hội:

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu thụ của các loại hình sử

dụng đất ở thời điểm hiện tại và tương lai.

- Mối quan hệ cộng đồng của nông dân trong quá trình sản xuất.

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người sản xuất (công/ha).

* Hiệu quả môi trường:

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phì cho đất (như khả năng che phủ đất, giữẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng,...)

- Chế độ luân canh ảnh hưởng đến khả năng cân đối về dinh dưỡng và cải tạo đất (như khả năng cốđịnh đạm, khả năng hút dinh dưỡng của cây...

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đào Mỹ nằm về phía Tây Bắc của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm Huyện (thị Trấn Vôi) khoảng 13km theo đường tỉnh lộ 295, cách trung tâm tỉnh Bắc Giang 20km về phía Nam và tiếp giáp với các xã sau:

- Phía Bắc, phía Đông bắc giáp xã Nghĩa Hưng - Phía Đông giáp xã An Hà.

- Phía Nam, Tây giáp xã Tiên Lục

- Phía Tây Bắc Giáp xã Bố Hạ huyện Yên Thế.

* Về địa hình: Đại bộ phận diện tích đất của xã Đào Mỹ (khoảng 80% diện tích đất tự nhiên) có địa hình tương đối bằng phẳng độ chênh lệch không

đáng kể độ dốc nhỏ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại rau mầu, một phần diện tích phía Nam giáp xã Tiên Lục là đồi núi thấp nằm giải rác xen kẽ với ruộng canh tác.

3.1.1.2. Tình hình thời tiết khí hậu thủy văn

Là xã thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa Đông giá, lạnh và khô, mùa Hè lóng ẩm

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1476mm, chủ yếu tập trung vào tháng 6,7,8,9 chiếm 75 % lượng mưa cả năm. .

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3 độ C, nhiệt độ tháng cao nhất là 27,2 độ C tháng thấp nhất là 15,5 độ C. Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 81 %, Số giờ nắng trung bình là 1.743 giờ.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của xã Đào Mỹđược thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.1: Thực trạng đất đai xã Đào mỹ theo loại hình sử dụng năm 2013

Stt Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 832,62 100 I Đất nông nghiệp 542,14 65,11 1 Đất sản xuất nông nghiệp 528,72 97,52 2 Đất lâm nghiệp 1,22 0,23 3 Đất nuôi trồng thủy sản 12,2 2,21

II Đất phi nông nghiệp 281,13 33,76

1 Đất ở 125,8 44,76

2 Đất chuyên dùng 100,55 35,77

3 Đất sử dụng vào mục đích khác 1,03 0,37

III Đất chưa sử dụng 9,35 1,12

Nguồn: [12]

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 832,62 ha, trong đó diện tích

đất nông nghiệp chiếm trên 65,113%, chiếm phần lớn diện tích của cả xã

Đào Mỹ, điều đó cho thấy ở đây người dân sản xuất chủ yếu là dựa vào đất nông nghiệp. Do là một xã trung du đồi, gò nhiều, người dân chủ yếu là trồng cây lâu năm, cây ăn quả ở trên đó, nên diện tích đất lâm nghiệp ở xã rất thấp có 1,22 ha chiếm 0,225% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản không lớn ở mức 2,213%, mà ở xã rất có tiềm năng về thủy sản, nên cần tạo điều kiện phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản hơn.

Đất phi nông nghiệp chiếm 33,76 % diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là

đất chuyên dùng và đất ở. Đất chưa sử dụng có diện tích còn lớn 9,35 ha phần lớn là đất khó canh tác phân tán.

65,251% 33,636%

1,123%

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Biều đồ 3.1: Thể hiện cơ cấu các loại đất của xã Đào Mỹ năm 2013

3.1.2.1 Đặc điểm về dân số và lao động của xã

Lao động là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như của từng vùng. Dựa vào tình hình phát triển nguồn lực lao động, cũng như cơ cấu của các ngành mà người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của một vùng hay của một quốc gia.

Qua bảng ta thấy, dân số xã có sự biến động không lớn, bình quân qua 3 năm tăng là 1,70%.

Hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu. Tổng số hộ qua các năm đều trên 92% có tốc độ tăng bình quân là 16,07%. Hộ phi nông nghiệp chiếm số hộ ít nhất chỉ khoảng trên 100 hộ có tăng nhưng không đáng kể có tốc độ tăng bình quân là 16,07%.

