4.2.2.1. Nguồn vốn con người
a, Tình hình nhân khẩu và lao động
Nhân khẩu và số người trong độ tuổi lao động: Thông qua điều tra 60 hộ trên địa bàn xã Quế Tân có tổng 237 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi LĐ là 154 người, chiếm 64,98%, số người không nằm trong độ tuổi LĐ là 83 người, chiếm 35,02%. Trong số 154 người trong độ tuổi LĐ có 75 LĐ nam giới, chiếm 48,7% và 79 LĐ nữ giới, chiếm 51,3%. LĐ nữ giới sấp xỉ với LĐ nam giới. Như vậy, thuận lợi cho việc phân công LĐ trong sản xuất
NN, phi NN và nghề khác trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Số liệu cụ thể trong bảng 4.6:
Bảng 4.6: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ năm 2013
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số người trong độ tuổi LĐ Trong độ tuổi LĐ 154 64,98 Ngoài độ tuổi LĐ 83 35,02 Tổng 237 100
Số người trong tuổi LĐ theo giới Nam 75 48,7 Nữ 79 51,3 Tổng 154 100 Tỷ lệ LĐ chính LĐ chính 131 85,06 LĐ phụ 23 14,94 Tổng 154 100 Cơ cấu LĐ chính LĐ NN 55 41,98 LĐ phi NN 76 58,02 Tổng 131 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Tỷ lệ lao động chính: Trong 154 người thuộc độ tuổi LĐ có 131 LĐ chính (85,06%) và 23 LĐ phụ (14,94%). Số LĐ phụ chủ yếu là những người trong độ tuổi LĐ, vẫn còn đang đi học, người ốm giảm hoặc mất khả năng lao động, chỉ giúp được việc nhỏ trong gia đình và không tham gia vào SX chính. Trung bình một hộ gia đình có 3,95 thành viên và 2,2 người là LĐ chính (bảng 4.10).
Cơ cấu lao động chính: Vì xã Quế Tân là xã nằm ở gần các KCN nên lực lượng LĐ thu hút vào làm việc tại các KCN rất lớn. Số LĐ phi NN chiếm số lượng nhiều nhất. Trong 131 LĐ chính, có 76 LĐ phi NN (58,02%), trung bình có 1,3 LĐ/hộ làm tại các KCN, các công việc liên quan đến DV - TM, công ty tư nhân, doanh nhiệp nhà nước, giáo viên, bác sĩ, bán hàng, CN - XD, v.v… LĐ NN chiếm tỷ lệ thấp hơn (41,98%) có 55 LĐ, trung bình cứ 0,9 LĐ/hộ sẽ tham
gia vào công việc SXNN và chăn nuôi. Như vậy, đằng sau các hoạt động phi NN thì các hoạt động NN vẫn có vai trò củ đạo ở khu vực nông thôn.
Kết luận: Qua bảng nghiên cứu, biết được quy mô nhân khẩu, lao động và thành phần dân tộc của các hộ điều tra có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình vốn con người của các hộ ảnh hưởng đến phân tích nghèo.
b, Giáo dục
Hầu hết, các hộ được phỏng vấn có mức học vấn trung bình, tương đối thấp ở các hộ nghèo và cận nghèo. Trung bình, số năm đi học của 1 thành viên trong gia đình là 7,19 năm, tối thiểu là 0 năm, tối đa là 13,5 năm (bảng 4.10). Nhìn trên mức độ của bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình cho thấy phân bố bằng cấp như sau (bảng 4.7):
Tỷ lệ hộ không có bằng cấp chiếm 11,67% (7 hộ) tổng số hộ điều tra. Trong đó, hộ nghèo là chủ yếu chiếm 10% (6 hộ), trung bình 1 hộ (1,67%), khá và cận nghèo không có hộ nào.
Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ Tiểu học chiếm 8,3% (5 hộ). Trong đó, có 4 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo.
Cấp độ THCS có 5 hộ trong đó, nghèo 2 hộ (3,33%), cận nghèo 1 hộ (1,67%), trung bình 2 hộ (3,33%), khá không có hộ nào.
Cấp độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất (35%). Trong đó, trung bình có số hộ cao nhất là 8 hộ (13,33%), cận nghèo 6 hộ (10%), khá 5 hộ (8,33%), nghèo thấp nhất là 2 hộ (3,33%).
Cấp độ Trung cấp - Nghề có 5 hộ chiếm 8,33%. Trong đó, nghèo ko có hộ nào, khá, trung bình, cận nghèo tương ứng là (2;1;2) hộ.
