Bắc Ninh
4.2.8.1. Định hướng giảm nghèo bền vững tại xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
* Mục tiêu chung:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển KT - XH của xã Quế Tân nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nhóm người giàu và nghèo. Giúp người nghèo thoát
nghèo bền vững khi gặp rủi do, thiên tai không dễ ràng rơi vào nghèo đói và không có nguy cơ làm ảnh hưởng đến nghèo trong tương lai.
* Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu đến năm 2020, thu nhập BQ đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống, các hộ thoát nghèo, không có nguy cơ hoàn nghèo và tái nghèo trở lại.
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, nhu cầu sống như: nhà ở, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà vệ sinh tiêu chuẩn, sử dụng điện, tiếp cận tài sản tiêu dùng, v.v... người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng KT - XH ở các thôn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt thủy lợi, v.v…
- Cộng đồng lớn mạnh, giúp người nghèo thoát nghèo vươn lên hộ khá, do vậy khi gặp bất kì khó khăn nào, hộ không dễ dàng rơi vào nghèo đói.
4.2.8.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng giảm nghèo cho xã Quế Tân
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại.
* Đối với nhà nước
- Phân loại các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và xây dựng các chính sách cho từng nhóm đối tượng sau:
- Nhóm 1: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức sống tối thiểu và thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số, sẽ áp dụng 1 số chính sách về an sinh xã hội như:
+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt chỉ số về sức khỏe: Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, người già, trẻ em suy dinh dưỡng. Giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt các chỉ số về mức sống bao gồm các chiều thiếu hụt là: sử dụng điện, nhà vệ sinh, nhà ở, nước sạch không đảm bảo, chưa đạt tiêu chuẩn, gia đình nấu ăn nhiên liệu bằng rác, rơm, củi hoặc than chưa đảm bảo vệ sinh và gia đình không sở hữu nhiều hơn 1 ti vi, điện thoại, xe máy, tủ lạnh và không sở hữu 1 chiếc xe hơi hoặc xe tải nào. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch; cấp, hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo.
+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt các chỉ số về giáo dục: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.
+ Vì đây là nhóm hộ có mức thu nhập dưới mức tối thiểu nên sẽ thực hiện những chính sách giúp tăng thu nhập cho hộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi thấp để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KT - CN vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập.
Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí
cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo. - Nhóm 2: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập cao hơn chuẩn mực sống tối thiểu nhưng thiếu hụt ít nhất 33,33% chỉ số có trọng số trở lên. Là các hộ có thu nhập trên mức tối thiểu nhưng chưa giải quyết được vấn đề con cái đến trường, sức khỏe, nhu cầu sống. Sẽ có các chính sách hỗ trợ để bù đắp
chỉ số thiếu hụt. Thực hiện các chính sách bù đắp các chiều thiếu hụt như ở nhóm 1. Bên cạnh đó ở nhóm này, số hộ nghèo chủ yếu là những hộ ở mức độ cận nghèo theo tiếp cận đơn chiều, đây là những hộ có thu nhập tương đối thấp, chỉ cao hơn mức tối thiểu và dễ rơi vào nghèo đói, do vậy bổ sung thêm chính sách làm tăng thu nhập cho hộ gia đình như tiếp cận vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm tăng thêm thu nhập.
- Nhóm 3: Đối với nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ các chiều, nhưng thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu. Đây là hộ thuộc diện nghèo đơn chiều theo thu nhập, nhưng không thuộc hộ nghèo đa chiều, nguyên nhân là hộ thất nghiệp tạm thời, vì vậy sẽ sử dụng các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo.
- Nhóm 4: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội. Các hộ này, xây dựng các chính sách gây quỹ ủng hộ người nghèo, thực hiện các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức xã hội, kiến thức KH - KT áp dụng vào sản xuất, tay nghề chuyên môn với các hộ nghèo giúp người nghèo định hướng tương lai và có cơ hội thoát nghèo bền vững.
Ngoài ra, cần thực hiện một số chính sách giúp địa phương giảm nghèo như sau:
- Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.
- Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định. - Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NN ở địa phương như các cơ sở chế biến thực phẩm. Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.
- Đầu tư vào Y tế, Trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho người nghèo.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ,… ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo. - Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.
* Đối với người dân
- Cần chủ động tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng và chất
lượng tay nghề. Không ngừng học hỏi tìm ra các giải pháp giảm nghèo thiết thực cho hộ gia đình. Cần phải nhận thức rõ, học vấn là cơ sở tạo nên nhận thức cho con người. Trình độ học vấn thấp là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt với mức thu nhập cao và ổn định.
- Cần có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. - Mạnh dạn đưa ra ý kiến những khó khăn của gia đình lên các cấp chính quyền địa phương để có các chính sách hỗ trợ.
- Tự có ý thức vươn lên thoát nghèo, không ỉ lại vào những hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo của địa phương.
- Không nên chỉ trông chờ vào NN, cần mở rộng cơ cấu nghề nghiệp trong gia đình, tức là cần phải tìm thêm những công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình.
- Chủ động cập nhật thông tin và mạnh dạn áp dụng KH – CN vào SX như: trồng các giống lúa mới có năng suất cao, quy mô và tối đa hóa việc sử dụng đất NN, áp dụng máy móc vào trong SX, giải phóng sức LĐ nâng cao thu nhập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