Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 49)

Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh Thái Nguyên là cơ quan trực tiếp thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công về đất đai. Hiện nay, Văn phòng đang thực

hiện tốt vai trò cung cấp các dịch vụ công tới người tham gia các giao dịch về đất đai,

Hệ thống Văn phòng công chứng tư được thành lập cung cấp các dịch vụ liên quan như: chứng thực, công chứng các văn bản về chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê nhà đất, khai nhận tài sản là đất đai …

Ngoài ra các hoạt động như tư vấn về các nội dung về thông tin đất đai, xây dựng phương án sử dụng đất, dịch vụ đo đạc, thành lập bản đồ… được các công ty tư nhân thực hiện đã góp phần giảm gánh nặng cho các cơ quan Nhà nước đồng thời cung cấp dịch vụ tốt hơn đối với người dân.

4.4. ng dng tin hc

Xây dựng một hệ thống thông tin chính xác và cơ sở dữ liệu đầy đủ là điều kiện cần cho bất cứ hoạt động nào khi thực hiện nhiệm vụ tại VPĐK. Ứng dụng tin học tại VPĐK tỉnh Thái Nguyên đã được coi là thế mạnh trong cải cách thủ tục hành chính. Ngay từ khi nộp hồ sơ trong phiếu nhận và hẹn trả hồ sơ hành chính người sử dụng đất đã được xác lập cho mình một mã hồ sơ cá nhân. Để tra cứu thông tin hồ sơ người sử dụng đất nhập mã hồ sơ và đưa mã vạch vào máy quét ấn phím enter là có thể biết quy trình thực hiện thủ tục hành chính đang được thực hiện đến bước nào.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã phố hợp với Trung tâm Thông tin lưu trữ địa chính thuộc Tổng Cục Quản lý Đất đai trong việc thiết kế kỹ thuật xây dụng cơ sở dữ liệu cho các huyện,thành phố, phố hợp với trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ địa chính thuộc Tổng Cục Quản lý đất đai lựa chọn phần mềm trong việc xây dựng cơ sở dữ liêu.Xây dựng cơ sở dữ liêu chuyển đổi từ Vilis 1.0 sang Vilis 2.0

4.5. Kết qu thu chi tài chính

4.5.1. Kinh phí do Nhà nước cấp

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác.

4.5.2. Nguồn thu sự nghiệp

Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước (phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, tài sản gắn liền với đất; phí đo đạc địa chính; phí thẩm định cấp giấy chứng nhận; lệ phí địa chính; lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm);

- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;

- Thu khác (nếu có): lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Văn phòng ĐKQSDĐ là một đơn vị sự nghiệp có thu. Nguồn thu từ phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định khi thẩm định GCN, phí đăng ký thế chấp, trích lục trích đo bản đồ, lệ phí đăng ký giao dịch đảm bảo. Tổng số tiền thu được từ dịch vụ công trong giai đoạn 2010-2013 là 537.600.000đồng. Với tổng thu hằng năm VPĐK tự đảm bảo được kinh phí để duy trì hoạt động của Văn phòng. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12

Bảng 4.13. Kết quả thu từ dịch vụ công của văn phòng đăng ký QSDĐ

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Đồng Năm Lệ phí địa chính Lệ phí thẩm định năm Lệ phí đăng ký thế chấp và xóa thế chấp Tổng thu 2010 42.000.000 120.000.000 5.000.000 167.000.000 2011 44.000.000 115.000.000 6.500.000 165.500.000 2012 85.300.000 10.000.000 8.800.000 104.100.000 2013 91.000.000 0 12.000.000 103.000.000 Tổng 260.300.000 245.000.000 32.300.000 537.600.000

(Nguồn số liệu:Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên)

4.6. Nguyên nhân hạn chế và giải pháp nâng cao vai trò hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh những kết quả đã đạt được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên cũng còn một số tồn tại sau:

4.6.1. Nguyên nhân hn chế hot động

4.6.1.1. Chính sách pháp luật đất đai

Thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi đòi hỏi mỗi cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải cập nhật thường xuyên và liên tục hệ thống văn bản luật về đất đai do đó vẫn còn những thiếu sót trong quá trình thực hiện các hồ sơ,đồng thời người dân không nắm được các thông tin thay đổi nay nên khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Hơn thế nữa, việc xác định nguồn gốc và QSDĐ gặp nhiều khó khăn.

4.6.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Theo quy định của pháp luật, khi đã thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ, các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất đang làm theo cơ chế “một cửa” quy định tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg được chuyển giao cho Văn phòng ĐKQSDĐ thực hiện.

- Do tổ chức hai cấp tỉnh và huyện và có chức năng nên hoạt động giữa hai cấp có sự khác nhau của Văn phòng ĐKQSDĐ lên rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Đồng thời, do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của các đơn vị khác có liên quan nên Văn phòng ĐKQSDĐ còn gặp một số hạn chế trong việc giải quyết các công việc do mình đảm trách theo mô hình một cửa.