Cấp độ Cao đẳng có 4 hộ (6,67%). Trong đó, nghèo và trung bình không có hộ nào, khá 3 hộ và cận nghèo 1 hộ.
Cấp độ Đại học chiếm tỷ lệ khá cao 13 hộ (21,67%). Trong đó, khá 5 hộ, trung bình 5 hộ, cận nghèo 4 hộ và nghèo 1 hộ.
Bảng 4.7: Đặc điểm bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra năm 2013:
Bằng cấp
Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Không bằng cấp 0 0 1 1,67 0 0 6 10 7 11,67 Tiểu học 0 0 0 0 1 1.66 4 6,67 5 8,33 THCS 0 0 2 3,33 1 1,67 2 3,33 5 8,33 THPT 5 8,33 8 13,33 6 10 2 3,33 21 35 Trung cấp – Nghề 2 3,33 1 1,67 2 3,33 0 0 5 8,33 Cao đẳng 3 5 0 0 1 1,67 0 0 4 6,67 Đại học 5 8,33 3 5 4 6,67 1 1,67 13 21,67 Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhận xét chung: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ THPT là cao nhất 35%, sau đó là cấp độ Đại học (21,67%). Có thể nói, các hộ gia đình đã rất chú trọng vào việc học hành của các thành viên, họ cũng nhận rõ được tầm quan trọng của việc học có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu tiến bộ KH - KT tiên tiến, vào trong SX, chăn nuôi phát triển kinh tế, giúp thoát nghèo. Tuy nhiên, đó là nhìn trên tỷ lệ bằng cấp, còn nhìn trên các tiêu chí đánh giá nghèo thì thấy được sự chênh lệch rõ rệt về trình độ học vấn của hộ khá so với hộ nghèo.
Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình ở cấp độ không bằng cấp, tiểu học và THCS ở hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao, ở cấp độ cao hơn rất ít. Những hộ giàu có kinh tế phát triển nên có nhiều điều kiện để đầu tư cho con cái đi học. Vì vậy, tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo khó. Mặc dù, những hộ nghèo đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nhưng do thu nhập quá thấp, không có điều kiện lo cho con cái đi học. Vì vậy, tất yếu không có cơ hội phát triển. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Để tính chỉ số nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo đa chiều, để đánh giá mức độ thiếu hụt các chỉ số về giáo dục sử dụng các chỉ số sau: tỷ lệ hộ không có thành viên nào hoàn thành cấp độ tiểu học và tỷ hộ có trẻ trong độ tuổi không được học đến lớp 9.
Số hộ không có thành viên nào hoàn thành cấp độ tiểu học chiếm 11,67% (7 hộ). Trong đó: khá và cận nghèo không có hộ nào, trung bình có 1 hộ và nghèo chiếm 6 hộ (10%), bảng 4.8:
Bảng 4.8: Tình hình giáo dục của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ không có thành
viên nào hoàn thành cấp độ tiểu học Khá 0 0 Trung bình 1 1,67 Cận nghèo 0 0 Nghèo 6 10 Tổng 7 11,67 Hộ có trẻ trong độ tuổi không được đi học đến lớp 9 Khá 1 1,67 Trung bình 3 5 Cận nghèo 2 3,33 Nghèo 4 6.67 Tổng 10 16,67
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Số hộ có trẻ em trong độ tuổi đi học không được học đến lớp 9 chiếm 16,67% (10 hộ). Trong đó: khá có 1 hộ (1,67%), trung bình có 3 hộ (5%), cận nghèo có 2 hộ (3,33%), nghèo có 4 hộ (6,67%). Đây là những hộ thiếu hụt một trong 10 kích thước chỉ số đánh giá nghèo đa chiều mà chủ yếu chỉ số thiếu hụt tập chung ở những hộ nghèo và cận nghèo. Các số liệu trên cho thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định đối tượng hộ nghèo đa chiều. Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhưng với trình độ văn hóa thấp chính là rào cản lớn nhất trong việc giảm nghèo. Cần phải thay đổi cách tiếp cận nền giáo dục của người dân. Từ đó là cơ sở để từng bước nâng cao năng lực con người, trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm ăn và thoát nghèo một cách bền vững.
c, Sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe vẫn là vấn đề khó khăn của các hộ. Qua điều tra, hầu hết trong gia đình đều có người đau ốm trong năm, thường mắc các bệnh như sốt, cảm cúm, bệnh hô hấp, bệnh khớp, dạ dày và một số bệnh hiểm nghèo, v.v… Mặc dù, số thành viên trong gia đình có người ốm trong năm khá cao (trung bình 3,95 người/hộ), số ngày đau ốm trung bình là 16,8 ngày/người/năm. Nhưng số lần khám chữa bệnh trung bình tại các cơ sở y tế chỉ là 3,96 lần/người/năm. Điều này cho thấy mặc dù, chất lượng dịch vụ y tế
khá tốt nhưng, người dân vẫn chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe của mình. Hoặc không có khả năng tiếp cận đến dịch vụ quan trọng này (bảng 4.10).
