So sánh tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều vớ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 57 - 58)

(23,3%), cận nghèo là 6 hộ (10%), trung bình là 5 hộ (8,3%), khá là 1 hộ (1,7%). Qua kết quả trên, hộ nghèo đa chiều không chỉ ở các hộ nghèo đơn chiều có thu nhập thấp dưới mức tối thiểu, mà còn ở các hộ cận nghèo, trung bình, khá có thu nhập trên mức tối thiểu nhưng hộ chưa giải quyết được vấn đề con cái đi học, ốm đau, bệnh tật, khám chữa bệnh hay vấn đề về nhu cầu sống như điện, nước sạch, nhà vệ sinh an toàn, nấu ăn nhiên liệu hay tiếp cận với các loại tài sản tiêu dùng… Trong 15 hộ nghèo đơn chiều, có 14 hộ nghèo đa chiều và có 1 hộ tuy được tiếp cận đầy đủ các chiều, nhưng thu nhập dưới mức tối thiểu, nguyên nhân là do hộ này thường hay bị thất nghiệp tạm thời khiến thu nhập trong hộ thấp hơn mức tối thiểu. Trên cơ sở này, xây dựng được các chính sách cho từng nhóm đối tượng phù hợp để giảm nghèo bền vững một cách khoa học và công bằng.

4.2.5. So sánh t l h nghèo ca phương pháp tiếp cn nghèo đa chiu vi nghèo đơn chiu nghèo đơn chiu

So sánh tỷ lệ hộ nghèo của 2 phương pháp nghiên cứu để ta biết, sự khác nhau trong đánh giá nghèo thông qua nghiên cứu tiếp cận nghèo đa chiều so với tiếp cận nghèo đơn chiều.

Bảng 4.19: So sánh tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận nghèo đa chiều so với nghèo đơn chiều năm 2013

Chỉ tiêu

Đa chiều Đơn chiều So sánh đa

chiều/đơn chiều Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Nghèo 26 43,3 15 25 173 Không nghèo 34 56,7 45 75 75,6 Tổng 60 100 60 100 0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét: Qua thống kê số liệu từ 60 hộ điều tra với 237 nhân khẩu có 26 hộ, trung bình khoảng 102,7 người đang sống trong tình trạng nghèo khổ đa chiều. Con số này đã vượt quá 15 hộ nghèo đơn chiều, tương ứng trung bình 59,25 người cùng ở khu vực nghiên cứu này tính theo mức thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng. So sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều, gọi tỷ lệ 15 hộ nghèo đơn chiều là 100%, vậy tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tăng 73%, tương ứng tăng 11 hộ.

Chỉ số nghèo khổ đa chiều đã phản ánh tất cả phạm vi ảnh hưởng của đói nghèo. Một người được coi là nghèo đa chiều nếu người đó bị thiếu hụt đi ít nhất 33,33% của các chỉ số có trọng số. Như vậy chỉ số nghèo đa chiều hay chuẩn nghèo đa chiều là tiêu trí đo lường thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Ý nghĩa của Chỉ số nghèo đa chiều là bao quát được trực tiếp hơn sự túng thiếu, tổn thất trong tác động đến sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, vệ sinh và năng lượng, đo đếm được các đối tượng, trên cơ sở đó xây dựng được các chính sách giảm nghèo cho từng nhóm đối tượng phù hợp. Như vậy, tiếp cận đa chiều kết hợp tiếp cận đơn chiều để bổ sung 1 cách đầy đủ rõ nét và chính xác về bức tranh nghèo đói của địa phương, có những giải pháp cho từng nhóm người đối tượng cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)