Các nhóm đối tượng cụ thể qua điều tra tiếp cận đa chiều được thể hiện như trong bảng 4.20:
Bảng 4.20: Tỷ lệ các nhóm đối tượng nghèo đa chiều năm 2013
Nhóm đối tượng Số hộ Tỷ lệ (%)
- Đối tượng thu nhập dưới mức tối thiều và thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số trở lên
14 23,33
- Đối tượng có mức thu nhập cao hơn mức tối thiểu nhưng thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số.
12 18,33
- Đối tượng tiếp cận đầy đủ các chiều nhưng thu nhập dưới mức tối thiểu (thất nghiệp tạm thời)
1 1,67
- Đối tượng trên mức tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều
33 56,67
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đối tượng nghèo đa chiều chia làm 4 nhóm cơ bản:
- Nhóm 1: Đối tượng có thu nhập dưới mức tối thiểu và thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số, nhóm đối tượng này là những hộ nghèo có mức thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng và không được tiếp cận với các chỉ số thể hiện nhu cầu tối cơ bản về sức khỏe, giáo dục, mức sống. Nhóm này chiếm 23,3% (14 hộ), chiếm 93,33% trong số những hộ nghèo đơn chiều.
- Nhóm 2: Những đối tượng có thu nhập dưới mức tối thiểu nhưng lại được tiếp cận đầy đủ các chiều. Có 1 hộ, chiếm 1,67% tổng số hộ điều tra và chiếm 6,67% trong số các hộ nghèo đơn chiều.
- Nhóm 3: Những hộ có thu nhập trên mức tối thiểu, nhưng lại thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số. Có 12 hộ, chiếm 18,33% tổng số các hộ điều tra, trong đó: hộ khá là 1 hộ, trung bình là 5 hộ, cận nghèo là 6 hộ.
- Nhóm 4: Những hộ có thu nhập cao hơn mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, những hộ này phổ biến hơn, chiếm 56,67% tổng số hộ điều tra, tương ứng 33 hộ.
Sau khi phân tích được tỷ lệ các nhóm hộ, sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra nghèo cho người dân.
* Nguyên nhân chủ quan
- Do chính bản thân đối tượng nghèo, người nghèo không biết cách làm ăn, không chịu tiếp thu kiến thức, kĩ năng tay nghề, lười học hỏi, ngại giao tiếp, lười lao động, bảo thủ, không chịu áp dụng KH - CN tiến tiến, không biết quy hoạch trong SX, nhất là SXNN để nâng cao chất lượng công việc dẫn đến nghèo.
- Thiếu vốn, không dám đầu tư vì sợ rủi do nên chỉ dám làm những công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói. Hộ có vốn vay nhưng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.
- Do tính chất và đa dạng nghề nghiệp đem lại, nghề nghiệp là nguồn thu nhập cho gia đình. Những người nghèo chỉ làm những công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế. Hộ chỉ trông chờ vào NN mà NN là nghề phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu có rủi do sảy ra thì nguy cơ mất trắng rất cao, dễ rơi vào cảnh nghèo. Nên hộ cần tìm thêm những công việc phụ, để tăng thêm 1 phần thu nhập trong gia đình.
- Thiếu tài sản SX làm cản trở sự phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Gia đình đông con, không đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu trong gia đình như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch, v.v…
- Do hộ nghèo ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận được rất nhiều chính sách của nhà nước. Do đó, tâm lý không muốn thoát nghèo của người dân rất phổ biến. Cần có chính sách để tác động đến người dân, giúp người dân có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
- Sức khỏe kém, chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập đẫn đến nghèo.
- Hộ có phụ nữ làm chủ gia đình, sống khép kín với xã hội. - Gia đình phải đi thuê LĐ về làm việc do thiếu LĐ trong gia đình. - Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.
- Do gia đình có người tàn tật, người ốm, người khuyết tật, mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng. Thực tế, một hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ dễ ràng rơi vào nghèo đói.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, đất đai canh tác ít, hộ phải đi thuê đất đai về canh tác. Điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, hạn hán sảy ra.
- Rủi do trong hoạt động phát triển kinh tế.
- Do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô tác động vào người dân, giá cả không ổn định, thu nhập bấp bênh.
- Do môi trường kinh tế không thuận lợi, chưa có thị trường ổn định hoặc thị trường hoạt động yếu ớt.
* Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước:
- Địa phương sử dụng các chính sách giảm nghèo triển khai chưa được tốt. Có quá nhiều chính sách giảm nghèo, các chính sách chưa đồng bộ dẫn đến nguồn lực phân tán, giảm nghèo không hiệu quả. Các chính sách giảm nghèo thiên về thu nhập, về hỗ trợ, về cho không, không phát huy được tính chất nghèo. Dẫn đến tâm lý ỉ lại, không muốn thoát nghèo của các hộ.
- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.
- Chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ưu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng như chính sách tệ nạn xã hội.
- Áp dụng các chính sách cứng nhắc và không phù hợp với từng đối tượng. - Chính sách ban hành nhưng thiếu nguồn vốn.
- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội. Các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo làm giảm tính công bằng.
- Do mức chuẩn nghèo quá thấp, những hộ tuy đã thoát nghèo nhưng thực chất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu chính sách nghèo theo thu nhập. Vì vậy cần phải có các chính sách mới phù hợp hơn, đảm bảo tính công bằng trong việc giảm nghèo bền vững.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nghèo cho người dân tại xã Quế Tân, các hộ gia đình chịu sự chi phối của rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.