Trong nghiên cứu về tình hình vốn sức khỏe thì tỷ lệ trẻ em đã chết trong gia đình, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ trẻ em hoặc người lớn bị mắc các bệnh hiểm nghèo là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em trong địa bàn xã chiếm 23,33%, tương ứng 14 hộ. Trong đó: khá là 3 hộ, trung bình là 3 hộ, cận nghèo là 3 hộ và nghèo là 5 hộ và chiếm tỷ lệ cao nhất. Có nhiều nguyên nhân đẫn đến tử vong của trẻ là do trẻ mắc bệnh hiểm nghèo (u não bẩm sinh, tim), do phá thai của người lớn. Phá thai ở người lớn chủ yếu vào những hộ gia đình đông con gái, muốn sinh con trai dẫn đến người nghèo về sức khỏe, nghèo cả về nhận thức.
Số hộ có trẻ em và người lớn bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh hiểm nghèo chiếm 11,67% , tương ứng có 7 hộ. Trong đó: khá có 1 hộ, trung bình 0 có hộ nào, cận nghèo có 1 hộ và nghèo có 5 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Lý giải nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ em hoặc người lớn mắc các bệnh hiểm nghèo là do: thứ nhất là hộ nghèo, không có đủ tiền để chăm sóc, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tiếp cận dịch vụ y tế dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em và bệnh càng nặng hơn ở những người mắc bệnh hiểm nghèo vì không có đủ tiền chữa bệnh kịp thời; thứ 2 là do bẩm sinh, ở hộ khá, mặc dù có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sức khỏe, nhưng cũng không thể tránh khỏi điều này.
Bảng 4.9: Tình hình sức khỏe các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ có có trẻ em bị tử vong Khá 3 5 Trung bình 3 5 Cận nghèo 3 5 Nghèo 5 8,33 Tổng 14 23,33 Số hộ có trẻ em hoặc người lớn bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh hiểm nghèo Khá 1 1,67 Trung bình 0 0 Cận nghèo 1 1,67 Nghèo 5 8,33 Tổng 7 11,67
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Sức khỏe là là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều. Sức khỏe kém, tất yếu dẫn đến giảm sức LĐ và giảm năng suất LĐ.
Nhìn chung, tài sản con người của các hộ gia đình được kết luận như sau: Trình độ học vấn ở mức độ thấp đối với các hộ nghèo và cận nghèo. Ở mức độ tương đối cao đối với các hộ khá. Cần phải chú ý, quan tân hơn đến nhóm người trình độ văn hóa thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh kịp thời, đa dạng hóa các hoạt động nghề nghiệp.
4.2.2.2. Đặc điểm về vốn tự nhiên
Mặc dù NN là hoạt động chủ yếu trong các hộ gia đình ở nông thôn, nhưng nguồn lực đất đai lại rất hạn chế đối với người dân. Tổng DT đất tự nhiên là 389 sào. Trung bình mỗi hộ gia đình có 6,48 sào đất tự nhiên. Đối với DT đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 74,8% với tổng DT là 291 sào, trung bình 1 hộ có 4,85 sào/hộ. DT đất mặt nước nuôi trồng thủy sản khá cao, mức trung bình 1,63 sào/hộ, chiếm 25,2% và tương ứng là 98 sào (số liệu bảng 4.10). Các loại hình sử dụng đất NN khác như đất vườn, đất trồng cây lâu năm là rất hiếm hoi so với các hoạt động NN phổ biến khác.
