Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu xây dựng các thí nghiệm đơn giản nhằm phát triển kỹ năng dự đoán cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 30 - 48)

2.3.1. Trình độ chuyên mơn, thâm niên cơng tác và chương trình GDMN đang dạy của GVMN và cán bộ quản lý tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn

Bảng 2.2. Trình độ chuyên mơn, thâm niên cơng tác và chương trình GDMN đang dạy của GVMN (N=221)

TT Trình độ chuyên mơn Số lượng Tỉ lệ %

1 Tốt nghiệp THSPMN 43 19.46 %

2 Tốt nghiệp CĐSPMN 128 57.92 %

3 Tốt nghiệp ĐHSPMN 50 22.62 %

Thâm niên cơng tác Số lượng Tỉ lệ %

1 Dưới 5 năm 75 33.94 %

2 Từ 5 đến 10 năm 98 44.34 %

3 Trên 10 năm 48 21.72 %

Chương trình GDMN đang dạy Số lượng Tỉ lệ %

1 Chương trình cải cách 0 0 %

2 Chương trình đổi mới hình thức tổ chức (1998) 0 0 % 3 Chương trình mới (2009) 198 89.59 %

4 Chương trình khác 23 10.41 %

Bảng 2.2 cho thấy 100% GVMN tham gia vào nghiên cứu này đều đạt chuẩn, thậm chí trên chuẩn. Cĩ 22.62% GV đã tốt nghiệp đại học. Về thâm niên cơng tác, hơn 50% GVMN cĩ thâm niên trên 5 năm và trên 10 năm (66.06%). Số lượng GVMN trẻ (dưới 5 năm) chỉ chiếm 33.94 %. Như vậy, hầu hết GVMN tham gia nghiên cứu này đều là những GVMN giàu kinh nghiệm và cĩ trình độ chuyên mơn. Điều này sẽ được tính đến khi phân tích kết quả nghiên cứu. Về chương trình GDMN mà GV đang giảng dạy, khơng cĩ GV nào dạy theo các chương trình cũ (chương trình cải cách và chương trình đổi mới hình thức tổ chức) mà hầu hết đã và đang dạy theo chương trình GDMN mới (89.59%) và dạy theo các chương trình tiên tiến khác tại các

School), chương trình Montessori…(10.41%). Tất cả những điều này sẽ được tính đến khi phân tích thực trạng sử dụng thí nghiệm ở các trường MN hiện nay.

2.3.2. Nhận thức của GVMN về việc sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua HĐ khám phá khoa học

Bảng 2.3. Đánh giá của GVMN về tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi (N=188)

STT Tầm quan trọng Số lượng Tỉ lệ %

1 Quan trọng 175 93.09 %

2 Bình thường 13 6.91 %

3 Khơng quan trọng 0 0%

Bảng 2.3 cho thấy cĩ đến 93.09% GVMN nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi, chỉ cĩ 6.91% GVMN nhận thấy thí nghiệm là bình thường. Như vậy, số liệu này cho thấy hầu hết GVMN đều nhận thấy những lợi ích mà thí nghiệm cĩ thể mang lại cho sự phát triển KN dự đốn cho trẻ.

Bảng 2.4. Vai trị của thí nghiệm đối với sự phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN (N=188)

STT Vai trị của thí nghiệm Số lượng Tỉ lệ %

1 Làm cho trẻ hứng thú, tích cực tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh

188 100%

2 Giúp phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, dự đốn…

188 100%

3 Phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ 42 22.3% 4 Giúp trẻ nhận biết đặc điểm, tính chất của sự vật

hiện tượng một cách trực quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

93 49.47%

5 Tạo cơ hội cho trẻ được tự khám phá, tự trải nghiệm

188 100%

6 Ý kiến khác:trẻ độc lập, tự tin, mạnh dạn… 4 2.13%

Bảng 2.4 cho thấy 100% GVMN đều cho rằng thí nghiệm làm cho trẻ hứng thú, tích cực tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh; giúp phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, so sánh, phân loại mà đặc biệt là KN dự đốn

…và tạo cơ hội cho trẻ được tự khám phá, tự trải nghiệm. Số liệu này cho thấy, GVMN đã nhận thức được rất rõ vai trị của thí nghiệm trong việc phát triển các KN tư duy cho trẻ mà đặc biệt là KN dự đốn. Chỉ cĩ 22.3% GVMN nhận thấy thí nghiệm cịn giúp phát triển KN giao tiếp cho trẻ - điều này cho thấy trên thực tế tổ chức thí nghiệm ở các trường MN hiện nay, GVMN rất ít khi tạo điều kiện để trẻ phát triển KN giao tiếp. Ngồi ra, cĩ 2.13% GVMN cịn nhận thấy thí nghiệm cịn cĩ những vai trị khác như giúp trẻ được độc lập, chủ động trong các HĐ, trẻ được tận mắt nhìn thấy kết quả dự đốn, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và trẻ cĩ cơ hội ứng dụng vào cuộc sống. Điều này chứng tỏ một số GVMN cũng nhận thấy được thí nghiệm cĩ nhiều lợi ích trong việc giáo dục trẻ.