- Theo quy định của pháp luật đất đai, việc ĐKQSDĐ lần đầu được áp dụng thi hành từ khi có Luật Đất đai 1993, hầu hết người sử dụng đất đã thực hiện ĐKQSDĐ. Đặc biệt là đối với đất của các tổ chức cơ bản đã ổn định và được cấp GCN nhưng theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung HSĐC (gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai) có nhiều thay đổi về nội dung so với trước đây. HSĐC gốc chưa hoàn thiện, công tác quản lý đất đai còn nhiều lỗ hổng, các loại thuế và lệ phí cao, không có dự báo biến động đất đai,v.v... là nguyên nhân làm cho kế hoạch cấp GCN trên địa bàn tỉnh chưa hoàn thành, nhất là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao.

- Sự phối hợp, gắn kết công việc chuyên môn giữa Văn phòng Đăng ký cấp tỉnh và một số huyện chưa cao; Một số cán bộ chưa giành nhiều thời gian cho việc hoạch định, tham mưu mà chủ yếu vào các việc sự vụ, tác nghiệp…

- Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ còn hạn chế, công tác tham mưu đôi lúc còn yếu, chưa chủ động trong công việc.

- Cơ sở vật chất mặc dù đã được trang bị nhưng vẫn còn thiếu nhiều cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về Tài nguyên và Môi trường, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn còn chưa được thường xuyên hoặc được ban hành song còn chậm, đôi khi còn thiếu sự đồng bộ dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó

việc tự giác nâng cao chuyện môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ còn yếu dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện và phối hợp.

4.6.2. Gii pháp nâng cao vai trò hot động ca Văn phòng đăng ký cp tnh

4.6.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình Văn phòng ĐKQSDĐ. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người SDĐ trong việc ĐKQSDĐ. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại Văn phòng ĐKQSDĐ thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để tìm ra những tồn tại, những mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, tìm ra giải pháp khắc phục.

4.6.2.2. Giải pháp về tổ chức

- Làm tốt công tác phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính theo chỉ đạo của Sở. Tiếp tục cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, điện thoại và các trang thiết bị.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức của Văn phòng ĐKQSDĐ, trong đó phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Văn phòng ĐKQSDĐ và các đơn vị liên quan; mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở, quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng ĐKQSDĐ và với các đơn vị có liên quan.

- Hoàn thiện quy chế làm việc của Văn phòng ĐKQSDĐ, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại Văn phòng ĐKQSDĐ.

- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tạo điều kiện để công chức, viên chức phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng năng chuyên môn và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.

4.6.2.3. Giải pháp về nhân lực

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKQSDĐ.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân;

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, người lao động, viên chức của cơ quan. Khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc.

4.6.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình của năm, quý, tháng của đơn vị, các phòng chức năng nhằm chủ động thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn

Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

4.6.2.5. Giải pháp về cơ chế

- Thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động một cách nhất quán và triệt để trong việc phân biệt cụ thể giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công với mục tiêu tạo sự thông thoáng trong các hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ.

- Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của Văn phòng ĐKQSDĐ. Văn phòng đăng ký thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc với tông diện tích tự nhiên là 353.172 ha, với dân số 1.150.797 người đến hết tháng 12/2013, là tỉnh có dân số đông. Do vậy vấn đề quản lý, sử dụng đất đai được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.Để việc quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả cao Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập theo Quyết định số 913/QĐ-UB ngày 23/5/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên,trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động, các giải pháp nâng cao hoạt động giai đoạn 2010-2013 của Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh Thái Nguyên rút ra được những kết luận sau:

Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đây là nhiệm vụ trọng tâm của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ tháng 1 năm 2010 đến hết tháng 12 năm 2013 văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã cấp được 733 GCN cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích là 7.501,715 ha.Thực hiện lập hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận chi các hôi gia đình trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh;

Về thủ tục hành chính, thực hiện quyền của người sử dụng đất: thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo trong giai đoạn này được hồ sơ của các tổ chức đến làm thủ tục đăng ký giao dịch đáp ứng nhu cầu vay vốn, thế chấp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh;

Công tác đo đạc chỉnh lý và chuyển hồ sơ địa chính từ dạng thuộc tính sang dạng số đã thược hiện trên địa bàn huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai và thành phố Thái Nguyên kết quả đo đạc chỉnh lý được 14.887 thửa, xây dựng cơ sở dữ liệu cho 44.970 thửa đất;

Công tác chỉnh lý biến động thường xuyên: văn phòng tiến hành thực hiện nhiệm vụ chỉnh lý thường xuyên của các tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên và chỉnh lý biến động với các hộ gia đình, cá nhân. Văn phòng đăng ký quyến sử dụng đất đã gửi thông báo biến động cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và UBND xã đối với 565 chủ sử dụng đất là

các tổ chức trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Định Hóa, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên bàng phần mềm Vilis 2.0

5.2. Kiến nghị

Từ kết luận trên, tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

1. Để công tác quản lý sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao hơn, đề nghị sở TN&MT cần tăng cường đầu tư vật chất, trang bị kỹ thuật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên

2. Do bản đồ địa chính các huyện, thị xã đo đạc những năm 1995 bằng công nghệ lạc hậu, đồng thời do quá trình đô thị hoá những năm gần đây phát triển mạnh, có sự biến động lớn về đất đai trên địa bàn tỉnh, do vậy công tác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2013. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)