Lao động có sự gia tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân là 4,19%. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (đều trên 66%) và có tốc độ tăng bình quân là 1,11%. Lao động trong tiểu thủ công nghiệp và xây dựng và lao động thương mại dịch vụ và lao động khác có xu hướng ngày càng tăng, tốc độ tăng lần lượt là 6,89% và 12,2%.

Nhìn vào một số chỉ tiêu bình quân ta thấy số người/hộ có xu hướng ngày càng tăng dần, tốc độ là 5,18%. Số lao động/hộ có xu hướng giữ

nguyên còn số lao động nông nghiệp /hộ có xu hướng ngày càng giảm dần với tốc độ là 3,14%. Nhìn vào số liệu về tình hình dân số của xã, thấy được sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề của xã dẫn đến sự thay đổi về lao động cũng như số nhân khẩu trong hộ. Nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế. Bởi vậy cần có sự chú trọng phát triển để nông nghiệp càng vững mạnh hơn, đặc biệt là về việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả và bền vững. Cần có sự chuyển đổi trong cơ cấu để cho phù hợp với những chính sách cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Với dân số tăng dần qua các năm đồng nghĩa với việc nhu cầu về đất ở

cũng tăng hơn. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế hộ tại

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Đào Mỹ qua 3 năm (2011 – 2013) Danh mục ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng số dân Người 8.001 100 8.022 100 8.137 100 100,26 101,43 100,85 1.Nam giới Người 3900 48,76 3919 48,85 4026 49,48 100,19 102,73 101,46 2. Nữ giới Người 4.100 51,24 4.103 51,15 4.111 50,52 100,07 100,19 100,13 II. Tổng Số hộ Hộ 2.134 100 2.140 100 2.162 100 100,28 101,03 100,65 1. Hộ NN Hộ 2.002 93,81 2.000 93,46 2.009 92,92 99,90 100,45 100,18 2. Hộ Phi NN Hộ 132 6,19 140 6,54 153 7,08 106,06 109,29 107,67

III. Tổng số Lao động Người 3.506 100 3.520 100 3.545 100 100,40 100,71 100,55

1. Lao động NN Người 2378 67,83 2.372 67,39 2.369 66,83 99,75 99,87 99,81 2. Lao động TTCN - XD Người 290 8,27 295 8,38 321 9,06 101,72 108,81 105,27 Lao động TM– DV và LĐ khác Người 838 23,90 853 24,23 855 24,12 101,79 100,23 101,01 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,75 3,75 3,76 99,98 100,40 100,19 2. Lao động/hộ LĐ/hộ 1,64 1,64 1,64 100,12 99,69 99,90 3. Lao động NN/hộ NN LĐ/hộ 1,11 1,11 1,10 99,47 98,86 99,16

3.1.2.3. Đặc điểm cơ sơ hạ tầng của xã

Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ý thức được điều này, UBND xã luôn quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụđời sống và sản xuất. Cơ sở vật chất càng đầy

đủ thì thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương càng phát triển. Tuy nhiên, trong việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất của vùng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình hình cơ sở vật chất của xã thể hiện trong bảng 3.3

+ Về giao thông vận tải: đường 295 huyện chạy qua dài 6,1km (trong

đó có 3,1 km đã được trải nhựa, 2,6 km đã được cứng hóa bằng bê tông). Ngoài ra còn có hệ thống đường xã, thôn, nội đồng dài 70,83km (trong đó

đã cứng hóa bê tông được 19,97km) được bố trí đều khắp tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh đảm bảo việc giao lưu hàng hóa và phát triển sản xuất.

- Đường thủy: Giao thông trên địa bàn xã được duy trì và phát triển, xã có 01 tuyến sông: Sông thương tạo cho xã có mạng lưới giao thông thủy bộ

khá hoàn chỉnh. Các cầu lớn, nhỏ trên các tuyến giao thông đã được xây dựng và hoàn thành, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, cải tạo bộ