Thống nhất với kết quả nhận được từ phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả phỏng vấn GVMN đều cho rằng thí nghiệm đĩng vai trị quan trọng trong việc phát triển KN dự đốn cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách chủ động, tích cực và đầy hứng thú. Sau đây là ý kiến của một số GVMN:

“Khi làm thí nghiệm, trẻ được tự mình tham gia mọi khâu. Khả năng thể hiện bản thân của trẻ được phát triển. Trẻ được tích cực HĐ. Trẻ cĩ thể tưởng tượng, dự đốn được kết quả trước khi làm thí nghiệm, qua đĩ phát triển tư duy.” (Cơ Nguyễn .Th. Q.)

“Thí nghiệm tập cho trẻ cĩ kỹ năng, thĩi quen suy nghĩ để đưa ra dự đốn kết quả. Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những gì trẻ biết vào cuộc sống và rèn cho trẻ tính ham học hỏi, thích được làm”. (Cơ Lê M. Ng.) “Chúng tơi thấy thí nghiệm cĩ giúp trẻ phát triển khả năng dự đốn, suy luận nếu GV chú ý. Nĩ làm cho trẻ hứng thú, tích cực hơn.” (Cơ Lê M. Tr.)

Với cái nhìn bao quát hơn GVMN, BGH các trường MN cịn nhận ra được thí nghiệm chiếm ưu thế hơn các HĐ khác ở trường MN trong việc phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi. Dưới đây là ý kiến của một số hiệu phĩ chuyên mơn:

“Thí nghiệm cĩ nhiều cơ hội cho trẻ dự đốn hơn những HĐ khác. Nĩ kích thích được hứng thú của trẻ (trẻ được làm, được thí nghiệm) nên trẻ tị mị và rất thích dự đốn để xem mình và bạn mình, ai là người đốn đúng.” (Cơ Lê T. T. Gi.)

“HĐ khám phá thử nghiệm giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, suy luận để đưa ra dự đốn. Giúp trẻ phát triển hứng thú và tính tị mị qua việc trẻ được tự làm, tự trải nghiệm để kiểm tra xem những dự đoán mà mình đã đưa ra đúng hay khơng đúng. Càng ngày, trẻ càng cĩ KN dự đốn chính xác hơn dựa trên những phán đốn logic.” (Cơ Nguyễn T. Th. Tr.)

Như vậy, cĩ thể kết luận rằng, phần lớn cán bộ quản lý và GVMN tham gia nghiên cứu này đều nhận thức rõ được tầm quan trọng và vai trị của thí nghiệmđối với việc phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐ khám phá khoa học.

2.3.3. Nhận thức của GVMN về cách tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN

Bảng 2.5. Lứa tuổi cĩ thể sử dụng thí nghiệm nhằm mục đích phát triển KN dự đốn cho trẻ (N=188)

STT Lứa tuổi Số lượng Tỉ lệ %

1 Mầm 0 0%

2 Chồi 0 0%

3 Lá 0 0%

4 Cả 3 lứa tuổi 31 16.49%

5 Hai lứa tuổi: Chồi và Lá 157 83.51%

Theo bảng 2.5., cĩ đến 83.51% GVMN cho rằng thí nghiệm cĩ thể tổ chức cho cả hai lứa tuổi chồi và lá. Điều này cho thấy hầu hết GVMN tham gia vào nghiên cứu này cĩ nhận thức rất chính xác về độ tuổi cĩ thể tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm. Số liệu này đáng tin cậy bởi vì ở bảng 2.2. đã cho thấy hơn 2/3 GVMN tham gia nghiên cứu này (66.06%) là những GV lâu năm, cĩ nhiều kinh nghiệm nên nhận thấy lứa tuổi thích hợp nhất để tổ chức thí nghiệm vẫn là từ 4 tuổi trở lên. Điều này rất phù hợp với nhiều tài liệu chuyên ngành về đặc diểm nhận thức của trẻ mẫu giáo “Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên cĩ chủ định, sáng tạo hơn trong việc khám phá. Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn. Bắt đầu suy nghĩ, lập kế hoạch cho một HĐ chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này. Bắt

đầu đưa ra những dự đốn dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra những lời giải thích...”[ 2,tr.11].