Bảng 4.10: Đặc điểm về tiếp cận nguồn vốn của 60 hộ điều tra:
Các chỉ báo Số hộ
điều tra Tối thiểu Tối đa Trung bình Các chỉ báo về vốn con người
Quy mô nhân khẩu (người) 60 1 7 3,95
Số năm đi học TB của một thành viên (năm) 60 0 13,5 7,19
Số thành viên làm NN (người) 60 0 3 0,9
Số thành viên làm nghề phi NN(người) 60 0 3 1,3
Tổng số lao động chính của 1 hộ (người) 60 1 4 2,2
Số người ốm trong năm (người) 60 1 7 3,95
Số ngày ốm TB/người trong hộ (ngày) 60 11,25 30 16,8
Số lần khám chữa bệnh TB của một thành viên của hộ trong năm (lần)
60 1,3 10,33 3,96
Các chỉ báo về vốn tự nhiên Tổng Tối thiểu Tối đa Trung bình
Diện tích đất trồng cây hàng năm (sào) 291 0 17 4,85
Diện tích mặt nước (sào) 98 0 22 1,63
Diện tích cây vườn lâu năm (sào) 0 0 0 0
Diện tích đất vườn 0 0 0 0 Tổng 389 6,48 Các chỉ báo về vốn vật chất Diện tích nhà (m2 ) 3460 20 150 57,67 Giá trị nhà (triệu) 15.090 5 1.200 251,5
Do thiếu đất canh tác, nên 1 số hộ gia đình phải đi thuê đất canh tác để SXNN với mức sản lượng thuê đất canh tác cao. Do đó, phần nào giảm giá trị thu nhập cho những hộ thiếu đất canh tác, được thể hiện ở bảng 4.11:
Bảng 4.11: Số hộ thuê đất canh tác nông nghiệp năm 2013 Chỉ tiêu Hộ thuê đất Hộ không thuê Tổng
Số hộ 20 40 60
Tỷ lệ (%) 33,33 66,67 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng 4.11 ta thấy: Số hộ phải đi thuê đất canh tác là 20 hộ chiếm 33,33%, hộ không thuê là 40 hộ chiếm 66,67%. Mặc dù đất NN rất hạn chế, nhưng bù lại có khả năng tưới tiêu rất cao. Hệ thống thủy lợi có thể nâng cao năng xuất đất đai và thu nhập NN cho hộ gia đình. Theo điều tra, 100% hộ điều tra cho rằng, đất NN của họ được tưới tiêu. Nhìn chung, có thể thấy hạn chế về đất đai là vô cùng quan trọng, phần lớn đất đai được tưới tiêu, nhờ đó hộ có thể thâm canh tăng năng xuất và tăng hệ số sử dụng đất.
4.2.2.3. Đặc điểm tiếp cận vốn vật chất a, Tiếp cận nhà ở
Điều kiện nhà ở của các hộ điều tra nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Có 28,33% hộ điều tra có nhà bán kiên cố, kiến trúc giản đơn (bảng 4.12). Tuy nhiên, 1 số thuộc nhóm hộ khá giá trị nhà ở của họ rất cao. Vì vậy, giá trị nhà trung bình của 1 hộ điều tra khoảng 251,5 triệu đồng/nhà, DT nhà trung bình của 1 hộ là 57,67m2. Trong đó, diện tích của 1 ngôi nhà tối thiểu là 20m2, tối đa là 150m2. Tổng diện tích nhà của 60 hộ điều tra là 3460m2. Tổng giá trị nhà của các hộ điều tra là 15,09 tỷ đồng. Trong đó, tối thiểu là 5 triệu đồng, tối đa là 1,2 tỷ đồng (bảng 4.10). Nhìn chung, mức chênh lệch về giá trị nhà ở và diện tích nhà ở của các hộ nghèo so với các hộ khá trong địa phương rất lớn. Đặc điểm về kiểu nhà ở của các hộ được thể hiện rõ ở bảng 4.12:
Bảng 4.12: Đặc điểm về kiểu nhà của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu
Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số Hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kiên cố khép kín 15 25 8 13,33 1 1,67 0 0 24 40 Kiên cố không khép kín 0 0 6 10 9 15 4 6,67 19 31,67 Bán kiên cố 0 0 1 1,67 5 8,33 11 18,33 17 28,33 Tổng 15 25 15 25 15 25 15 25 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Có 40% hộ hiện đang sử dụng nhà kiên cố khép kín, tương ứng 24 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó: hộ khá có 15 hộ (25%) chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình có 8 hộ (13,33%), cận nghèo có 1 hộ và nghèo không có hộ nào có nhà kiên cố khép kín.
Có 31,67% hộ có nhà kiên cố không khép kín (19 hộ). Trong đó: hộ khá không có hộ nào, trung bình có 6 hộ (10%), cận nghèo có 9 hộ (15%) và