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã năm 2013

Ch tiêu ĐVT S

lượng I. H thng đin

1. Trạm biến áp Trạm 04

2. Đường dây cao thế Km 4,5

II. H thng giao thông

1. Đường liên huyện Km 6,3

2. Đường nhựa, bê tông hóa Km 2,38

III. Công trình thy li

1. Trạm bơm điện Trạm 03

2. Mương tưới tiêu m 44,936

- Bê tông hóa m 9.400

3. Đê Km 4,0

IV. Công trình phúc li

1. Trường THCS Trường 01

2. Trường tiểu học Trường 01

3. Trường mầm non Trường 01

4. Cơ sở y tế xã 01

5. Nhà văn hóa 06

6. Bưu điện văn hóa 01

7. Chợ 01

8. Đài phát thanh xã 1

+ Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Đào Mỹ tương đối hoàn chỉnh. Tuyến đường tỉnh lộ 295 chạy qua với chiều dài 6,3 km đã được trải nhựa. Các hệ thống giao thông liên xã, đường thôn xóm đều được vỉa gạch và bê tông hóa. Mật độ giao thông đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng với các xã lân cận.

+ Đường giao thông quanh làng với tổng chiều dài 2,38 km. Kết cấu

đường đất + Cấp phối đất đồi. Hiện tại do không có hệ thống tiêu nước triệt

để nên khi mưa, nước tràn qua đường hầu hết bề mặt đường bị xuống cấp giao thông đi lại rất khó khăn ảnh hưởng nhiều đến vận chuyển vật tư, hàng hóa của bà con nông dân.

+ Các tuyến đường nội đồng hiện nay đều là đường đất bề rộng mặt

đường từ 3 - 4 m được phân bố khá hợp lý, hệ thống đường nội đồng chia các thôn có dự án thành các lô, các xứ đồng có quy mô đủ lớn để bố trí sản xuất.

+ Giao thông trong khu dân cư: Các tuyến này hầu hết đã được bê tông hóa nhưng đều hẹp và tầm nhìn hạn chế nên chỉ cho phép xe gắn máy và các phương tiện vận tải thô sơ lưu thông. Đây là hạn chế lớn trong việc tiêu thụ

các sản phẩm nông nghiệp của nông dân.

* Về hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của xã được quy hoạch khá hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến kênh tưới tiêu hợp lý. Nguồn nước tưới của xã Đào Mỹ chủ yếu là Sông Thương và hệ thống tưới nội đồng qua các trạm bơm Đào Mỹ 1, Đào Mỹ 2,

Đào Mỹ 3 và Đào Mỹ 4. Hàng năm toàn xã đã tiến hành củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng như: nạo vét, tư sửa các kênh mương, bờ vùng, bờ thửa. Năm 2013 toàn xã đã cải tạo và nạo vét đắp 40000 m3 và trên 1000 m2.Công tác phòng chống lụt bão được quan tâm và triển khai hiệu quả, đảm bảo cho tuyến đê bối Bến Cát được an toàn. Đã cứng hóa được 10 km kênh mương.

*Về mạng lưới điện: Toàn xã có 04 trạm biến áp, có 4,5 km điện cao thế phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Hệ thống điện đã được đưa về xã Đào Mỹ từ năm 1991, hiện nay 100% số hộ được cung cấp đầy đủ, đáp ứng sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…cho người dân.

* Về Y tế: Mạng lưới Ytế cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác Ytế chăm sóc sức khỏa ban đầu cho nhân dân vẫn được duy trì, trạm y tế chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của trạm, đảm bảo chế độ trực phục vụ khám, điều trị cho bệnh nhân, có đủ cơ số

thuốc và dự phòng, trong năm không để xảy ra sự cố gì về tính mạng người bệnh tại trạm. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện chương trình Ytế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân trên 4100 lượt người, tiêm đủ 6 loại văcxin cho trẻ em dưới 1 tuổi được 310 cháu, đạt 100% kế

hoạch, khám chữa bệnh miễn phí cho 3500 cháu.

* Về giáo dục: Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có những bước tiến đáng kể về

chất lượng và số lượng. Về chương trình đào tạo của xã gồm có 3 cấp học là trường mẫu giáo, trường tiểu học và trường trung học cơ sở.

3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của xã

Đào Mỹ là một xã phát triển còn chậm của huyện Lạng Giang cũng như

là của tỉnh Bắc Giang. Không chỉ bởi có những điều kiện tự nhiên thuận lợi mà bởi mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của mình nên mỗi người dân tự ý thức vươn lên trong cuộc sống. Cần cù, ham học hỏi chính là những

đặc điểm của những người dân nơi đây. Nền kinh tế của xã đang phát triển với xu hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành tiểu thủ Công nghiệp, dịch vụ

và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, trong thời kì đổi mới nền kinh tế của xã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)