Tuy nhiên, vẫn cịn 16.49% GVMN cho rằng thí nghiệm cĩ thể tổ chức cho cả 3 lứa tuổi. Đây là nhận thức hồn tồn chưa chính xác bởi vì khi tiến hành thí nghiệm, trẻ phải tự mình đưa ra dự đốn, sau đĩ tự làm, tự rút ra kết luận và so sánh với dự đốn ban đầu, giải thích những gì xảy ra...- do đĩ trẻ lớp Mầm khĩ cĩ thể tham gia thí nghiệm được vì vốn kinh nghiệm của trẻ cịn nghèo nàn, khĩ cĩ thể đưa ra dự đốn cũng như giải thích hiện tượng đã xảy ra. Đồng thời, khả năng nghe hiểu lời nĩi của trẻ cịn hạn chế nên nếu GVMN chỉ hướng dẫn cho trẻ tự thực hành bằng lời thì trẻ khĩ mà thực hiện được. Mặc dù vậy, khi phỏng vấn GVMN về độ tuổi cĩ thể tổ chức thí nghiệm thì cũng cĩ ý kiến cho rằng cĩ thể tổ chức cho cả 3 độ tuổi và cơ cĩ giải thích cho quan điểm của mình như sau:

“Cĩ thể tổ chức thí nghiệm cho cả 3 độ tuổi. Chồi và Lá thì trẻ đã cĩ khả năng tự làm, tự trải nghiệm. Riêng đối với Mầm, cơ cĩ thể chọn những thí nghiệm thật đơn giản và hình thức tổ chức cũng khác so với trẻ chồi và lá. Ví dụ: với đề tài “Vật nổi - vật chìm”, trẻ chồi và lá cơ cĩ thể cho trẻ tự chọn đồ vật và số lượng nhiều , chẳng hạn mười mĩn và ghi nhận kết quả dưới nhiều hình thức như khoanh trịn, dùng bút đánh dấu hay vẽ lại những đồ vật nào là chìm/nổi ; nhưng đối với mầm thì khác, số lượng đồ vật cần ít hơn , khoảng ba,bốn mĩn thơi và cách ghi nhận kết quả cũng khác – cơ cho trẻ dán hình mặt cười  nếu đồ vật nổi hoặc mặt mếu vào nếu đồ vật chìm/ đánh dấu cộng (+) hoặc trừ (-)

vào bảng kết quả cơ đã làm sẵn hay khoanh trịn / đánh dấu bất kỳ những đồ vật nào nổi trong bảng kết quả cơ đã in sẵn ” (Cơ Lê T. Th.)

Như vậy, tổng hợp các kết quả nhận được từ phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn, cĩ thể rút ra kết luận như sau: lứa tuổi phù hợp nhất để tổ chức thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn vẫn là lứa tuổi Chồi và Lá, đặc biệt là Lá vì HĐ này phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của trường/ lớp, khả năng nhận thức của trẻ do mình phụ trách và khả năng sư phạm của GVMN mà GVMN cĩ thể tổ chức thí nghiệm cho lứa tuổi nhỏ hơn là Mầm. Nếu được làm quen với thí nghiệm ngay từ lớp Mầm thì đến khi lên Chồi và Lá, kỹ năng dự đốn nĩi riêng và

các KN nhận thức nĩi chung sẽ cĩ điều kiện được hình thành và phát triển tốt hơn.

Bảng 2.6. Trình tự tổ chức thí nghiệm nhằm phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN (N=188)

STT Trình tự tổ chức HĐ khám phá - thí nghiệm Số lượng Tỉ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Gồm 3 bước: Đàm thoại xác định nội dung, cho

trẻ tự làm, cơ chốt lại vấn đề. 55 29.26%

2

Gồm 6 bước: Giới thiệu đồ dùng làm thí nghiệm, giới thiệu đề tài thí nghiệm, cơ làm mẫu, chia nhĩm cho trẻ làm, kết luận, ghi nhận kết quả.

95 50.53%

3

Gồm 6 bước: Đàm thoại xác định nội dung, trẻ đưa ra dự đốn, trẻ làm, cơ hướng dẫn trẻ quan sát và trẻ rút ra kết luận, ghi nhận kết quả, chia sẻ kết quả

7 3.72%

4 Gồm 3 bước: Đưa ra dự đốn, làm thử, giải thích

những gì xảy ra 8 4.26%

Theo bảng 2.6, cĩ hơn phân nửa (50.53%) GVMN cho rằng cần tổ chức thí nghiệm theo 6 bước gồm cĩ: giới thiệu đồ dùng làm thí nghiệm, giới thiệu đề tài thí nghiệm, cơ làm mẫu, chia nhĩm cho trẻ làm, kết luận, ghi nhận kết quả. Số liệu này phản ánh một thực trạng rất đáng lo ngại - đĩ là GVMN cịn ảnh hưởng nhiều bởi các phương pháp dạy học cũ - dạy áp đặt, máy mĩc,GV đĩng vai trị là trung tâm của lớp học. Tỉ lệ % GVMN cĩ thâm niên giảng dạy trên 10 năm là 21.72% ở bảng 2.1. cho thấy cĩ liên quan đến trình tự tổ chức cho trẻ làm thí nghiệmở bảng 2.6. Như vậy, GV vẫn chưa thực sự thốt khỏi cách dạy học cũ – bao giờ GV cũng phải làm mẫu trước khi cho trẻ làm. Điều này khơng cần thiết khi sử dụng thí nghiệm và đặc biệt nếu tổ chức theo 6 bước như thế này thì KN dự đốn hồn tồn khơng được phát triển. Một số kết quả phỏng vấn GVMN và BGH cũng tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm theo xu hướng này. Dưới đây là một số ý kiến:

“Trước hết, chúng tơi thường làm mẫu cho trẻ quan sát, sau đĩ chúng tơi chia nhĩm rồi cho trẻ, thực hành” (Cơ Lê M. T.)

“Chúng tơi cho trẻ quan sát những đồ dùng chúng tơi đã chuẩn bị và hỏi trẻ xem muốn chơi gì với những đồ dùng này. Sau đĩ chúng tơi gợi ý cho trẻ cách chơi, cho trẻ nhận xét, sau đĩ chúng tơi nhận xét, đưa ra cách thực hiện đúng và cho trẻ thực hiện lại” (Cơ Phạm V. T.)

Tuy nhiên, cĩ một tín hiệu cũng rất đáng mừng là cĩ 29.26% GVMN vẫn giữ được điều quan trọng nhất của thí nghiệm - đĩ là cho trẻ tự làm, tự trải nghiệm. Dù vậy, các GVMN này vẫn cịn “giữ” lại “một chút gì đĩ” của cách dạy học cũ - vẫn cịn sợ trẻ sai nên sau cùng GV vẫn phải chốt lại vấn đề. Điều này khơng cần thiết khi tổ chức thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi vì trẻ đã cĩ khả năng tự rút ra kết luận thơng qua những lời hướng dẫn của cơ.

Với mục đích phát triển KN dự đốn cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua thí nghiệm, chỉ cĩ 7.98% GVMN chú ý đến điều này. Trong tiến trình tổ chức thí nghiệm, GVMN bước đầu cĩ lưu ý đến việc cho trẻ đưa ra dự đốn.

Như vậy, số liệu ở bảng 2.6. cho thấy, GVMN chưa chú trọng phát triển KN dự đốn cho trẻ khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm. Điều này chứng tỏ sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.

Trái ngược với kết quả nhận được từ phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả phỏng vấn BGH cho thấy một tín hiệu khả quan hơn nhiều. Phần lớn GV và cán bộ quản lý đều nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thí nghiệm trong việc phát triển KN dự đốn cho trẻ. Trong tiến trình tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, các GVMN này luơn chú trọng cho trẻ đưa ra dự đốn của mình trước khi làm thí nghiệm và đặc biệt luơn cho trẻđược tự làm, tự trải nghiệm, GVMN khơng bao giờ làm thay. Dưới đây là một số trình tự tổ chức thí nghiệm mà GVMN đã đưa ra qua phỏng vấn:

“Cơ đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ, để trẻ dự đốn, trẻ thí nghiệm, ghi nhận kết quả và giải thích” (Cơ Nguyễn T. H. G)

“Đặt câu hỏi, dự đốn, trẻ thực hành và kết luận” (Cơ Vũ Thị K. L) “Đàm thoại, cơ gợi ý, trẻ thảo luận đưa ra cách làm, trẻ dự đốn, cơ kết luận, trẻ vẽ lại kết quả thí nghiệm” (Cơ N.N.D. L.)

“Đàm thoại với trẻ, nĩi rõ nội dung thí nghiệm, trẻ dự đốn kết quả, trẻ thực hiện, cơ nhận xét kết quả thí nghiệm, trẻ ghi nhận kết quả và mơ tả, diễn đạt cho cả lớp” (Cơ Phan T. M. H.)

‘Cơ giới thiệu vật liệu, cho trẻ dự đốn điều gì sẽ xảy ra, gợi ý cho trẻ làm, thực hiện thí nghiệm, so sánh kết quả với điều đã dự đốn” (Cơ Nguyễn T. T. T.)

Để hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức thí nghiệm trên thực tiễn GDMN

Một phần của tài liệu xây dựng các thí nghiệm đơn giản nhằm phát triển kỹ năng dự đoán cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 30 - 48)